Tết hàn thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Tết hàn thực

Tết hàn thực từ lâu đã trở thành một ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt chúng ta. Vậy Tết hàn thực là gì? Nguồn gốc của Tết hàn thực là từ đâu? Tết hàn thực mang ý nghĩa như thế nào trong văn hóa? Để hiểu thêm về nét văn hóa truyền thống này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ lần lượt gửi tới bạn những thông tin chính xác nhất về ngày Tết hàn thực.

Tết hàn thực là gì?

Tết hàn thực hay còn gọi với một cái tên quen thuộc hơn đó là Tết thanh minh. Tết hàn thực được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm và là một ngày lễ quan trọng với nhiều thế hệ người Việt. 

Tết hàn thực là gì? Chữ “hàn” có nghĩa là lạnh, “thực” có nghĩa là ăn. Vì thế Tết hàn thực hay được dân gian gọi vui là ngày lễ ăn đồ ăn lạnh. Và cũng đúng như tên gọi, vào ngày này người ta chỉ chuộng ăn những món ăn có tính “hàn” như bánh trôi, bánh chay. 

Tết hàn thực là gì?

Tết hàn thực là gì?

Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nhắc tới ngày Tết hàn thực với cái tên khác là Tết thanh minh trong Truyện Kiều như sau:

“Thanh Minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.”

Có thể thấy Tết hàn thực hay Tết thanh minh là một ngày hội với tiết trời mát mẻ và dễ chịu phù hợp cho các hoạt động vui chơi của con người. Theo quan niệm xưa một năm được chia thành 24 tiết khí, thanh minh là 1 trong số các tiết khí đó. Tết hàn thực vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lại đúng vào ngày trời có tiết thanh minh, tức trời trong xanh, mát mẻ, tươi sáng. 

Tết hàn thực ở Việt Nam không chỉ là một ngày đẹp trời phù hợp để tổ chức các lễ hội mà còn là một ngày quan trọng để con cháu tới thăm viếng phần mộ của ông bà tổ tiên đã khuất. Nghi thức này đã dần trở thành nét văn hóa không thể thiếu mỗi khi đến ngày mùng 3 tháng 3 hằng năm. Do vậy cũng có thể hiểu Tết hàn thực là ngày để những người còn sống thực hiện nghi lễ thăm viếng nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới những người đã khuất.

Tết hàn thực bắt nguồn từ đâu?

Tết hàn thực có nguồn gốc từ Trung Quốc thông qua một câu chuyện truyền miệng dân gian. Qua đó Tết hàn thực mang ý nghĩa là ngày lễ để tưởng nhớ một vị tướng dưới thời nhà Tấn (Trung Quốc) đã một lòng trung thành phó tá nhà vua. Được biết vị hiền sĩ này tên Giới Tử Thôi đã hết lòng vì nhà vua nhưng khi ban thưởng chức tước nhà vua lại quên mất ông. Là một người không màng danh lợi nên ông đã trở về quê và sống với mẹ già trong núi. 

Sau này nhà vua mới nhớ tới Giới Tử Thôi và sai người tới tìm ông. Tuy nhiên Giới Tử Thôi không phải là người tham lam ham danh hám lợi nên đã quyết không xuất hiện để lĩnh thưởng. Vì vậy nhà vua bèn nghĩ ra kế gọi người đốt rừng với mong muốn Giới Tử Thôi sẽ xuất hiện. Nhưng thật không may ông và người mẹ già đã chết cháy trong rừng. 

Nguồn gốc của Tết hàn thực

Nguồn gốc của Tết hàn thực

Lúc này nhà vua cảm thấy ân hận nên đã lập miếu thờ và ra lệnh mọi người không được đốt lửa 3 ngày kể từ ngày mùng 3 tháng 3 và chỉ được ăn đồ ăn nguội nấu sẵn. Và sau này ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch đã trở thành ngày lễ để tưởng nhớ vị hiền sĩ này. Đồng thời đó cũng chính là nguồn gốc của tên gọi Tết hàn thực.

Như vậy chúng ta có thể thấy Tết hàn thực của chúng ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên khi xuất hiện ở Việt Nam, Tết hàn thực đã được biến đổi khá nhiều để phù hợp với văn hóa truyền thống và văn hóa tâm linh của người Việt. 

Tết hàn thực ở Việt Nam không cần kiêng lửa và cũng không phải là để tưởng nhớ tới vị hiền sĩ Trung Quốc mà là để tỏ lòng thành kính với tổ tiên của mình. Ngày Tết hàn thực chúng ta sẽ tới thăm mộ, dọn cỏ lau chùi mộ phần và thắp hương cúng bái để thể hiện sự biết ơn tới những người đã khuất. Và do đó, người Việt chúng ta hay gọi ngày này là ngày lễ tảo mộ. Cách gọi này phổ biến hơn cách gọi Tết hàn thực.

Ý nghĩa của ngày Tết hàn thực là gì đối với người Việt?

