Dải ngân hà là gì? Phân biệt Ngân hà và thiên hà

Với những ai yêu thích thiên văn chắc hẳn không còn xa lạ với khái niệm Dải Ngân hà. Vậy Dải Ngân hà là gì? Thiên hà là gì? Sự khác nhau giữa Ngân hà và thiên hà là gì? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết ngay sau đây.

Dải Ngân hà là gì?

Dải Ngân hà (Milky Way) là một thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Chúng ta có thể quan sát Dải Ngân Hà trên bầu trời có hình dạng như một dải sáng mờ ảo nối từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam.

Trung tâm của Dải Ngân hà chính là chòm sao Nhân Mã (Sagittarius). Chòm sao này là nơi sáng nhất trong Dải Ngân hà. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Dải Ngân hà đã chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau.

Dải ngân hà là gì
Dải ngân hà là gì

Dải Ngân hà là gì? Nó là một thiên hà hình xoắn ốc. Nếu quan sát Dải Ngân hà từ phía trên (theo hướng vuông góc với mặt đĩa) ta sẽ thấy phần trung tâm của Dải Ngân hà phình rộng ra xung quanh có 4 cánh tay xoắn ốc lớn bao bao quanh. Được biết Dải Ngân hà rất rộng, đường kính của nó có thể rộng khoảng 100.000 đến 180.000 năm ánh sáng. Với kích thước rộng như vậy nhiều nhà khoa học ước tính có khoảng 100 – 400 tỷ ngôi sao và hơn 100 tỷ hành tinh mà Ngân hà đang chứa.

Về tên gọi “Dải Ngân hà”, cái tên này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người xưa đã nhìn thấy một dài màu trắng bạc xuất hiện trên bầu trời những đêm quang mây như một dòng sông trên trời, vì vậy đã gọi đó là Ngân hà.

>>Xem thêm: Nguyệt thực là gì? Tìm hiểu về nguyệt thực

Những đặc điểm Dải Ngân hà

Dưới đây là một số sự thật thú vị về Dải Ngân hà có thể khiến bạn cảm thấy thích thú:

  • Dải Ngân hà như một đường ngăn cách chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau. Khoảng cách từ trung tâm của Dải Ngân hà đến Mặt trời dao động khoảng 27.700 năm ánh sáng.
  • Dải Ngân hà là một trong số các thiên hà tồn tại trong vũ trụ, có hình xoắn ốc. Dải Ngân hà được tạo thành từ khoảng 100 tỷ hành tinh và 400 tỷ ngôi sao với sự liên kết chặt chẽ.
Dải Ngân hà có chứa hệ mặt trời
Dải Ngân hà có chứa hệ mặt trời
  • Khối lượng của Dải Ngân hà xấp xỉ 1012 khối lượng của Mặt Trời. Số lượng các hành tinh chỉ chiếm 4% trọng lượng của dải Ngân hà, các vật chất tối khác chiếm tới 85%.
  • Trung tâm của Dải Ngân hà là một lỗ đen siêu nặng có tên là Sagittarius A*, khối lượng của hố đen này ước tính gấp khoảng 4,1 – 4,5 triệu lần khối lượng Mặt Trời.
  • Vào năm 1610, Galileo Galilei đã lần đầu quan sát được các ngôi sao riêng biệt trong Dải Ngân hà bằng kính viễn vọng của mình. 
  • Dải Ngân hà không đứng yên mà nó di chuyển (tự quay) quanh trục của nó với vận tốc khoảng 600 km/s.
  • Hệ mặt trời của chúng ta nằm trong Dải Ngân hà và phải mất tới khoảng 230 triệu năm để có thể quay đủ một vòng quanh trục lõi của Dải Ngân hà với vận tốc quay là 220 km/s.

Thiên hà là gì?

Thiên hà là tập hợp một hệ thống lớn bao gồm các thiên thể và vật chất có sự liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn. Trong thiên hà bao gồm sao, môi trường liên sao chứa khí, tàn dư sao, bụi vũ trụ và vật chất tối. Có ba kiểu hình thái chính của các thiên hà đó là: Hình elip, hình xoắn ốc và dị thường.

Thiên hà là một khái niệm nói chung dùng để chỉ tập hợp rất nhiều các hệ sao trong vũ trụ. Thiên hà có bán kính rộng đến hàng triệu năm ánh sáng nhưng độ dày của chúng thì nhỏ hơn rất nhiều. Theo các nghiên cứu, thiên hà là một nhóm các ngôi sao, hành tinh, tinh vân và các vật chất khác quy tụ lại bởi ở giữa thiên hà có lực hấp dẫn. Tương tự Ngân hà, tại trung tâm các thiên hà cũng thường xuất hiện các hố đen có kích thước rất lớn.

Thiên hà chứa các hệ sao trong vũ trụ
Thiên hà chứa các hệ sao trong vũ trụ

Phân biệt Ngân hà và thiên hà

Rất nhiều người nhầm lẫn khái niệm Ngân hà và thiên hà bởi cách gọi tên khá giống nhau. Tuy nhiên về ý nghĩa chúng hoàn toàn khác nhau. Thiên hà là tập hợp nhiều thiên thể và trong đó có dải Ngân hà. Như vậy dải Ngân hà là một trong các thiên hà nằm trong thiên hà rộng lớn. 

Ngân hà là thiên hà chứa hệ mặt trời, vì thế còn được gọi là thiên hà của chúng ta. Trên thực tế, Ngân hà rất nhỏ bé so với thiên hà, Ngân hà chỉ như một điểm sáng trong thiên hà bao la. Điều này chỉ ra rằng thiên hà là một khái niệm lớn bao quát cả Ngân hà. Do đó hai khái niệm Ngân hà và thiên hà hoàn toàn khác nhau.

Để phân biệt thiên hà và Ngân hà bạn có thể hiểu rằng Ngân hà thực chất là tên riêng của một thiên hà trong vũ trụ, thiên hà này có chứa hệ mặt trời. Như vậy có thể nói Ngân hà là một thiên hà, tuy nhiên điều ngược lại thì hoàn toàn không chính xác.

Một điểm khác nhau nữa của Ngân hà và thiên hà đó là: Thiên hà có con người chúng ta đang sinh sống là Ngân hà và chỉ tồn tại duy nhất một. Ngân hà chỉ có một còn thiên hà thì có vô số.

Trên đây là nội dung bài viết về kiến thức thiên văn mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Qua bài viết bạn đã hiểu được Dải Ngân hà là gì, đặc điểm của Dải Ngân hà là gì và cách phân biệt hai khái niệm Ngân hà với thiên hà. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.