Sinh quyển là gì? Đặc điểm của sinh quyển là gì?

Thuật ngữ sinh quyển là gì? Sinh quyền có đặc điểm và vai trò gì đặc biệt? Nếu bạn đang quan tâm về các vấn đề liên quan đến sinh quyển này thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị sẽ được đề cập trong bài viết sau đây.

Sinh quyển là gì?

Sinh quyển thực chất là lớp vỏ thông thường của Trái Đất, là một quyển của trái đất trong đó có toàn bộ các sinh vật sinh sống. Sinh quyển bao gồm toàn bộ phần thủy quyển, tầng thấp của khí quyển và một phần (phần trên) của thạch quyển.

Từ sinh quyển được dùng để chỉ chung tất cả các hệ sinh thái trên trái đất. Do vậy, sinh quyển không chỉ chứa các sinh vật sống mà còn bao gồm cả những sinh vật không sống như ánh sáng mặt trời và nước.

Tìm hiểu khái niệm sinh quyển 
Tìm hiểu khái niệm sinh quyển

Bên cạnh đó, sinh quyển là thuật ngữ được dùng để phân biệt trái đất với các hành tinh khác, vì nó đề cập đến các khu vực trên trái đất là nơi có sự sống.

Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp với tầng ozon của khí quyển (khoảng 22km). Giới hạn phía dưới của sinh quyển ở đại dương là đáy đại dương với độ sâu khoảng hơn 11km, ở lục địa là tại vị trí của lớp đá của lớp vỏ phong hóa.

Trong sinh quyển tồn tại các sinh vật nhưng thực tế là sinh vật phân bố không đồng đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển. Chúng thường chỉ tập trung vào những nơi có thực vật mọc, độ dày khoảng tầm vài chục mét phía trên và ở dưới bề mặt đất.

Như vậy, có thể nói giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyền, một phần của khí quyền (phần thấp), lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.

Đặc điểm của sinh quyển là gì?

– Đặc điểm nổi bật nhất của sinh quyển phải kể đến đó là khả năng thích nghi vô cùng tốt của các sinh vật sống trong sinh quyển. Minh chứng rõ nhất chính là có rất nhiều vi khuẩn có thể tồn tại được ở sâu dưới lòng đất hàng trăm mét, hay dưới lòng biển sâu tới hàng chục km vẫn có rất nhiều loài sinh vật phù du sinh sống.

– Sinh quyển phải trải qua hàng tỉ năm phát triển để hình thành môi trường sống như hiện nay. Thực chất sinh chuyển là kết quả của sự tiếp xúc nhau, thấm vào và ảnh hưởng đến nhau của vỏ trái đất, khí quyển và thủy quyển. Do đó mà thành phần của sinh quyển hiện nay không thể thiếu được những thành phần quan trọng này. 

Động vật trong sinh quyển phân bố rộng rãi
Động vật trong sinh quyển phân bố rộng rãi

– Động vật trong sinh quyển được phân bố rất rộng rãi với khoảng 1,5 triệu loài động vật. Chúng được chia thành các loại dựa vào môi trường sống của chúng trong tự nhiên. Một số loại động vật phổ biến như: động vật hoang mạc, động vật núi cao, động vật đồng cỏ,…

Vai trò của sinh quyển là gì?

Sinh quyển mang đến hệ sinh thái cần thiết cho sự tồn tại của tất cả các sinh vật. Đồng thời sinh quyển cũng chính là nguồn cung cấp thực phẩm lớn nhất và đáng tin nhất trên trái đất cho đến hiện tại.

Sinh quyển có đầy đủ các đặc điểm để trở thành hệ thống chức năng hỗ trợ sự sống của hành tinh cũng như hỗ trợ trong việc kiểm soát sức khỏe của đất và nước và cả thành phần khí quyển. 

Khu dự trữ sinh quyển - Rừng ngập mặn Cần Giờ 
Khu dự trữ sinh quyển – Rừng ngập mặn Cần Giờ

Ngày nay con người tạo ra các khu dự trữ sinh quyển là những khu vực có độ an toàn cao để bảo vệ các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Cùng với đó sinh quyển sẽ góp phần giúp khôi phục lối sống nhằm duy trì sự đa dạng sinh học của một khu vực cụ thể.

Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ đến quý bạn đọc một số thông tin cơ bản để bạn biết được khái niệm sinh quyển là gì, đặc điểm và vai trò của sinh quyển là gì. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn thêm những kiến thức địa lý thú vị và hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.