Dũng cảm là gì? Dẫn chứng? Biểu hiện và cách rèn luyện

Dũng cảm được coi là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Dũng cảm chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Vậy bạn có biết dũng cảm là gì không? Biểu hiện và ý nghĩa của lòng dũng cảm là gì? Cách rèn luyện? Ví dụ về lòng dũng cảm? Hãy cùng chúng tôi nghị luận về lòng dũng cảm ngay sau đây nhé!

Dũng cảm có nghĩa là gì?

Dũng cảm có thể hiểu là sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dám đương đầu với những hiểm nguy để bảo vệ, vươn đến cái thiện, cái chính nghĩa và những chân lý tốt đẹp trong cuộc sống.

Dũng cảm - dám đương đầu với khó khăn, thử thách
Dũng cảm – dám đương đầu với khó khăn, thử thách

Người có lòng dũng cảm thì sẽ dám vượt qua những nỗi sợ hãi của bản thân để đương đầu với những khó khăn, thử thách. Thậm chí họ có thể đặt bản thân mình vào trong nguy hiểm để vươn đến cái thiện.

Tuy nhiên, dũng cảm không phải là sự liều lĩnh. Bởi liều lĩnh là hành động một cách thiếu sáng suốt hoặc là khi ai đó đang rơi vào đường cùng. Vì vậy mà liều lĩnh có thể dẫn con người ta đến với những việc làm sai trái, mù quáng hoặc là đặt bản thân mình vào tình huống nguy hiểm. Còn với lòng dũng cảm thì đòi hỏi bản thân cần phải có những suy nghĩ thấu đáo, chín chắn, có ý chí cùng sự quyết tâm.

Dẫn chứng về lòng dũng cảm là gì?

Chị Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu ngay cả khi đứng trước họng súng của quân địch nhưng vẫn cất cao tiếng hát. Cô nói: “Không cần bịt mắt tôi, hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn thấy đất nước thân yêu và tôi có đủ can đảm để nhìn vào họng súng các người”.

Nữ anh hùng Võ Thị Sáu
Nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Khi thực dân Pháp đưa chị Sáu ra pháp trường để xử bắn thì chị Sáu vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu mà không hề run sợ trước họng súng của kẻ thù. Tại pháp trường, trước khi bị xử bắn thì chị Võ Thị Sáu đã yêu cầu không bịt mắt và hô to: “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Tấm gương hy sinh của nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu là tấm gương sáng về lòng dũng cảm, sẵn sàng vì nước, vì dân chiến đấu với kẻ thù đến cùng. Sự hy sinh cao cả đó cũng đã trở thành biểu tượng cao đẹp, cổ vũ tinh thần cho lớp lớp thanh niên cả nước đứng lên để chiến đấu trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta.

Chị La Thị Tám

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt thì chị La Thị Tám trong đội hình của tiểu đội 10 – Đại đội 2 – Giao thông vận tải vẫn luôn đứng trên một quả đồi cao, nằm ở phía trái của ngã ba Đồng Lộc.

Người anh hùng La Thị Tám
Người anh hùng La Thị Tám

Vào những lúc mà máy bay Mỹ ném bom thì chị Tám sẽ đếm số lượng bom mà kẻ thù đã trút xuống. Chị phải nhìn thật tinh, hết sức tập trung xem có bao nhiêu quả đã rơi, bao nhiêu quả đã nổ hay những quả chưa nổ thì rơi ở khu vực nào để khi máy bay đi khỏi thì chạy đến cắm tiêu và chờ bộ đội công binh đến rà phá.

Hiện lên giữa bom đạn Mỹ mù trời chính là một người con gái nhỏ nhắn, dũng cảm, kiên trung. Giữa cái sống và cái chết thật mong manh nhưng miệng vẫn luôn nở nụ cười. Vậy nên đoàn xe nào đi qua khu vực này cũng đều được nghe kể về người con gái kiên trung ấy.

Anh Kim Đồng

Anh hùng trẻ tuổi Kim Đồng sinh năm 1928, tên khai sinh là Nông Văn Dền và là một thiếu niên người dân tộc Tày. Từ năm 1940 thì ở quê của anh Dền đã có phong trào cách mạng. Anh Dền được anh trai và các anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng từ rất sớm.

Anh hùng dân tộc Kim Đồng
Anh hùng dân tộc Kim Đồng

Dền cũng đã theo các anh làm các công việc như: canh gác hay chuyển thư từ… Và sau này trở thành một liên lạc viên đáng tin cậy của tổ chức Đảng. Anh đã rất nhanh chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ hay đưa đường cho cán bộ vượt qua sự bao vây cũng như canh gác của quân địch.

