Quản trị chiến lược là gì? Tìm hiểu vai trò của quản trị chiến lược 

Quản trị chiến lược đóng vai trò rất quan trọng trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Vậy bạn đã biết quản trị chiến lược là gì? Quản trị chiến lược có vai trò gì đối với doanh nghiệp? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để nắm rõ kiến thức về quản trị chiến lược.

Quản trị chiến lược là gì?

Quản trị chiến lược là tổng hợp các hoạt động, quá trình đang diễn ra mà doanh nghiệp dùng để phối hợp và đồng bộ hóa các nguồn lực, hành động với sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược xuyên suốt một cách có hệ thống.

Các hoạt động quản trị chiến lược sẽ biến những dự định, kế hoạch nằm trên giấy thành một hệ thống gồm các hoạt động có khả năng cung cấp thông tin phản hồi về những kết quả đã đạt được. Qua đó, nhà quản trị sẽ có đánh giá, nhận định và quyết định  thực thi để giúp kế hoạch đó phát triển hơn, đạt được nhiều thành tựu hơn.

Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển
Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển

Khi bàn về quản trị chiến lược là gì, người ta nhận định rằng công việc này nhằm giải quyết 3 nhiệm vụ chính, gồm có: thiết lập mục tiêu với vai trò xác định định hướng trung hạn, dài hạn của doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch để tìm ra phương án thích hợp nhất để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra; bố trí, phân bổ nguồn lực chính là xác định các công cụ, phương tiện cần thiết để doanh nghiệp có thể đi đến đích.

Quy trình triển khai quản trị chiến lược

Quy trình triển khai quản trị chiến lược là gì? Để quản trị chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu ban đầu, nhà quản trị cần phải thực hiện đúng theo quy trình 4 bước sau đây:

  • Phân tích tình hình: Phân tích cả môi trường bên trong và bên ngoài để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại. Từ đó suy ra được những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp có thể đạt được hoặc mắc phải trong quá trình thực thi chiến lược. Phân tích tình hình không chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế mà cần phải có sự bao quát cả về chính trị, văn hóa, xã hội, công nghệ,…
  • Xây dựng chiến lược: Thực hiện một cách bài bản và có hệ thống từ việc xác lập tầm nhìn, sứ mệnh, cho đến việc thiết lập các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sau đó đề xuất chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn.
  • Thực thi chiến lược: Bước vào tiến hành triển khai thực thi chiến lược đã đề ra bằng các chương trình hành động. Cần đảm bảo nguồn nhân lực, ngân sách, quy trình thực hiện.
Triển khai quản trị chiến lược cần có quy trình rõ ràng
Triển khai quản trị chiến lược cần có quy trình rõ ràng
  • Đánh giá và kiểm soát: Dựa vào kết quả sau khi thực thi để nghiên cứu và đánh giá chất lượng chiến lược. Từ đó đưa ra các phương án đề xuất thay thế, điều chỉnh phù hợp để nâng cao hiệu quả công việc.

Vai trò của quản trị chiến lược là gì?

Quản trị chiến lược góp phần giúp các doanh nghiệp xác định được tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh và mục tiêu một cách rõ ràng và chi tiết, đó chính là nền tảng để nhà quản trị doanh nghiệp có cơ sở để lên kế hoạch, chiến lược cho từng hành động, mục tiêu. 

Vai trò của quản trị chiến lược là gì? Dựa vào đó, nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng của thị trường và xác định được hướng đi trong tương lai của doanh nghiệp.

Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp có các chiến lược tốt, có khả năng thích nghi với môi trường. Chiến lược sẽ bao gồm các giải pháp tổng quan mang tính chất định hướng để doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu trong dài hạn. 

Quá trình quản trị chiến lược, nhà quản trị sẽ được quan sát và xác định được những biến động không ngừng của thị trường để đưa ra những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết. Do đó doanh nghiệp có thể thích nghi với môi trường nhanh chóng với các chiến lược kinh doanh chất lượng.

Vai trò của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp
Vai trò của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp

Quản trị chiến lược là yếu tố giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định. Điều này nhằm ứng dụng kịp thời các cơ hội đồng thời ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro từ môi trường bên ngoài. Thông qua quản trị chiến lược doanh nghiệp sẽ phát huy các điểm mạnh cùng với đó là giảm thiểu các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp. 

