Các loại lệ phí sang tên xe máy người mua xe cần phải biết

Các số liệu thống kê năm 2019 cho thấy Việt Nam có khoảng 48 triệu xe máy đang tham gia vào quá trình lưu thông. Đặc biệt, một phần không nhỏ trong số đó không phải là xe chính chủ, có nghĩa là phương tiện mà họ đang điều khiển có được do mua lại xe cũ, được tặng… Nghị định 100/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2020, theo đó mức xử phạt đối với người điều khiển phương tiện giao thông không chính chủ, không làm thủ tục sang tên đổi chủ tăng mạnh. Chính vì vậy, người điều khiển cần nhanh chóng mang xe máy đi làm thủ tục sang tên theo đúng quy định của Pháp luật. Trong số mới nhất ngày hôm nay Thosuaxe.info sẽ giới thiệu tới bạn đọc các loại lệ phí sang tên xe máy theo Luật mới nhất 2020. Hãy cùng theo dõi nhé!
Thủ tục sang tên xe máy tại Hà Nội
Thủ tục sang tên xe máy tại Hà Nội

Làm hồ sơ sang tên đổi chủ xe máy như thế nào?

Trước khi tiến hành làm thủ tục sang tên xe máy cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ bao gồm thông tin của người mua và người bán, các loại hợp đồng trao đổi, giấy chứng từ hợp lệ của chiếc xe mà bạn cần mua. Sau đó đến ngay Phòng cảnh sát giao thông để làm thủ tục và nộp lệ phí sang tên đổi chủ xe máy theo quy định của Pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, quy trình sang tên xe máy còn phụ thuộc vào việc bạn sang tên xe máy cùng hay khác Tỉnh. 

Thủ tục sang tên xe máy cùng tỉnh

Sang tên xe máy mất bao nhiêu tiền?
Sang tên xe máy mất bao nhiêu tiền?

Xem thêm: Giấy tờ xe máy gồm những gì? Các hình thức xử phạt theo quy định

Thủ tục mua bán và sang tên xe máy trong cùng một Tỉnh được thực hiện khá đơn giản và không làm mất nhiều thời gian của người mua và người bán. Lưu ý khi đến Phòng cảnh sát giao thông để làm giấy tờ cần thiết cho việc chuyển nhượng tên người sở hữu cần chuẩn bị:

  • Tờ khai đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe của chủ xe cũ
  • Giấy chứng từ xác nhận chuyển quyền sở hữu xe
  • Chứng nhận nộp phí trước bạ xe máy cũ
  • Bản chính và bản photo CMND/CCCD 
  • Sổ hộ khẩu (Để đối chứng giấy tờ trong trường hợp cần thiết)

Đối với Công An, Cảnh sát, học viên khối ngành Quân đội, Công An:

  • Các loại giấy giới thiệu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác
  • Giấy chứng minh CAND, QĐND (hoặc giấy xác nhận của Thủ trưởng đơn vị công tác)
  • Thẻ học viên hệ chính quy hoặc giấy giới thiệu của Nhà trường

Sau khi chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ trên, cần nộp các loại phí sang tên xe máy cũ theo đúng danh mục quy định về các khoản phí cần nộp cho Nhà nước. Chi phí sang tên xe máy sẽ được đề cập sau phần dưới đây. 

Thủ tục sang tên xe máy cũ khác tỉnh

Làm biển số xe máy bao nhiêu tiền?
Làm biển số xe máy bao nhiêu tiền?

Xem thêm: Thi bằng lái xe A2 có dễ không? Điều kiện để thi bằng A2 là gì?

Theo quy định của Pháp luật, thủ tục mua bán xe máy cũ khác tỉnh có phần phức tạp hơn mua bán trong cùng một TP. Bạn cần đến cả nơi đăng ký sử dụng xe máy của chủ xe cũ và nơi đăng ký xe thuộc Tỉnh/TP đang sinh sống để làm thủ tục, giấy tờ cần thiết. Ngoài ra, chi phí sang tên đổi chủ xe máy khác vùng khiến bạn tốn thời gian và mất nhiều tiền hơn vào các loại phí như: lệ phí đăng ký xe theo địa chỉ mới, phí ra biển số xe mới… Bạn nên cân nhắc thật kỹ nếu quyết định lựa chọn mua xe máy khác tỉnh nhé!

Việc sang tên đổi chủ xe máy gồm 2 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1: Di chuyển xe máy đến tỉnh, thành phố khác làm thủ tục sang tên

Như đã đề cập ở trên, bạn cần phải đến Phòng cảnh sát giao thông trực thuộc tỉnh, thành phố mà chủ xe máy cũ làm đăng ký sở hữu xe để tiến hành làm giấy xác nhận sang tên. Trong trường hợp khoảng cách địa lý, người mua xe chỉ cần xuất trình một số giấy tờ sau:

  • 2 tờ khai sang nhượng và di chuyển xe
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe của chủ sở hữu cũ
  • Chứng từ xác nhận chuyển nhượng quyền sở hữu xe
  • Quyết định điều động công tác của Thủ trưởng cơ quan (nếu có)
  • Sổ hộ khẩu

Giai đoạn 2: Đăng ký xe máy từ vùng khác chuyển đến tỉnh, thành phố hiện tại

Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký xe
  • Chứng từ xác nhận nộp phí trước bạ
  • Giấy khai sang tên, di chuyển xe
  • Giấy tờ xác nhận chuyển quyền sở hữu xe máy
  • Đầy đủ hồ sơ gốc của xe từ chủ sở hữu trước đó (nếu có)

Trên đây là những thủ tục cần thiết mà bạn cần chuẩn bị cho quá trình làm hồ sơ chuyển nhượng, sang tên xe máy theo quy định của nhà nước 2020.

Lệ phí sang tên đổi chủ xe máy

Nộp lệ phí sang tên đổi chủ xe máy đúng quy định
Nộp lệ phí sang tên đổi chủ xe máy đúng quy định

Sang tên xe máy bao nhiêu tiền, đăng ký xe máy bao nhiêu tiền là những câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc gửi tới cho Thosuaxe.info trong những ngày qua. Vậy hãy đi tìm hiểu cụ thể từng khoản phí mà bạn phải nộp khi mua xe máy cũ nhé!

  • Phí trước bạ xe máy: Đây là khoản phí bắt buộc bạn phải nộp cho cơ quan thuế để được xác nhận có quyền sở hữu hợp pháp và sử dụng tài sản cá nhân. Đối với xe máy mới mức phí trước bạ cần phải nộp là 2%, xe máy cũ là loại tài sản đã qua sử dụng vậy nên mức phí cần nộp chỉ là 1%.
  • Phí đổi biển số xe: Làm biển số xe máy bao nhiêu tiền? Trong trường hợp chiếc xe máy được sang nhượng trong một tỉnh, thành phố thì người sở hữu không cần nộp phí đổi biển số xe. Chỉ cần nộp phí đổi biển số nếu xe máy của bạn là biển 4 số cần đổi sang 5 số theo tiêu chuẩn. Mặt khác, nếu bạn mua xe khác vùng thì cần phải làm thủ tục đổi biển số xe. Chi phí đổi biển số xe máy là 50.000 đồng. 

Trên đây là bài viết của chúng tôi về thủ tục và chi phí sang tên xe máy theo quy định của pháp luật. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn một ngày tốt lành!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.