Từ Hán Việt là gì? Tìm hiểu nguồn gốc và cách dùng từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một bộ phận trong tiếng Việt nói chung. Vậy từ Hán Việt là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của từ Hán Việt là gì? Dùng từ Hán Việt như thế nào cho hợp lý? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài viết sau đây. Mời các bạn đọc cùng theo dõi để hiểu hơn về hệ thống từ Hán Việt là gì nhé.

Khái niệm từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt là gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc bởi không hiểu đây là từ Hán hay từ Việt. Nghe tên gọi thì chúng ta cũng có thể hiểu nôm na từ Hán Việt là những từ chúng ta đi vay mượn tiếng Hán (Trung Quốc). Như vậy những từ Hán Việt sẽ có nghĩa gốc từ tiếng Hán. 

Từ Hán Việt là gì? Từ Hán Việt được chúng ta vay mượn từ tiếng Hán và để dùng được theo tiếng Việt, người Việt đã chuyển đổi cách viết thành phiên âm chữ La-tinh. Về mặt âm thanh, những từ Hán Việt có cách đọc khá giống với từ gốc Trung Quốc. 

Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt hiện nay là một bộ phận quan trong trong hệ thống tiếng Việt của chúng ta. Số lượng từ Hán Việt có thể chiếm tới khoảng 60% trong tổng vốn từ vựng tiếng Việt. Từ Hán Việt được công nhận và sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Vì thế chúng ta cũng rất dễ để bắt gặp từ Hán Việt ở bất cứ đâu. Thậm chí nhiều tên người ở Việt Nam cũng sử dụng các từ Hán Việt.

Ví dụ về từ Hán Việt thường gặp như: 

– Nguyệt thực – Hiện tượng mặt trăng bị che khuất.

– Nhật thực – Hiện tượng mặt trời bị che khuất.

– Hải đăng – Ngọn đèn biển.

– Kiểm lâm – Kiểm tra rừng

– Ngư dân – Người dân làm nghề đánh bắt thủy/ hải sản.

– Nội trợ – Làm những việc trong gia đình (nấu ăn, quét dọn, giặt giũ,…).

– Bệnh viện – Nhà thương.

– Lão – Già, lớn tuổi.

– Vô sinh – Không có khả năng sinh nở, không sinh được.

– Thiếu nhi – Những người nhỏ tuổi.

– Đồng bào – (Người) trong cùng một bọc.

– Bệnh nhân – Người bị bệnh.

>>Xem thêm: Tết hàn thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết hàn thực

Nguồn gốc của từ Hán Việt

Trong lịch sử, nước ta đã trải qua hơn 1000 năm bị đô hộ bởi phong kiến phương bắc. Trong suốt thời gian đó việc tiếp xúc với văn hóa, ngôn ngữ nước khác đã ảnh hưởng nhiều lên ngôn ngữ của chúng ta. 

Nguồn gốc của từ Hán Việt là gì?

Nguồn gốc của từ Hán Việt là gì?

Bên cạnh đó việc đi “mượn” tiếng Hán có do ngôn ngữ thuần Việt không có từ ngữ chính xác để diễn tả hoặc từ ngữ thuần Việt dài dòng và phức tạp nên sử dụng từ Hán Việt đơn giản hơn. Khi mượn về, ngôn ngữ tiếng Hán sẽ được phiên âm là đọc theo cách của người Việt. Do đó mặc dù không phải là từ thuần Việt, nhưng chúng đã được điều chỉnh lại để giống tiếng Việt hơn, có thể biểu đạt được sự vật, hiện tượng sát nghĩa hơn. 

Đơn vị cấu thành nên từ Hán Việt là gì?

Xét về bản chất cấu tạo của từ Hán Việt thì những từ này được cấu thành bởi yếu tố Hán và Việt. Bởi hầu hết các từ Hán Việt không được dùng độc lập mà thường ghép với các từ khác để biểu thị trọn vẹn nghĩa. Ví dụ như các từ quốc, sơn, thủy, hải, lâm, thanh,… Chúng rất ít khi được dùng đơn từ như vậy. Thay vào đó chúng sẽ được ghép với các từ khác để diễn đạt chi tiết hơn như: quốc gia, sơn hà, thủy triều, hải sản, lâm nghiệp, thanh niên,…

Phân loại từ Hán Việt

Từ Hán Việt cổ

Từ Hán Việt cổ là những từ được mượn từ tiếng Hán vào trước thời nhà Đường (Trung Quốc).

