Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối của các quốc gia trên thế giới. Bởi nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng. Vậy bạn hiểu ô nhiễm môi trường là gì? Thực trạng? Nguyên nhân? Hậu quả? Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường? Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi gợi ý ngay sau đây!

Ô nhiễm môi trường là gì?

Khái niệm

Ô nhiễm môi trường có thể hiểu đơn giản là tình trạng suy thoái của môi trường khi mà các chỉ số hóa lý cũng như sinh học thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế thì khái niệm này biểu thị sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống, có thể gây ra tác hại tức thời hoặc là lâu dài đối với sức khỏe của con người cũng như các loài động vật khác trên Trái Đất.

Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường

Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường đã dẫn đến các hệ lụy về ô nhiễm không khí, nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn… Ước tính thì tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày càng nhiều do sống trong môi trường bẩn.

Ô nhiễm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc là gián tiếp đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí nó còn làm biến đổi khí hậu, biến đổi hệ sinh thái như: làm băng tan chảy, làm cho nước biển dâng cao, làm đất bị xâm ngập mặn…

Phân loại

Theo như đánh giá của các chuyên gia về môi trường, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thì hiện chúng ta đang phải đối mặt với 7 loại ô nhiễm môi trường như sau:

  • Ô nhiễm môi trường đất: Là hiện tượng mà tại một khu vực đất bị nhiễm bẩn do các hóa chất hay các chất thải xả ra bên ngoài, ngấm vào trong lòng đất và gây ra tình trạng ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất
  • Ô nhiễm môi trường nước: Là tình trạng mà các chất thải, hóa chất độc hại thải trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ mà không được xử lý một cách nghiêm ngặt. Từ đó khiến cho nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc vô cùng độc hại. Ô nhiễm môi trường đã khiến cho rất nhiều loài sinh vật biển hay động vật bị suy giảm. Ngoài ra, kéo theo đó còn là vấn đề về sức khỏe của con người khi bị ảnh hưởng một cách trầm trọng.
  • Ô nhiễm không khí: Khói thải từ các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp hay các phương tiện giao thông xả ra bên ngoài môi trường với một tần suất lớn và dày đặc là nguyên nhân khiến cho môi trường bị ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
  • Ô nhiễm tiếng ồn: Là một dạng ô nhiễm gây ra khá nhiều phiền phức cho cuộc sống của chúng ta. Ô nhiễm tiếng ồn có thể đến từ chính tiếng còi xe inh ỏi của các phương tiện tham gia giao thông, các công trình xây dựng hay các hoạt động sửa chữa và khai thác…
  • Ô nhiễm tầm nhìn: Là hiện tượng mà cuộc sống của chúng ta bị cản trở tầm nhìn bởi các yếu tố từ các công trình, tòa nhà cao tầng, sương mù dày đặc hay bụi mịn…. Từ đó tạo ra cảm giác khó chịu cho con người.
  • Ô nhiễm nhiệt: Là hiện tượng nhiệt độ của nguồn nước bị thay đổi hay bị giảm sút chất lượng. Khi mà mực nước dâng cao và tiếp xúc gần với ánh sáng mặt trời thì sẽ làm thay đổi nhiệt độ.
Ô nhiễm nhiệt
Ô nhiễm nhiệt
  • Ô nhiễm ánh sáng: Tình trạng ô nhiễm này thường xảy ra ở các quốc gia trên thế giới và tại các thành phố lớn, ở nơi mà các tòa nhà cao tầng, các trung tâm thương mại hay siêu thị có nhiều ánh đèn màu đan xen vào nhau với một số lượng lớn. Điều này đã khiến cho chúng ta bị lóa mắt, gây ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn của những người tham gia giao thông.

Thực trạng

Ô nhiễm môi trường hiện là vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới và ở cả Việt Nam. Tại nước ta thì thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày một nghiêm trọng.

Theo như một báo cáo và thống kê cho thấy thì tại Việt Nam có tới 183 khu sản xuất công nghiệp thì có khoảng 60% chưa được trang bị hệ thống xử lý nước thải, rác thải và khí thải. Từ đó làm ảnh hưởng tiêu cực đến với cuộc sống của con người cũng như động – thực vật.

Ô nhiễm môi trường tại nước ta
Ô nhiễm môi trường tại nước ta

Bên cạnh đó, tại các khu đô thị thì chỉ có khoảng 60% – 70% các chất thải rắn được thu gom lại. Các nguồn thoát nước, xử lý nước thải thì thường không được xử lý mà chúng bị xả trực tiếp ra bên ngoài môi trường.