Vào năm 1943, trong một lần không may khi bị quân địch phát hiện tại vùng Pắc Pó thì anh Dền đã nhanh trí dụ địch nổ súng vào phía mình để cho bộ đội ta có thể chạy thoát. Tuy nhiên do địch phục kích với số lượng quá đông nên cuối cùng Dền đã trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ khi anh chỉ mới 15 tuổi.

Biểu hiện của lòng dũng cảm là gì?

Trong cuộc sống

Trong cuộc sống thì lòng dũng cảm có thể được thể hiện thông qua hành động hoặc lời nói, cụ thể:

  • Vượt qua nỗi sợ của bản thân

Dũng cảm là khi mà bạn vượt qua được nỗi sợ của bản thân. Nói rộng hơn thì dũng cảm là lúc mà bạn dám bước ra khỏi vòng an toàn của bản thân để đương đầu với những khó khăn, thử thách và hiện thực hóa ước mơ, hoài bão của mình.

Dũng cảm vượt qua nỗi sợ của bản thân
Dũng cảm vượt qua nỗi sợ của bản thân

Ví dụ: Ước mơ của bạn là trở thành một doanh nhân tài giỏi nhưng bạn lại sợ những sai lầm và thất bại. Điều này sẽ khiến cho bạn e dè khi bắt đầu thực hiện một điều gì đó. Ngay cả khi đã lên kế hoạch cho sự nghiệp của mình thì sự hèn nhát cũng sẽ níu chân bạn lại. Đây cũng chính là lúc mà bạn cần đến sự dũng cảm và sự can đảm.

Sẵn sàng giúp đỡ người khác

Dũng cảm là khi mà bạn dám đứng lên để bảo vệ cũng như giúp đỡ những người yếu thế hơn mình. Thực tế đã có rất nhiều những tấm gương thể hiện cho lòng dũng cảm.

Ngoài ra, dũng cảm còn có thể được thể hiện thông qua hành động hy sinh vì tập thể, vì tổ chức, vì đất nước và vì nhân loại.

Dùng lời nói chân thành

Bạn không cần phải thực hiện những hành động anh hùng hay xả thân cứu người thì mới được coi là dũng cảm. Đôi khi dũng cảm chỉ đơn giản đó là một lời an ủi, động viên nhưng nó lại mang đến sức mạnh cứu rỗi cả một con người. Điểm khác biệt ở đây là bạn có đủ can đảm để nói ra được những điều ấy hay không bởi vì không phải ai cũng làm được điều này.

Dũng cảm thể hiện qua lời nói
Dũng cảm thể hiện qua lời nói

Ví dụ: Khi bạn đang chìm đắm trong cảm giác stress về cuộc sống, về công việc thì bạn nhận được lời động viên từ bố mẹ. Có thể chính bố mẹ của bạn cũng đang phải trải qua nhiều áp lực nhưng chính việc dũng cảm đối mặt với nó, tìm kiếm những điều tích cực và giúp cho con cái có thêm động lực, niềm tin lại là điều rất tuyệt vời.

Trong công việc

Trong công việc thì lòng dũng cảm cũng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như:

  • Dám nêu ra ý kiến của mình

Môi trường văn phòng, công sở thường được biết đến với nhiều tình huống phức tạp khiến cho con người ta dễ bị căng thẳng, stress. Sự dũng cảm đôi khi được thể hiện thông qua việc bạn có dám đứng lên để nêu ý kiến của bản thân hay bảo vệ ý kiến mà mình cho là đúng hay không. Đây cũng chính là một biểu hiện của lòng dũng cảm, can đảm mà mỗi người cần phải có.

Người dũng cảm dám nói lên suy nghĩ của bản thân
Người dũng cảm dám nói lên suy nghĩ của bản thân
  • Không bao giờ bỏ cuộc

Khó khăn, thử thách chính là điều không thể tránh khỏi trong công việc của mỗi người. Người dũng cảm thì sẽ không vì những rào cản này mà nản chí hoặc là bỏ cuộc mà họ sẽ biến chúng trở thành cơ hội để rèn luyện bản thân. Hay nói cách khác họ coi nó là “bàn đạp” để đến gần hơn với thành công. Khi mà bạn đã cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề, hoàn thành các công việc cũng như nhiệm vụ được giao phó thì chắc chắn bạn sẽ nhận lại được đánh giá tích cực cùng với những thành quả đáng giá.

  • Dũng cảm thừa nhận sai lầm

Điểm khác biệt giữa người dũng cảm, can đảm với người tự kiêu, tự đại trong công việc chính là có dám thừa nhận sai lầm của mình hay không. Việc chấp nhận thiếu sót của bản thân cũng cần rất nhiều đến sự dũng cảm và không phải ai trong chúng ta cũng làm được.