Một số từ Hán Việt cổ như: phụ (bố), mẫu (mẹ), tươi (tiên),…

Từ Hán Việt

Bao gồm các từ tiếng Hán được sử dụng nhiều trong tiếng Việt trong thời nhà Đường cho đến khoảng thời gian đầu thế kỷ X.

Ví dụ như là các từ gia đình, thanh niên, lịch sử, tự nhiên, thảo mộc.

Từ Hán Việt được Việt hoá

Từ Hán Việt được Việt hóa có đôi chút khác khi có quy luật biến đổi ngữ âm rất đặc biệt. Một số ví dụ cụ thể để bạn hiểu rõ hơn:

Từ “cầu” trong “cây cầu” có âm gốc Hán là “kiều”.

Từ “vợ” có âm gốc Hán là “phụ”.

Từ “góa” trong từ “góa vợ/ góa chồng” có âm gốc Hán là “quả”.

Vai trò của từ Hán Việt trong hệ thống ngôn ngữ

Tìm hiểu vai trò của từ Hán Việt

Tìm hiểu vai trò của từ Hán Việt

Từ Hán Việt biểu thị sắc thái ý nghĩa: từ Hán Việt được dùng để diễn đạt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát về một sự vật sự việc. 

Ví dụ: thảo mộc – cây cỏ, viêm – loét, lâm – rừng, hải – biển.

Từ Hán Việt mang sắc thái biểu cảm: trong nhiều trường hợp, từ Hán Việt được dùng để thể hiện cảm xúc, sử dụng từ Hán Việt với mục đích giảm hoặc tăng sắc thái biểu cảm, thể hiện sự trang trọng, lịch sự. 

Ví dụ: quốc vương – vua một nước, băng hà – chết, từ trần – qua đời, phu nhân – vợ, thiên tử – con trời (vua).

Từ Hán Việt có sắc thái phong cách: một số từ Hán Việt chuyên biệt được dùng trong các lĩnh vực khoa học, chính luận, hành chính. 

Ví dụ: phu thê – vợ chồng, bằng hữu – bạn bè, huynh đệ – anh em, thiên thu – ngàn năm. 

Cách dùng từ Hán Việt hợp lý

Khi chúng ta sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào, điều quan trọng nhất vẫn là giữ gìn trong sáng tiếng Việt. Do vậy dùng từ hán Việt cần lưu ý ngữ cảnh để không bị lạm dụng quá đà. Khuyến khích các bạn chỉ nên sử dụng từ Hán Việt khi từ thuần Việt khó để diễn đạt được đủ và chính xác ý câu nói. Hoặc chưa thể tìm ra được từ thuần Việt phù hợp thì mới sử dụng từ Hán Việt. 

Tránh trường hợp sử dụng những từ Hán Việt trong khi từ thuần Việt cũng có thể biểu thị được đủ ý. Ví dụ như chúng ta dùng từ cha mẹ, bố mẹ thay vì nói phụ mẫu; chúng ta nói trời xanh thay cho từ thanh thiên; dùng từ con trai thay cho nam tử, sử dụng từ con gái thay cho từ nữ nhi;… 

Không phủ nhận từ Hán Việt là một bộ phận trong vốn từ vựng tiếng Việt và góp phần là phong phú ngôn ngữ của chúng ta. Tuy nhiên những từ đi vay mượn thì chỉ nên dùng khi cần thiết. Chẳng lý do gì chúng ta phải sử dụng tiếng nước khác khi tiếng Việt có từ biểu thị đúng ý. Hãy sử dụng ngôn từ có chọn lọc và có ý thức để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu từ Hán Việt là gì. Đồng thời có cái nhìn bao quát hơn về từ Hán Việt trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Mong rằng chia sẻ của thosuaxe.info đã mang tới cho bạn những kiến thức văn học bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.