Tính kỷ luật là gì? Vai trò của tính kỷ luật trong đời sống

Sống có kỷ luật mang đến cho chúng ta nhiều giá trị tích cực. Vậy tính kỷ luật là gì? Người có kỷ luật là người như thế nào? Tính kỷ luật có vai trò gì đối với mỗi cá nhân? Cùng thosuaxe.info tìm hiểu về vai trò của tính kỷ luật là gì thông qua nội dung bài viết sau đây.

Kỷ luật là gì? Ví dụ

Kỷ luật là một lối sống tích cực mang đến nhiều giá trị cho con người. Kỷ luật là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ tạo nên những thành công trong cuộc việc và cuộc sống. Vậy tính kỷ luật là gì?

Tính kỷ luật là gì?

Kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách của con người bằng việc học cách kiên nhẫn trong thực hiện mọi mục tiêu với tính chất lâu dài. Tính kỷ luật là một đức tính quan trọng có khả năng làm chủ mỗi cá nhân trước những cám dỗ của sự tùy tiện. 

Khái niệm tính kỷ luật
Khái niệm tính kỷ luật

Ngày nay, trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, từ tổ chức đến cá nhân đều có những quy định riêng về kỷ luật bắt buộc chúng ta phải tuân theo. Và về lâu dài những quy định kỷ luật này có thể in sâu vào tâm trí con người làm thay đổi những thói quen, hành động một cách tích cực, từ đó tạo nên đức tính kỷ luật của con người.

Tính kỷ luật là gì? Tính kỷ luật hay lối sống kỷ luật là thái độ sống luôn hướng con người đến khuôn khổ công việc và hành vi sẽ thực hiện nhằm tạo ra sự tự chủ và mang đến sức mạnh của chính cá nhân trong vốn kinh nghiệm của bản thân.

Kỷ luật là đức tính đào tạo con người đi vào một lối sống và làm việc nền nếp, có trật tự có quy tắc. Trong đời sống, kỷ luật được tạo nên từ nền tảng của những chuẩn mực đạo đức xã hội cùng với thuần phong mỹ tục của đất nước. Đồng thời, kỷ luật cũng mang tính bắt buộc khi chúng được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ về tính kỷ luật

Để giúp bạn hiểu hơn về tính kỷ luật là gì, chúng tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ ngắn gọn như sau:

Ví dụ 1: Học sinh khi đến trường luôn phải chấp hành theo đúng quy định, kỷ luật của trường lớp như đi học đúng giờ, mặc đồng phục vào thứ 2, mang đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập,…

Ví dụ 2: Tôn trọng tài sản của mọi người, biết bảo vệ môi trường, bảo vệ của côn, ở nơi công cộng biết giữ gìn trật tự.

Vô kỷ luật là gì?

Trái với tính kỷ luật chính là vô kỷ luật. Vô kỷ luật là thái độ sống và làm việc không theo khuôn mẫu, phép tắc, không có quy tắc rõ ràng khiến hiệu quả công việc bị ảnh hưởng xấu. Những người vô kỷ luật thường làm việc theo kiểu “thích thì làm, thích đâu thì làm đó” gây nên nhiều hệ lụy cho cả bản thân và xã hội.

Vi phạm kỷ luật là gì?

Vi phạm kỷ luật dẫn đến những hệ quả xấu
Vi phạm kỷ luật dẫn đến những hệ quả xấu

Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể được xác định khi các nguyên tắc, kỷ luật chung bị phá vỡ. Vi phạm kỷ luật là gì? Đó chính là thái độ thực hiện nhiệm vụ, công việc trái ngược với các quy chế, quy tắc chung gây mất trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhằm đạt được những lợi ích riêng cho bản thân.

>>Xem thêm: Thành công là gì? Ý nghĩa của sự thành công trong cuộc sống

Thế nào là người có kỷ luật?

Một người sống có kỷ luật trước tiên sẽ biết cách sắp xếp và tự chủ cuộc sống của mình, họ biết điều tiết công việc để chúng không ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân. Người có tính kỷ luật thường giải quyết mọi việc rất nhanh gọn và hợp lý, giúp tiết kiệm thời gian của chính mình.

Tính kỷ luật được biểu hiện qua cách nhận thức và làm chủ hành vi của bản thân theo một khuôn khổ, quy tắc nhất định do bản thân hoặc cộng đồng đã đặt ra. Đương nhiên bạn sẽ không bị chi phối bởi bất cứ yếu tố bên ngoài nào khi đã sở hữu cho bản thân đức tính kỷ luật.

Người có tính kỷ luật luôn tự đề ra mục tiêu cho mình để không ngừng cố gắng, phấn đấu vươn lên đạt được thành tựu dựa trên quy định kỷ luật đó.

Tính kỷ luật thể hiện thông qua ý chí vững vàng và kiên cường, dù gặp gian nan hay khó khăn gì cũng quyết làm việc và sống theo kỷ luật; không vì những chông gai trước mắt mà phá vỡ nguyên tắc, làm trái kỷ luật.

Biểu hiện của người có tính kỷ luật
Biểu hiện của người có tính kỷ luật

Tính kỷ luật không chỉ được thể hiện qua cách nhân thức và làm việc mà còn có thể biểu hiện qua từng hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Một số biểu hiện của tính kỷ luật như ăn ở gọn gàng ngăn nắp; luôn sắp xếp thời gian để cân bằng giữa việc làm việc, học tập và nghỉ ngơi; Lối sống lịch sự với tất cả mọi người; không đùn đẩy công việc, không trì hoãn những vấn đề đã được lên kế hoạch thực hiện; làm việc theo đúng tiến độ đã định trước,…

Ngoài ra, sống có tính kỷ luật chỉ đơn giản là thực hiện theo đúng những quy định của nhà nước và pháp luật. Đương nhiên sống có kỷ luật không phải là sự cứng nhắc, máy móc trong mọi công việc, thay vào đó những người có tính kỷ luật thường dựa vào những quy định kỷ luật đó để sáng tạo và tìm ra phương án để giải quyết vấn đề tốt nhất với mục đích tốt đẹp nhất.

Vai trò của tính kỷ luật là gì trong đời sống?

Tính kỷ luật mang đến nhiều ý nghĩa và vai trò to lớn cho cả cá nhân và toàn xã hội. Kỷ luật giúp cho con người trở nên bản lĩnh hơn. Nhờ đó, năng lực của bạn sẽ được tập trung để hướng đến một mục tiêu cụ thể. 

Mỗi cá nhân đều tuân theo kỷ luật thì sẽ tạo nên một công đồng văn minh, làm việc có phép tắc, có khuôn mẫu, giúp đạt được hiệu quả trong công việc.

Tính kỷ luật góp phần làm cho đời sống xã hội của chúng ta được nâng lên, hạn chế được các tệ nạn trong xã hội và những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

Vai trò của tính kỷ luật trong đời sống
Vai trò của tính kỷ luật trong đời sống

Kỷ luật là nền tảng để tạo nên một bộ máy chính quyền vững mạnh và phát triển, là tấm gương sáng để mỗi cá nhân học tập và noi theo.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải thích tính kỷ luật là gì cũng như biểu hiện và vai trò của tính kỷ luật đối với mỗi cá nhân. Hy vọng những kiến thức này đã góp phần mang đến cho bạn góc nhìn sâu rộng hơn về ý nghĩa của đức tính kỷ luật, từ đó có thể trau dồi và rèn luyện lối sống kỷ luật cho bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.