Người dũng cảm là người dám thừa nhận sai lầm
Người dũng cảm là người dám thừa nhận sai lầm

Cách rèn luyện lòng dũng cảm

Không phải ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đã có lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm có thể được rèn luyện theo thời gian bằng một số cách dưới đây:

  • Đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân: Hãy thử đối mặt với những tình huống đáng sợ nhỏ trước để bản thân cảm thấy tự tin hơn.
  • Hành động một cách quyết đoán: Hãy tập cho mình cách đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và hành động theo đúng với quyết định của mình.
  • Luyện tập sự kiên nhẫn: Trong cuộc sống thì có rất nhiều thử thách, khó khăn, và để vượt qua được chúng thì bạn cần phải có được sự kiên nhẫn. Hãy luyện tập chịu đựng cũng như kiên nhẫn trong những tình huống khó khăn.
  • Học hỏi từ người dũng cảm: Hãy tìm kiếm những người đã từng vượt qua thử thách, khó khăn và học hỏi từ họ. Tìm hiểu câu chuyện của họ và cách mà họ đã đối mặt với nó để bạn có thể lấy động lực và cảm hứng cho bản thân.
Học hỏi từ những tấm gương dũng cảm
Học hỏi từ những tấm gương dũng cảm
  • Làm những việc mà bạn sợ hãi: Hãy thử làm những việc mà bạn sợ hãi và đối mặt với nỗi sợ hãi của chính mình. Khi mà bạn thực hiện những điều này và vượt qua được sự sợ hãi thì bạn sẽ cảm thấy tự tin và dũng cảm hơn rất nhiều.
  • Tập trung vào mục tiêu: Để trở nên dũng cảm hơn bạn cần phải có mục tiêu rõ ràng và tập trung nỗ lực để có thể đạt được nó. Nếu như bạn biết mình đang làm gì và tại sao bạn làm điều đó thì bạn sẽ tự tin và dũng cảm hơn.
  • Tôn trọng bản thân: Hãy tin vào khả năng của chính mình và đánh giá bản thân dựa trên những nỗ lực cũng như thành công của mình, chứ không phải là dựa trên những lời đánh giá hay suy nghĩ tiêu cực của người khác.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình đối mặt với những tình huống khó khăn. Vậy nên hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè hoặc là những người có kinh nghiệm để có thêm động lực và sự giúp đỡ.
  • Luôn mở lòng để học hỏi: Dũng cảm không chỉ đến từ kinh nghiệm mà nó còn đến từ việc học hỏi và cải thiện bản thân. Hãy luôn mở lòng để học hỏi từ những sai lầm và thử thách để bản thân dũng cảm hơn và đạt được mục tiêu của của mình.
  • Thử thách bản thân: Để trở nên dũng cảm thì bạn cũng cần thường xuyên thử thách bản thân và vượt qua giới hạn của chính mình. Hãy tìm đến những thử thách mới để đối mặt và vượt qua chúng. Điều này sẽ giúp bạn tăng thêm niềm tin vào bản thân và trở nên dũng cảm hơn.
Thử thách bản thân
Thử thách bản thân
  • Làm việc chăm chỉ: Làm việc chăm chỉ và kiên trì để đạt được mục tiêu của mình cũng là cách giúp bạn dũng cảm hơn. Hãy tập trung vào công việc và không ngừng nỗ lực để ngày càng cải thiện bản thân. Chỉ khi mà bạn làm việc chăm chỉ và đạt được thành công thì bạn mới cảm thấy tự tin và dũng cảm đối mặt với mọi thứ.
  • Luôn giữ tâm trạng tích cực: Hãy luôn giữ cho mình tâm trạng tích cực và lạc quan. Hãy tập trung vào những điều tích cực và tìm cách để giải quyết những vấn đề khó khăn một cách tích cực. Khi mà bạn giữ tâm trạng tích cực thì bạn sẽ cảm thấy tự tin và dũng cảm hơn để đối mặt với nó.
  • Học từ những thất bại: Bạn cần học hỏi từ những thất bại của chính mình. Thất bại không phải là một thứ gì đó đáng sợ mà nó là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển bản thân. Hãy chấp nhận thất bại và học hỏi từ nó để bản thân trở nên mạnh mẽ và dũng cảm hơn.
  • Học cách giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng chính là một trong những kỹ năng quan trọng để bạn trở nên dũng cảm. Học cách phân tích vấn đề, đặt ra các giải pháp và thực hiện chúng một cách kiên trì, quyết tâm.
  • Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý: Bạn cần phải thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ thì tâm trạng và sức khỏe mới tốt, giúp bạn thêm tự tin và dũng cảm hơn. Hãy dành thời gian cho những hoạt động thư giãn yêu thích của bản thân và đảm bảo rằng bạn được nghỉ ngơi đầy đủ để có đủ năng lượng đối mặt với mọi tình huống.

Dũng cảm được coi là một trong những đức tính cần thiết ở mỗi người. Lòng dũng cảm không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà nó còn giúp truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn rèn luyện được cho mình lòng dũng cảm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.