Tư tưởng là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong đời sống. Vậy tư tưởng là gì, hệ tư tưởng là gì? Tư tưởng có vai trò gì đối với mỗi con người? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về bản chất của tư tưởng và hệ tư tưởng.
Contents
Tư tưởng là gì?
Tư tưởng của một người chính là yếu tố có thể định hướng thành tầm nhìn, suy nghĩ của họ. Vậy tư tưởng là gì? Tư tưởng có đặc điểm gì? Vì sao tư tưởng lại quan trọng đối với mỗi cá nhân?
Khái niệm tư tưởng là gì?
Tư tưởng là một danh từ thể hiện sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là những biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với những vấn đề về thế giới xung quanh. Khái niệm tư tưởng là gì được đề cập trong quá trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh như một thuật ngữ mang ý nghĩa khái quát của triết học.
Tư tưởng được định nghĩa là ý thức của một cá nhân hay một cộng đồng, tư tưởng bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm và được xây dựng trên nền tảng của triết học. Các khái niệm này phải có tính nhất quán; những quan điểm có khả năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cá nhân, giai cấp, một dân tộc, chúng được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và có thể dùng để chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.
Trên thực tế, quan điểm về tư tưởng là gì thường chỉ xuất phát từ những ý tưởng của các nhà tư tưởng có tầm nhìn sâu rộng. Tuy nhiên Không phải ai có ý tưởng đều được coi là một nhà tư tưởng, bởi lẽ Lênin đã cho rằng người được gọi là nhà tư tưởng phải là người biết cách giải quyết được những vấn đề chính trị, sách lược và tổ chức.
Đặc điểm của tư tưởng là gì?
Xét theo góc độ của triết học, tư tưởng có 3 đặc điểm chính sau đây:
- Thứ nhất, tư tưởng luôn gắn liền với lợi ích.
- Thứ hai, nếu trong một xã hội có giai cấp đối kháng thì tư tưởng sẽ mang tính giai cấp.
- Thứ ba, sự ra đời, tồn tại, phát triển hay mất đi của một tư tưởng đều gắn liền với sự tồn tại của xã hội; tư tưởng chịu sự quy định của tồn tại xã hội và của các quan hệ xã hội sinh ra nó.
Nhà tư tưởng là gì?
Nhà tư tưởng là cách gọi những người có tư tưởng và tầm nhìn cao. Các nhà tư tưởng vĩ đại họ đã có nhiều đóng góp cho xã hội, vì thế tư tưởng của họ có tầm ảnh hưởng rất lớn tới toàn xã hội loài người từ xa xưa cho tới nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc và thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh được đánh giá là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam ta. Đó là kết quả của sự vận dụng và phát triển một cách sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin áp dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta. Đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc với trí tuệ của thời đại để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Ngoài Hồ Chí Minh thì còn có một số nhà tư tưởng vĩ đại có thể kể đến như Các Mác, Nguyễn Trường Tộ, Khổng Tử,…
Công tác tư tưởng là gì?
Công tác tư tưởng là hoạt động của một giai cấp, một chính đảng có mục đích nhằm xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ tư tưởng; phổ biến và truyền bá hệ tư tưởng vào quần chúng. Đồng thời công tác tư tưởng còn bao gồm các hoạt động cổ vũ, động viên, lôi cuốn và thúc đẩy quần chúng có hành động tích cực và sáng tạo để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Theo nhà triết học Lênin, công tác tư tưởng có ba hình thái chủ yếu, đó là: hình thái lý luận, hình thái tuyên truyền và hình thái cổ động.
Đấu tranh tư tưởng là gì?
Đấu tranh tư tưởng, lý luận là một trong những nội dung cơ bản của đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc. Đấu tranh tư tưởng và cuộc đấu tranh giữ tư tưởng, lý luận vô sản và phi vô sản. Nó có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Bạn có thể hiểu khái niệm đấu tranh tư tưởng là gì chính là hình thái đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng. Cuộc đấu tranh này sẽ khắc phục những tư tưởng không đúng bằng hình thức phê bình và tự phê bình cá nhân, tập thể.
>>Xem thêm: Thành công là gì? Ý nghĩa của sự thành công trong cuộc sống
Hệ tư tưởng là gì?
Hệ tư tưởng là một hệ thống tập hợp những tư tưởng, quan điểm về các lĩnh vực khác nhau. Bàn về khái niệm hệ tư tưởng là gì, có một số quan điểm nổi bật như sau:
– Theo từ điển Bách khoa Việt Nam hệ tư tưởng là hệ thống những tư tưởng và quan điểm lý luận thể hiện sự nhận thức cũng như đánh giá hiện thực xung quanh, xuất phát từ những lợi ích xã hội thực tiễn nhất định. Bản chất của hệ tư tưởng là mang tính lý luận, nghĩa là chúng sẽ được hệ thống hóa một cách duy lý. Khác với tâm lý xã hội là gắn liền với cảm giác sống của ý thức đời thường, hệ tư tưởng lại bao gồm các quan điểm và tư tưởng về kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, đạo đức, pháp quyền, thẩm mỹ, triết học.
– Bên cạnh đó, hệ tư tưởng được giải thích trong cuốn từ điển tiếng Việt như sau: Hệ tư tưởng là hệ thống các tư tưởng và quan điểm, thường phản ánh quyền những lợi cơ bản khác nhau của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội.
– Trong cuốn từ điển Chính trị vắn tắt giải thích hệ tư tưởng là hệ thống các quan điểm và tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp lý, tôn giáo, triết học, nghệ thuật. Hệ tư tưởng mang tính giai cấp, đối với các hình thái đối kháng, hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền được gọi là hệ tư tưởng thống trị.
Có thể thấy rằng có khá nhiều các quan điểm nói về hệ tư tưởng, tuy có điểm khác nhau nhưng chúng vẫn có một vài điểm chung nhất định. Vì vậy khái niệm về hệ tư tưởng là gì hiện chỉ mang tính thống nhất tương đối.
Một số thông tin trong bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn giải đáp được tư tưởng là gì, hệ tư tưởng là gì. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn. Quý độc giả đừng quên tiếp tục ủng hộ thosuaxe.info để có thể cập nhật được nhiều tin tức mới nhanh nhất nhé.