Tết hàn thực ở Việt Nam hay còn gọi là Tết thanh minh hay lễ tảo mộ có mục đích chính là hướng về cội nguồn, hướng về ông bà tổ tiên đã mất. Vì thế ý nghĩa của ngày này cũng trở nên quan trọng hơn trong tâm trí của chúng ta. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của ngày Tết hàn thực là gì nhé:

Ý nghĩa ngày Tết hàn thực là gì trong văn hóa người Việt?

Ý nghĩa ngày Tết hàn thực là gì trong văn hóa người Việt?

  • Tết hàn thực mang ý nghĩa to lớn về giá trị đạo đức của con người. Bởi đây là ngày lễ để chúng ta có thể bày tỏ lòng thành biết ơn tới các bậc tiền nhân đã khuất.
  • Ngày Tết hàn thực là ngày quan trọng để gia đình sum họp cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng nhau chuyện trò.
  • Tết hàn thực mang ý nghĩa về truyền thống văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp. Là dịp để con cháu có ý thức hơn về sự biết ơn và lòng thành kính đối với tổ tiên.
  • Tết hàn thực là dịp tuyệt vời để kết nối các thế hệ trong gia đình. Để con cháu hiểu hơn về người lớn trong nhà.
  • Tết hàn thực có ý nghĩa rằng: Dù chúng ta là ai, ở bất cứ đâu, đang bận rộn thế nào thì cũng phải dành 1 ngày để về thăm viếng phần mộ tổ tiên và ăn bữa cơm với gia đình.
  • Tết hàn thực còn là dịp phù hợp để tổ chức hội xuân.

>>Xem thêm: Healthy là gì? Tác dụng của lối sống healthy đối với sức khỏe 

Hướng dẫn làm mâm cúng Tết hàn thực

Người Việt chúng ta rất quan trọng các hình thức lễ nghi, đặc biệt là những ngày lễ tết. Trong ngày Tết hàn thực chúng ta sẽ phải làm mâm cúng lễ để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn những món đồ lễ vật cần thiết khi chuẩn bị mâm lễ.

Đồ lễ cúng khi ra mộ

Tết hàn thực có tên gọi khác là lễ tảo mộ, vì thế ngày này người người nhà nhà sẽ ra thăm mộ phần của gia tiên để dọn cỏ dại mọc, lau chùi và thắp hương. Khi ra mộ cần chuẩn bị một số món đồ lễ để bày trước mộ tổ tiên khi cúng bái. Các món đồ lễ không thể thiếu khi đi tảo mộ đó là:

  • Giấy ngũ sắc, quần áo giấy, 1 bó hương thơm, đèn dầu, giấy tiền vàng bạc âm 
  • Các loại bánh kẹo và trái cây tươi
  • Hoa tươi
  • Trầu cau, rượu
  • Một chai nước sạch
  • Bánh trôi, bánh chay 
  • Một bộ tam sinh

Các món đồ lễ khi mang đến mộ phải được bày gọn gàng ra đĩa. Bạn có thể đem them chiếu hoặc tấm bìa lớn để trải ra rồi hãy để đĩa đồ cúng lên. 

Đồ lễ cúng tại gia

Song song với việc cúng ở ngoài mộ thì bạn cũng phải thực hiện nghi lễ thắp hương, cúng bái ở bàn thờ gia tiên tại nhà. Do đó cần chuẩn bị thêm một mâm cúng khác để làm lễ tại gia với ý nghĩa là mời ông bà tổ tiên về mời cỗ sau khi đã mời ở ngoài mộ. CHính vì thế mà mâm cỗ cúng tại nhà có phần cầu kỳ và tươm tất hơn. 

Các món ăn, đồ lễ cần có khi thắp hương Tết hàn thực tại nhà bao gồm một mâm cơm canh mặn và các món ăn chay như bánh kẹo hoa quả. Cụ thể:

Mâm cơm canh mặn gồm các món:

  • Xôi (có thể là xôi đậu, xôi dừa, xôi nếp, xôi gấc, xôi hạt sen, …)
  • Gà luộc
  • Nem, chả, giò
  • Món canh rau (canh miến, canh măng, canh xương ninh,…)
  • Món rau củ xào 
  • Bánh trôi, bánh chay
  • 6 bát và đũa mới

Mâm cơm cúng ngày Tết hàn thực

Mâm cơm cúng ngày Tết hàn thực

Một số món đồ lễ khác cần có:

  • Trái cây tươi ngon (rửa sạch)
  • Hoa tươi (thường nên chọn hoa cúc màu trắng hoặc vàng)
  • Hương bó và vàng mã 
  • Đèn hoặc nến (ưu tiên dùng đèn cho an toàn)
  • Trầu cau
  • Nước sạch
  • Rượu trắng
  • Bánh kẹo
  • Trà sen
  • Thuốc lá

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan tới ngày Tết hàn thực. Bài viết đã giúp bạn hiểu hơn Tết hàn thực là gì, Tết hàn thực có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa như thế nào. Hy vọng những thông tin trong bài có thể mang tới cho bạn những điều thú vị giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa văn hóa của ngày Tết hàn thực của chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.