Động cơ giảm tốc: Cấu tạo, phân loại, chức năng, nguyên lý hoạt động

Động cơ giảm tốc được ứng dụng trong nhiều doanh nghiệp và đời sống hàng ngày. Do đó, khá nhiều người đang quan tâm đến động cơ giảm tốc – motor giảm tốc là gì? Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về động cơ này để các bạn cùng tham khảo nhé!

Tìm hiểu chung về động cơ giảm tốc

Động cơ là gì?

Động cơ là thiết bị dùng để chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó thành động năng. Nói cách khác, motor là một thiết bị có khả năng tạo ra chuyển động. Motor gồm có 2 loại là động cơ đốt trong và động cơ điện.

Động cơ giảm tốc là gì?

Motor giảm tốc là gì?
Motor giảm tốc là gì?

Ngay từ tên gọi, chúng ta cũng phần nào đoán được động cơ giảm tốc có chức năng gì và cấu tạo từ những bộ phận nào? Động cơ giảm tốc là động cơ điện có tốc độ thấp. Tốc độ của nó đã giảm nhiều so với động cơ thông thường có cùng công suất và số cực.

Ngoài ra, thiết bị này còn có tên gọi là motor (mô tơ) giảm tốc. Tại một số vùng miền, nó được gọi là động cơ hộp số hoặc motor hộp số. Khi nó quay với tốc độ chậm thì lực tạo ra sẽ mạnh hơn. Vì thế, nó có thể giúp con người làm được rất nhiều việc nặng thay vì phải sử dụng sức lực.

Cấu tạo của motor giảm tốc

Motor cơ giảm tốc được cấu tạo từ 2 phần chính là: Động cơ điện và hộp giảm tốc. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 2 phần này ngay dưới đây.

Động cơ điện

Động cơ điện là thiết bị sử dụng điện năng chuyển hóa thành cơ năng để vận hành các máy móc và thiết bị. Thiết bị này gồm có 2 loại là động cơ điện xoay chiều 1 pha và động cơ điện xoay chiều 3 pha.

Động cơ điện là thiết bị chuyển hóa điện năng thành cơ năng
Động cơ điện là thiết bị chuyển hóa điện năng thành cơ năng

Động cơ điện được cấu thành từ 2 phần chính là Roto (phần quay) và Stato (phần đứng yên). Trong đó, Stato bao gồm các cuộn dây ba pha được bọc cách điện quấn quanh các lõi sắt đặt trong các rãnh của lõi thép để tạo ra từ trường quay. Còn Roto thì có dạng hình trụ với vai trò giống như 1 cuộn dây quấn trên lõi thép.

Hộp giảm tốc

Hộp giảm tốc là bộ phận có chứa bộ truyền động sử dụng bánh răng, trục vít,… Nó có nhiệm vụ làm giảm tốc độ của vòng quay. Hộp này là cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp với tỷ số truyền không thay đổi.

Hộp giảm tốc được sử dụng để giảm vận tốc góc và tăng momen xoắn. Đồng thời, nó cũng là bộ phận trung gian giữa động cơ điện và máy công tác.

Hộp giảm tốc làm giảm tốc độ vòng quay
Hộp giảm tốc làm giảm tốc độ vòng quay

Phân loại động cơ giảm tốc

Căn cứ vào điện áp và chức năng, chúng ta có thể chia các motor giảm tốc thành nhiều loại. Cụ thể như sau:

– Phân loại theo điện áp:

  • Điện áp từ 380V – 460V là motor giảm tốc 3 pha.
  • Điện áp 220V là mô tơ giảm tốc 1 pha.
  • Điện áp 12V, 24V là động cơ giảm tốc DC hoặc motor giảm tốc điện 1 chiều.

– Phân loại theo chức năng:

  • Động cơ giảm tốc có 4 loại tải gồm: Mini, tải nhẹ, tải trung, tải nặng.
  • Động cơ giảm tốc có 2 kiểu hướng trục là: Vuông góc và thẳng.
  • Động cơ giảm tốc có 2 cách chế tạo trục gồm: Cốt dương và cốt âm.
  • Động cơ giảm tốc có khả năng truyền động khi giảm 1 lần là 1 cấp, 2 lần là 2 cấp, 3 lần là 3 cấp. Khi giảm càng nhiều thì tốc độ sẽ càng chậm.

Chức năng của động cơ giảm tốc là gì?

Động cơ này có chức năng làm kìm hãm, giảm tốc độ của vòng quay. Nó là cơ cấu truyền động thông qua ăn khớp trực tiếp với tỉ số truyền không thay đổi. Bên cạnh đó, motor này còn được dùng để làm tăng mô men xoắn, kìm hãm vận tốc góc.

Tìm hiểu mô tơ giảm tốc có chức năng gì?
Tìm hiểu mô tơ giảm tốc có chức năng gì?

Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc

Nguyên lý làm việc của motor giảm tốc là: Nếu muốn số vòng quay của motor nhỏ, thì chúng ta chỉ cần lắp thêm hộp số giảm tốc vào động cơ điện. Nhờ đó, bạn có thể linh hoạt hơn trong việc thay đổi số vòng quay trục.

Ngoài ra, còn có thêm một yếu tố nữa là momen xoắn. Tuy nhiên, việc chế tạo một động cơ điện có momen xoắn và số vòng quay theo ý muốn khá khó khăn. Người ta gọi đó là số vòng quay, tỉ số truyền và momen xoắn tỉ lệ nghịch với nhau.

Một số ứng dụng motor giảm tốc trong đời sống

Hiện nay, động cơ giảm tốc được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong hoạt động sản xuất. Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,… Dù là sử dụng với mục đích cá nhân hay cho cả doanh nghiệp thì thiết bị này đều rất hữu ích.

Động cơ giảm tốc được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Động cơ giảm tốc được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Trong thực tế, động cơ giảm tốc được sử dụng để thực hiện một số công việc sau:

  • Khuấy các loại hóa chất: Ví dụ là khuấy bùn, khuấy trộn xi măng, trộn các chất lỏng lại với nhau.
  • Sử dụng trong những hộ chăn nuôi thủy sản.
  • Dùng trong các bể nước lớn phục vụ cho công nghiệp.
  • Dùng để gạt bùn trong hệ thống xử lý nước thải và sản xuất hóa chất.
  • Ứng dụng trong những ngành sản xuất băng tải, ví dụ như: Dây chuyền xi măng, thức ăn gia súc, công nghiệp thực phẩm,…
  • Dùng trong cần trục cầu trục, máy xây dựng, cầu cảng, nhà máy sản xuất rượu bia, giấy, trạm trộn bê tông,…                                                                      

Những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng động cơ giảm tốc là gì?

Một số điều cần lưu ý khi vận hành

Để việc vận hành mô tơ giảm tốc đạt được hiệu quả tốt, bền bỉ trong thời gian dài, các bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi sử dụng, đóng điện các bạn cần kiểm tra động cơ giảm tốc có xảy ra hư hỏng hoặc rò rỉ gì không.
  • Xác định chính xác loại điện áp mà motor bạn sử dụng và dùng đúng nguồn điện đó. Nguồn điện cấp cho động cơ cần phải đúng theo sơ đồ mạch điện quy định.
  • Khi vận hành, động cơ giảm tốc cần phải được lắp đặt cố định và chắc chắn. Không để motor bị xê dịch, rung lắc hay lỏng lẻo khi hoạt động.
Động cơ giảm tốc cần phải được cố định chắc chắn khi vận hành
Động cơ giảm tốc cần phải được cố định chắc chắn khi vận hành
  • Kiểm tra xem các phụ kiện đã lắp đặt đúng, đủ và chắc chắn hay chưa.
  • Bạn phải đặt động cơ giảm tốc ở vị trí khô ráo.
  • Không để cho motor chạy vượt quá công suất mà nhà sản xuất quy định.
  • Lựa chọn ổ cắm, dây dẫn điện tương ứng, phù hợp với công suất của động cơ.
  • Dầu bôi trơn cần đủ số lượng theo quy định mới cho motor hoạt động.
  • Phải trang bị một số công cụ bảo vệ quá dòng, mất pha, quá áp cho motor như: MCB, MCCB, Relay nhiệt, Contactor.
  • Khi đóng điện vận hành cần kiểm tra các nối đất và đảm bảo an toàn.
  • Trong quá trình motor hoạt động, người dùng cần đảm bảo các thông số không vượt quá mức khuyến nghị nhà sản xuất đưa ra.

Cách bảo dưỡng mô tơ giảm tốc

Để motor hoạt động tốt, bền bỉ với thời gian, ít xảy ra hư hỏng, bạn không chỉ cần tuân thủ các lưu ý trên, mà còn phải thường xuyên thay dầu nhớt và vệ sinh cho nó.

Thông thường, bạn nên thay dầu nhớt lần đầu sau khi động cơ giảm tốc hoạt động được khoảng 500 giờ. Sau đó, cứ mỗi 2500 giờ làm việc tiếp theo thì bạn lại thay nhớt cho động cơ một lần.

Khoảng thời gian trên có thể thay đổi tùy thuộc vào hiệu suất và  môi trường làm việc. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ qua yếu tố là loại motor và loại dầu nhớt.

Động cơ giảm tốc là một thiết bị có vai trò to lớn trong các hoạt động sản xuất của con người. Hy vọng, những thông tin trong bài sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thiết bị này. Cảm ơn các bạn đã đọc tin!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.