Ở trên thế giới thì đa số các quốc gia đều gặp phải nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến ô nhiễm môi trường. Theo đó thì có 5 quốc gia được đánh giá là có mật độ ô nhiễm nặng nề cũng như nguy hiểm nhất hiện nay, đó là:

  • Indonesia: Theo ghi nhận thì hàng năm đất nước này có tới 123.753 người tử vong do ô nhiễm không khí; khoảng 60.040 người tử vong vì ô nhiễm nguồn nước và 32.850 người tử vong do tiếp xúc với các khí thải. Điều này đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó phải kể đến đó chính là vấn nạn phá rừng cao (lên đến 40% trong vòng 50 năm qua).
  • Nhật Bản: Được biết đến là một quốc gia đáng sống ở trên thế giới nhưng vì sự đô thị hóa, công nghiệp hóa hay sự lạc hậu trong việc xây dựng hệ thống thoát nước cùng với các chính sách khác đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ở quốc gia này.
Ô nhiễm môi trường tại Nhật
Ô nhiễm môi trường tại Nhật
  • Trung Quốc: Với số dân đông bậc nhất thế giới, cùng với đó là nhiều hoạt động kinh doanh và sản xuất đã khiến cho quốc gia này phải sống trong tình trạng bụi mịn cực kỳ độc hại, cùng với hàm lượng CO2 cực cao.
  • Mỹ: Tuy là một trong những cường quốc lớn trên thế giới nhưng Mỹ lại có mức độ ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Người ta đã ước tính có đến khoảng 50% chất độc ở trong không khí đã gây ra vấn đề ô nhiễm không khí tại quốc gia này. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xảy ra hiện tượng tử vong đường hô hấp.
  • Ấn Độ: Tại nhiều khu vực của đất nước này, thậm chí là nhiều người dân còn đang phải sử dụng nguồn nước bẩn mỗi ngày. Trong một kết quả phân tích mẫu nước thì người ta đã thấy được hàm lượng vi khuẩn Coli cao đến hơn 3000%. Ô nhiễm môi trường cũng đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nền nông nghiệp cũng như năng suất lúa của quốc gia này.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Hoạt động của con người

Việc sử dụng nước trong đời sống hàng ngày đã tạo ra nhiều chất thải dễ phân hủy như là dầu mỡ, chất rắn hay vi khuẩn… từ các hoạt động của cá nhân, cơ quan, các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện… Thông thường thì nước từ những nguồn này sẽ không được xử lý mà nó sẽ được thải trực tiếp ra các ao, hồ, sông…

Ô nhiễm môi trường do các hoạt động của con người
Ô nhiễm môi trường do các hoạt động của con người
  • Yếu tố tự nhiên

Sự sạt lở đất từ các dãy núi, bờ sông kéo theo nước lũ, đất và mùn làm giảm chất lượng của nước. Khói bụi từ việc phun trào núi lửa kèm theo đó là mưa rơi xuống. Ô nhiễm môi trường nước còn được bắt nguồn từ việc hòa tan chất muối khoáng với nồng độ quá cao, trong đó có cả chất gây ung thư như là Arsen, Fluor và các kim loại nặng…

Phân hủy cơ thể các sinh vật sống tạo thành chất hữu cơ tiếp xúc với đất và từ đó tiếp tục lan xuống mạch nước ngầm.

Xác các sinh vật chết trôi nổi cũng đóng góp vào việc gây ô nhiễm nguồn nước trực tiếp. Đặc biệt, khi có hệ thống liên kết giữa các dòng nước như ao, hồ, kênh rạch… thì khi có thiên tai hay thảm họa tự nhiên như là lũ lụt, mưa bão… sẽ làm cho rác thải dễ dàng bị cuốn trôi và lan tỏa một cách nhanh chóng, khó có thể kiểm soát.

  • Chất thải từ các phương tiện tham gia giao thông

Trong tổng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường thì khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới trên đường bộ chiếm vị trí hàng đầu. Trong các loại phương tiện tham gia giao thông thì xe máy, xe gắn máy chiếm tỷ lệ cao nhất và nó cũng là nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn nhất.

Ô nhiễm môi trường do chất thải của các phương tiện giao thông
Ô nhiễm môi trường do chất thải của các phương tiện giao thông

Các chuyên gia cũng cho biết rằng các loại phương tiện giao thông này sử dụng xăng và dầu diesel làm nhiên liệu. Vậy nên quá trình rò rỉ, bốc hơi hay việc đốt cháy nhiên liệu sẽ tạo ra nhiều loại khí độc như: VOC, Benzen, Toluen…

  • Chất thải ở các nhà máy và xí nghiệp

Thực tế thì chi phí đầu tư cho trang thiết bị và quy trình xử lý chất thải, khí thải là rất lớn. Vì vậy mà ít công ty thực hiện biện pháp xử lý hoặc thậm chí trong trường hợp có khu vực xử lý thì vẫn sẽ có một phần chất thải được xả trực tiếp ra bên ngoài môi trường do lượng chất thải này quá lớn và không thể xử lý hết.