Quản trị chiến lược là một hệ thống thống nhất nên góp phần giúp cho doanh nghiệp hoạt động theo quy trình chặt chẽ và chính xác hơn, nâng cao chất lượng công việc, đạt được nhiều thành công hơn. Quản trị chiến lược đóng vai trò là nền tảng vững chắc đã được nghiên cứu, phân tích trước khi đưa vào thực thi. Do đó các hoạt động kinh doanh khi được quản trị sẽ chất lượng hơn, mang đến hiệu quả tốt hơn.

Một số câu hỏi liên quan

Hoạch định chiến lược là gì?

Hoạch định chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược và phân tích môi trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu, phân tích và lựa chọn các chiến lược thay thế và phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức. 

Thông thường các doanh nghiệp sẽ có các loại hoạch định chiến lược sau đây:

– Hoạch định chiến lược marketing: Là việc xây dựng chiến lược marketing và xác định các biện pháp cụ thể nhắm vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Mục đích của việc này là để xác lập, duy trì cũng như phát triển các đơn vị kinh doanh, các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là gia tăng lợi nhuận.

– Hoạch định chiến lược PR: Là việc trình bày những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra; những cách thức và nguồn lực cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó; lộ trình cũng như các bước triển khai trong từng nội dung và giải pháp tiến hành.

Hoạch định chiến lược nhằm xác định mục tiêu cho doanh nghiệp
Hoạch định chiến lược nhằm xác định mục tiêu cho doanh nghiệp

– Hoạch định chiến lược bán hàng: Công việc này góp phần không nhỏ vào chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược bán hàng phải tập trung trả lời các câu hỏi gồm có: Doanh nghiệp bán sản phẩm gì? Bán sản phẩm như thế nào? Doanh nghiệp bán sản phẩm bằng công cụ gì?

– Hoạch định chiến lược kinh doanh: Đóng vai trò trong việc xây dựng một bản chiến lược dài hạn cho tương lai của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ áp dụng quy trình hoạch định để xác định được mục tiêu và các chiến lược cần thiết, đồng thời sử dụng hệ thống quản lý hiệu suất nội bộ để giám sát, đánh giá tiến độ công việc nhằm hoàn thành mục tiêu đó.

– Hoạch định chiến lược nhân sự: Là công việc thực hiện bao gồm các chính sách và hoạt động liên quan đến nguồn nhân lực được phân chia cho các nhóm công việc cụ thể. Hoạch định chiến lược nhân sự có vai trò đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động công việc.

>>Xem thêm: CEO là gì? Làm sao để trở thành CEO?

Kế hoạch chiến lược là gì?

Kế hoạch chiến lược được biết đến là một văn bản có trách nhiệm truyền đạt tới toàn bộ doanh nghiệp các mục tiêu, và hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Ngoài ra kế hoạch chiến lược còn bao gồm cả những yếu tố quan trọng khác có thể phát sinh trong quá trình hoạch định chiến lược.

Cổ đông chiến lược là gì?

Cổ đông chiến lược chính là các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược trong mô hình doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Cổ đông chiến lược là các cá nhân, tổ chức có sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần được xác định dựa trên quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020. 

Các chủ thể được gọi là nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả đều phải đảm bảo được các điều kiện sau đây: 

  • Các chủ thể là những nhà đầu tư chiến lược gồm các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phải có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Cổ đông chiến lược phải có tư cách pháp nhân
Cổ đông chiến lược phải có tư cách pháp nhân
  • Các cổ đông chiến lược phải là những nhà đầu tư có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần nhất. Thời gian được tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi không có lỗ lũy kế.
  • Các chủ thể phải có cam kết bằng văn bản của người hoặc cơ quan có thẩm quyền khi đăng ký để trở thành cổ đông chiến lược của một doanh nghiệp cổ phần hóa.

Tư duy chiến lược là gì?

Tư duy chiến lược là khả năng xác định được các mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu và những ưu tiên quan trọng. Nhờ vào đó để lên kế hoạch hành động đảm bảo được tính nhất quán và mang lại lợi ích dài lâu cho doanh nghiệp.

Bài viết trên đây chúng tôi đã lần lượt gửi tới quý độc giả những thông tin liên quan đến quản trị chiến lược giúp bạn nắm được khái niệm quản trị chiến lược là gì cũng như vai trò của nó đối với các doanh nghiệp. Hy vọng chia sẻ của chúng tôi đã góp phần mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức kinh tế hữu ích và thú vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.