Co founder là gì? Phân biệt co founder, founder, owner và CEO 

Co founder là gì? Vì sao có những doanh nghiệp tồn tại cả hai danh xưng là founder và co founder? Những thuật ngữ này giống và khác nhau thế nào? Sự khác biệt giữa co founder, CEO và founder là gì? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của thosuaxe.info để biết thêm chi tiết.

Co founder là gì?

Co founder hay Co-founder là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại nói chung, đặc biệt là ở những công ty khởi ngoại hoặc những vấn đề liên quan đến startup. Co founder là gì là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc và muốn tìm câu trả lời chính xác. Trong kinh doanh, co founder được dùng như một thuật ngữ để chỉ sự hợp tác hay cùng sáng lập giữa hai hay nhiều người để tạo thành một tổ chức, một đơn vị cụ thể hoặc thành lập một công ty.

Tìm hiểu khái niệm co founder 
Tìm hiểu khái niệm co founder

Như vậy co founder thường được hiểu với nghĩa là đồng sáng lập, cùng sáng lập, đồng thiết lập, hợp tác (để cùng thành lập). Co founder thường có ở những công ty có từ hai người làm chủ trở lên thì khi đó tất cả những người đó sẽ được gọi là co founder của doanh nghiệp. 

Hiện nay thuật ngữ co founder đã không còn mới mẻ vì thực tế có rất nhiều doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp cần phải có sự đồng hành của những co founder. 

Vai trò của co founder là gì?

Như đã nói, các doanh nghiệp trẻ bắt đầu khởi nghiệp ít nhiều sẽ gặp những khó khăn khi thiết lập bộ máy quản lý, định hướng doanh nghiệp cũng như quản trị các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc doanh nghiệp có các co founder sẽ giúp hoạt động của công ty được chăm chút kỹ lưỡng hơn. 

Thông thường khi đồng sáng lập một công ty thì các co founder mỗi người sẽ đảm nhận và chịu trách nhiệm một mảng khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp bao quát được tất cả các phòng ban, giữ vững được sự ổn định và có định hướng phát triển tốt hơn trong tương lai. Chưa kể nếu mỗi co founder đều có chuyên môn về một lĩnh vực khác nhau như quản trị kinh doanh, truyền thông, marketing, nhân sự,… thì đó sẽ là lợi thế lớn vì chắc chắn để một người có kiến thức chuyên môn quản lý sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Vai trò của co founder trong doanh nghiệp
Vai trò của co founder trong doanh nghiệp

Cùng với đó, việc có cả một đội ngũ tài năng đẻ cùng thực hiện việc quản lý, điều hành và dẫn dắt theo hình thức đồng hợp tác thì doanh nghiệp sẽ được đầu tư nhiều chất xám, được chăm sóc một cách kỹ lưỡng và hiệu quả và có cơ hội đẩy nhanh tiến độ phát triển lên quy mô lớn hơn trong thời gian ngắn.

Phân biệt co founder, founder, owner và CEO

Nếu quan tâm tới lĩnh vực kinh doanh, hay bạn là một người đã đi làm thì chắc hẳn những thuật ngữ như co founder, founder, owner hay CEO không còn xa lạ gì nữa. Tuy nhiên vì nhiều công ty hoạt động theo nhiều hình thức khác nhau nên đôi khi chúng ta không biết các để phân biệt những danh xưng ấy. Những câu hỏi như owner and founder là gì hay CEO và founder là gì, phân biệt founder và co founder luôn được quan tâm rất nhiều.

Vậy sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt các danh xưng, chức vụ này để bạn có thể nắm rõ cách gọi sao cho đúng.

Trước hết owner và founder thực chất có ý nghĩa như nhau, đều hàm ý chỉ đến người làm chủ sở hữu của doanh nghiệp. Founder hay owner sẽ là người góp vốn (nhiều nhất) để thành lập công ty. Trong khi đó co founder là danh xưng cho người đồng sáng lập công ty. Co founder không phải là người chịu trách nhiệm chính thức cho mọi vấn đề của doanh nghiệp mà chỉ có vai trò hỗ trợ founder. Co founder sẽ tham mưu và đưa ra những đề xuất hữu ích dựa trên  ý tưởng của founder, từ đó kết hợp với founder để điều phối các hoạt động trong tổ chức.

Phân biệt các thuật ngữ co founder, founder, owner và CEO
Phân biệt các thuật ngữ co founder, founder, owner và CEO

Bên cạnh đó CEO lại được hiểu là một chức vụ trong doanh nghiệp. CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành. Trong một doanh nghiệp giám đốc điều hành có thể chính là người sáng lập doanh nghiệp nhưng cũng có thể là người được thuê ngoài để làm việc. Vì vậy chúng ta không thể gộp chung hai danh xưng này vì chúng có sự khác nhau dựa vào tính chất công việc và mức độ chịu trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp. 

Có những doanh nghiệp founder sẽ thuê ngoài CEO với mục đích là để nhận được sự hỗ trợ từ những vị giám đốc giỏi, giúp họ quản lý mọi hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động đối nội đối ngoại của doanh nghiệp.

Như vậy có thể tổng kết lại như sau: founder hay owner là chủ sở hữu công ty, co founder là người đồng sáng lập công ty (hỗ trợ founder) và CEO là chức vụ giám đốc điều hành có thể là chính founder nắm giữ hoặc thuê ngoài.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến founder và co founder mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Qua đó đã giúp bạn hiểu được co founder là gì, CEO và founder là gì cũng như sự khác nhau giữa 3 danh xưng này. Hy vọng những thông tin này đã mang đến bạn những điều thú vị và bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.