Nguyệt thực là gì? Tìm hiểu về nguyệt thực

Cùng với nhật thực, nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn vô cùng thú vị mà chắc hẳn ai cũng muốn chiêm ngưỡng một lần. Vậy nguyệt thực là gì, nguyệt thực xảy ra khi nào? Để biết thêm các chi tiết độc đáo về hiện tượng nguyệt thực, chúng tôi đã tổng hợp lại trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy xem để có thêm những hiểu biết thiên văn lý thú nhé.

Nguyệt thực là gì?

Trước tiên để mọi người không bị nhầm lẫn thì tôi sẽ giải thích rằng hiện tượng 3 hành tinh thẳng hàng nhau. Và 3 hành tinh đó là Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. 

Có thể các bạn đã biết, Mặt Trăng là hành tinh duy nhất chúng ta có thể thấy rõ bằng mắt thường, và đương nhiên Mặt Trăng không tự phát sáng. Việc chúng ta quan sát thấy ảnh trăng sáng thực tế là do ánh sáng của Mặt Trời.

Hien-tuong-nguyet-thuc

Hiện tượng nguyệt thực

Nguyệt thực là hiện tượng mà khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên một đường thẳng và cụ thể là Trái Đất nằm ở giữa. Khi đó ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng sẽ bị Trái Đất cản một hoặc nhiều phần. Điều đó khiến cho chúng ta quan sát thấy Mặt Trăng bị tối đi và thấy bóng đen che đi một phần hoặc cả Mặt Trăng. 

Lý do là khi đó Mặt Trăng bị lấp sau Trái Đất của chúng ta nên ánh sáng từ Mặt trời chiếu vào tạo nên bóng đen của Trái Đất che đi sao Thủy (Mặt Trăng).

Khi có nguyệt thực thì chúng ta có thể nhìn thấy được hiện tượng Mặt Trăng bị che đi bởi một bóng đen. Và bóng đen mà ta nhìn thấy chính là bóng của Trái Đất do ánh sáng của Mặt Trời tạo ra.

Tuy nhiên hiện tượng thiên văn này không phải lúc nào cũng xảy ra. Có khi phải tới chục năm hoặc hơn thế nữa mới xuất hiện một lần. Lý do là bởi vì quỹ đạo quay của Trái Đất và Mặt Trăng là khác nhau. Trái Đất thì quay quanh Mặt Trời còn Mặt Trăng lại quay quanh Trái Đất. 

Các kiểu nguyệt thực

Hiện tượng tự nhiên này được nhắc đến chính là sự che khuất của Trái Đất lên Mặt Trăng. Các nhà khoa học đã dựa vào mức độ che khuất nhiều hay ít để phân loại các kiểu nguyệt thực. Từ đó có 3 kiểu che khuất được xác định: Nguyệt thực toàn phần, một phần và nửa tối. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ba kiểu hiện tượng thiên văn kỳ thú này nhé.

Nguyệt thực toàn phần

Mat-Trang-bi-che-khuat-hoan-toan

Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn

Hiện tượng này xuất hiện khi sao Thủy bị che khuất hoàn toàn bởi Trái Đất. Các nhà thiên văn học đã kết luận rằng khi Mặt Trăng đi vào một vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất khi đó, Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn nên không nhận được nguồn sáng từ Mặt Trời.

Khi mà hiện tượng Mặt Trăng bị che khuất toàn phần diễn ra, theo nghiên cứu chỉ có các tia sáng có bước sóng dài (như tia màu đỏ, cam) từ Mặt Trời mới có thể chiếu tới Mặt Trăng. Ngược lại các tia sáng có bước sóng ngắn đã bị bầu khí quyển tại vùng rìa của Trái Đất chặn lại hoàn toàn. 

Khi nhận được các tia sáng màu đỏ, cam Mặt Trăng phản xạ lại các ánh sáng đó, chính vì thế khi quan sát tại Trái Đất chúng ta sẽ nhìn thấy trăng có màu đỏ tối. Và hiện tượng này có tên khoa học là hiện tượng Mặt Trăng máu. 

Cũng vì thế mà hiện tượng nguyệt thực toàn phần được rất nhiều người yêu thích và mong chờ, bởi nếu xuất hiện nguyệt thực toàn phần thì khả năng cao chúng ta sẽ được thưởng thức thêm cả hiện tượng trăng máu.

Sự che khuất toàn phần thường diễn ra tối đa khoảng 104 phút. Thời gian cũng khá là dài để chúng ta có thể chiêm ngưỡng được hiện tượng thiên văn thú vị này. 

Nguyệt thực một phần

Mat-Trang-bi-che-mot-phan

Mặt Trăng bị che một phần

Khác với hiện tượng che khuất toàn phần, nguyệt thực một phần có nghĩa là chỉ một phần của Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất. Khi xuất hiện cũng là lúc Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng với nhau. Tuy nhiên Mặt Trăng không bị khuất hoàn toàn vào sau Trái Đất nên vẫn có thể nhận được ánh sáng từ phía Mặt Trời. 

Khi hiện tượng này xảy ra, chúng ta sẽ thấy được một phần Mặt Trăng bị tối và phần còn lại vẫn sáng bình thường. Phần bị tối đó chính là bóng của Trái Đất chiếu lên.

Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối hay còn gọi là bán phần là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng chỉ đi vào vùng nửa tối Penumbra của Trái Đất. Do đó độ sáng của sao Thủy lúc này chỉ bị giảm đi một chút vì vẫn nhận được các tia sáng chiếu từ Mặt Trời. Hiện tượng này thì rất khó để quan sát bằng mắt thường và cũng không phổ biến bằng hiện tượng bị che khuất toàn phần và một phần.

Nguyệt thực quả là một hiện tượng tự nhiên kỳ thú. Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin cơ bản về hiện tượng này. Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn phần nào “bỏ túi” những kiến thức thiên văn học thú vị này.

Xem thêm:

Đường trung trực là gì? Tính chất của đường trung trực

Gia trưởng là gì? chồng gia trưởng khó tính phải làm sao?

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Phân tích các cấp độ và ứng dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.