Chỉ số PMI là gì? Ý nghĩa của chỉ số PMI

Chỉ số PMI là một thuật ngữ quan trọng trong nền kinh tế. Vậy chỉ số PMI là gì? Chỉ số PMI tính như thế nào và có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên một cách chi tiết nhất, mời các bạn cùng theo dõi.

Chỉ số PMI là gì?

PMI là thuật ngữ chuyên ngành phổ biến trong giới kinh doanh. PMI được biết đến là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng giúp nhà quản trị hoạch định được chính sách, phân tích các hoạt động và quản lý thu mua một cách hiệu quả nhất. PMI là gì?

PMI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Purchasing Managers Index, có thể dịch sang tiếng Việt là “chỉ số quản trị thu mua”. Chỉ số PMI này sẽ được công bố định kỳ hàng tháng bởi viện quản lts cung ứng – The Institute of Supply Management, PMI là một trong những chỉ số quan trọng có vai trò đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất.

Tìm hiểu về chỉ số PMI trong nền kinh tế 
Tìm hiểu về chỉ số PMI trong nền kinh tế

Để xuất được chỉ số PMI hoàn chỉnh thì cần có 5 số liệu chính bao gồm: Đơn đặt hàng mới, sản lượng, môi trường lao động, thời gian giao hàng và mức độ tồn kho. Dựa vào đây, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có quyền truy cập vào hệ thống thông tin quan trọng về điều kiện kinh doanh hiện tại cũng như những hoạt động của công ty. 

Các loại chỉ số PMI

Hiện nay chỉ số PMI được chia thành hai loại đó là chỉ số PMI sản xuất và chỉ số PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ). Trong đó: 

  • PMI sản xuất

PMI sản xuất là chỉ số dùng để phản ánh sức mua trong lĩnh vực sản xuất. Các trọng số quan trọng của PMI sản xuất bao gồm hoạt động kinh doanh, sản xuất, công việc, đơn hàng mới và giao hàng từ nhà cung cấp. Cụ thể mức độ ảnh hưởng như sau:

– Đơn hàng mới chiếm tỷ trọng cao nhất với 30%.

– Sản xuất chiếm 25%.

– Công việc/việc làm chiếm tỷ trọng là 20%.

– Giao hàng từ Nhà cung cấp chiếm 15%.

– Hàng tồn kho chiếm 10%.

  • Chỉ số PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ)

Chỉ số PMI phi sản xuất (PMI dịch vụ) là chỉ số tổng hợp được tính toán nhằm vai trò dự báo các điều kiện kinh tế chung trong lĩnh vực dịch vụ. Các số liệu cần thiết dùng để đo lường PMI dịch vụ gồm có:

– Hoạt động kinh doanh: Tỷ lệ được điều chỉnh dựa theo mùa vụ.

– Đơn hàng mới: Tỷ lệ được tùy chỉnh dựa theo từng mùa vụ.

– Việc làm: Tỷ lệ được tùy chỉnh dựa theo các mùa vụ.

– Giao hàng từ phía nhà cung cấp.

Ý nghĩa của chỉ số PMI

Đối với nền kinh tế

Chỉ số PMI cho biết tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ số PMI sẽ trong khoảng dao động từ 0 đến 100. Trong đó, PMI trên mức 50 tức là nền kinh tế đang có hướng tăng trưởng so với tháng trước. Ngược lại, PMI thấp hơn mức 50 có nghĩa là nền kinh tế đang có sự suy giảm so với tháng trước. Còn trường hợp PMI bằng 50 tức là kinh tế so với tháng trước không có sự thay đổi nào. 

Ý nghĩa của chỉ số PMI 
Ý nghĩa của chỉ số PMI

Bên cạnh đó dựa vào cách tính chỉ số PMI các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, PMI là một trong số những công cụ hữu hiệu giúp các ngân hàng nhà nước và chính phủ có thể điều chỉnh chính sách tiền tệ trước những biến động của thị trường. Dựa vào chỉ số PMI là gì để xác định mức độ ổn định, mở rộng hay thu hẹp của nền kinh tế, từ đó đưa ra các phương án kinh doanh hợp lý. Ngoài ra, PMI còn được sử dụng để tính toán các chỉ số quan trọng khác trong nền kinh tế hiện nay như GDP, CPI…

Đối với các nhà đầu tư

PMI đóng vai trò phản ánh một phần sức mua hàng và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp. Do vậy chỉ số này có thể cho thấy một phần quan trọng của bức tranh kinh tế vĩ mô của cả một quốc gia. PMI sẽ có cùng xu hướng với các dữ liệu quan trọng như GDP, tỷ lệ lao động có việc làm, chỉ số sản xuất công nghiệp là những chỉ số giúp các nhà đầu tư cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Dựa vào mức độ tăng trưởng của PMI, nhà đầu tư có thể xác định được thời điểm đầu tư thích hợp, thời điểm mà nền kinh tế đang phát triển để giảm sự rủi ro và thua lỗ. Đồng thời những thời điểm nền kinh tế đang có dấu hiệu đi xuống thì bạn sẽ cần phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định ‘xuống tiền” để đầu tư.

Ngoài ra chỉ số PMI còn giúp cho các nhà quản trị mua hàng đưa ra quyết định có nên mua hàng hóa để sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. Đây cũng được xem là cơ sở dữ liệu quan trọng để các công ty có đánh giá tổng lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa. Từ đó, đưa ra quyết định nên tiếp tục hay ngừng sản xuất mặt hàng đó để tránh nguy cơ thiệt hại. 

Chỉ số PMI Việt Nam đầu năm 2023

Theo báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 1 năm 2023 cho thấy, Chỉ số PMI của Việt nam trong ngành sản xuất đã đạt mức 47,4 điểm trong tháng 1/2023, mức điểm này đã tăng so với mức 46,4 điểm ở tháng 12 năm 2022.

Chỉ số PMI của Việt Nam tháng 1/2023 (Nguồn: Báo điện tử ĐCS Việt Nam)
Chỉ số PMI của Việt Nam tháng 1/2023 (Nguồn: Báo điện tử ĐCS Việt Nam)

Điểm nổi bật trong chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 1 năm 2023 đó là:

  • Số lượng đơn hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu tiên trong vòng 3 tháng.
  • Sản lượng và số lượng đơn hàng mới tiếp tục giảm nhưng giảm với tốc độ chậm hơn.
  • Chi phí tăng đã đạt mức cao trong vòng 6 tháng.

Vừa rồi là một số thông tin hữu ích giúp bạn nắm rõ khái niệm, phân loại và ý nghĩa của chỉ số PMI là gì. Đồng thời qua đây bạn cũng biết cách tính chỉ số PMI và tầm ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích mà bạn có thể ứng dụng vào thực tiễn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.