  • Chất độc hóa học hay chất bảo vệ thực vật

Các loại thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật thường được sử dụng rộng rãi. Sau khi sử dụng xong thì các chai lọ, bao bì chứa thuốc thường sẽ bị vứt bỏ một cách không cẩn thận hay thậm chí là được vứt trực tiếp xuống nước. Những lượng hóa chất dư thừa này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước khi mà nó thấm vào nước ngầm hay vào đất trong khu vực đó.

Ô nhiễm môi trường do các chất bảo vệ thực vật
Ô nhiễm môi trường do các chất bảo vệ thực vật
  • Các nguyên liệu hóa thạch dùng để đun nấu

CO2 chính là nguyên nhân gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính hàng đầu và được mô tả là nguồn ô nhiễm khí hậu nghiêm trọng nhất. Hàng tỷ tấn CO2 đã được thải ra môi trường hàng năm thông qua việc đốt các nhiên liệu hóa thạch. Nồng độ CO2 ở trong không khí của trái đất đang được tăng lên mỗi ngày. Vì vậy mà cần phải có các biện pháp hạn chế việc thải khí này ra bên ngoài môi trường sống.

  • Phóng xạ

Tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có nguyên nhân từ chính chất phóng xạ. Nó xuất phát từ các vụ nổ hạt nhân, chiến tranh hay sự phân rã tự nhiên của radon.

Ô nhiễm môi trường do phóng xạ
Ô nhiễm môi trường do phóng xạ

Hậu quả của ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường đã gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm này có tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người, môi trường sống hoặc là gây ra các vấn đề về kinh tế – xã hội (tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của nó).

Đối với sức khỏe con người

Sự ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp thông qua việc ăn uống và tiếp xúc với các hạt mịn có trong không khí bị ô nhiễm. Những hạt mịn này sẽ xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể, đặc biệt là vào phổi và hệ thống tim mạch. Từ đó có thể dẫn đến các căn bệnh như đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay các vấn đề về nhiễm trùng đường hô hấp cùng với nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: tiêu chảy, viêm gan, dịch tả, thiếu máu…

Ô nhiễm môi trường sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp
Ô nhiễm môi trường sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp

Đối với môi trường sống

Các ngành công nghiệp, giao thông vận tải hay các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu rắn hay chạy bằng than đều là những nguồn chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí.

Tình trạng ô nhiễm không khí hiện đang gia tăng với tốc độ đáng lo ngại, gây tác những động đáng kể đến nền kinh tế cũng như là chất lượng cuộc sống của con người. Hậu quả của ô nhiễm môi trường có thể kể đến như: hiện tượng mưa axit, ảnh hưởng đến khả năng sống hay sự phát triển của các loài động – thực vật.

Đối với nền kinh tế – xã hội

Ô nhiễm môi trường cũng tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho khía cạnh kinh tế – xã hội. Môi trường ô nhiễm thì sẽ tác động đến cảnh quan của đất nước, có thể gây ra những cản trở cho sự phát triển của ngành du lịch. Đồng thời, các chi phí xử lý ô nhiễm môi trường cũng trở nên đáng kể, làm ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia.

Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến cảnh quan
Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến cảnh quan

Ví dụ: Việc làm sạch sông Tô Lịch tại Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn và mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng nó vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường nếu như không có những biện pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm, nặng nề. Một số giải pháp mà chúng ta có thể áp dụng để cải thiện chất lượng của môi trường như:

  • Vứt rác đúng nơi quy định, phân loại cũng như xử lý rác thải trước khi xả ra bên ngoài môi trường.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm được làm từ chất liệu nhựa. Nên chuyển dịch xu hướng sang sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, dễ phân hủy.
Hạn chế sử dụng các đồ bằng nhựa
Hạn chế sử dụng các đồ bằng nhựa
  • Không nên sử dụng các hóa chất tẩy rửa có nồng độ mạnh, giảm thiểu việc sử dụng các loại thuốc như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu… trong trồng trọt.
  • Tích cực dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa cũng như khu vực mình đang sinh sống. Trồng thêm cây xanh để góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc.
  • Nâng cao ý thức và thực hiện tuyên truyền để bảo vệ môi trường cho người dân.
  • Xử lý triệt để các hành vi xả thải mà chưa qua xử lý ra bên ngoài môi trường sống. Đặc biệt là ở các khu vực như nhà máy sản xuất, xí nghiệp…
  • Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như máy năng lượng mặt trời 100% không sử dụng điện năng…

Ô nhiễm môi trường vẫn đang là một thực trạng cấp bách ở trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để cho môi trường được cải thiện thì mỗi người trong chúng ta cần phải nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.