Hiện tượng trăng máu là gì? Mặt trăng máu xuất hiện khi nào?

Mặt trăng máu là hiện tượng thiên nhiên vô cùng độc đáo được rất nhiều người quan tâm. Vậy hiện tượng mặt trăng máu là gì? Mặt trăng máu xuất hiện khi nào và trong bao lâu? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp tới các bạn một vài thông tin liên quan đến mặt trăng máu giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên đây.

Mặt trăng máu là gì?

Trăng máu (hay còn được gọi bằng một số cái tên khác là trăng huyết, nguyệt huyết,…) là một hiện tượng thiên văn thú vị có từ rất lâu. Khi hỏi về mặt trăng máu là gì thì các nhà nghiên cứu thiên văn đã chỉ ra rằng, trăng máu là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần. 

Trăng máu không phải lúc nào cũng xuất hiện. Đây là một hiện tượng phải gọi là siêu hiếm bởi thực tế không phải khi nào nguyệt thực diễn ra cũng xuất hiện kèm theo hiện tượng trăng máu. Vì sao lại gọi là mặt trăng máu? Khi có nguyệt thực toàn phần, mặt trăng lúc này sẽ khi quan sát từ trái đất sẽ thấy có màu đỏ rực như máu. Vì vậy người ta gọi là mặt trăng máu. 

Với cái tên gọi mặt trăng máu, không ít nguồn tin đã truyền nhau rằng khi mặt trăng máu xuất hiện cũng là lúc thế giới xảy ra nhiều sự kiện kỳ lạ, thậm chí còn có ý kiến cho rằng mặt trăng máu là ám chỉ cho ngày tận thế của trái đất. Tuy nhiên trên thực tế trăng máu là một hiện tượng thiên văn tự nhiên và không mang bất kỳ yếu tố tâm linh nào. 

Hiện tượng mặt trăng máu
Hiện tượng mặt trăng máu

Để giải thích hiện tượng mặt trăng máu là gì, bạn có thể hiểu như sau: Mặt trăng máu sẽ xuất hiện khi mặt trăng bắt đầu di chuyển vào vùng bóng tối của trái đất. Như vậy trái đất sẽ là vật che khuất mặt trăng khỏi ánh sáng từ phía mặt trời. Những tia sáng khúc xạ từ mặt trời xuyên qua tầng khí quyển của trái đất sẽ tạo ra những ánh sáng khiến cho mặt trăng có màu đỏ rực như máu. Cùng với đó, mặt trăng lúc này sẽ tối hơn bình thường và xuất hiện màu đỏ nhạt bởi nó đang đi qua vùng bóng tối của trái đất.

Lý giải màu đỏ của mặt trăng máu

Như đã biết, mặt trăng không có màu và nó sáng được nhờ ánh sáng phản chiếu từ mặt trời. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ khiến trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời làm ngăn cản các tia sáng từ mặt trời chiếu tới mặt trăng. Vì vậy khi có nguyệt thực hầu như mặt trăng thường tối đen và không có ánh sáng.

Lý giải màu của mặt trăng máu
Lý giải màu của mặt trăng máu

Nhưng trong một vài trường hợp vẫn có số ít các tia sáng từ mặt trời có thể chiếu được tới mặt trăng bằng cách gián tiếp thông qua bầu khí quyển của trái đất. Ánh sáng mặt trời khi đi qua khí quyển sẽ bị lọc ra một số màu có bước sóng ngắn trong quan phổ ánh sáng. Các màu bị lọc là xanh lam, chàm, tím,.. 

Như vậy các màu sắc có bước sóng dài (cam, đỏ, vàng) sẽ xuyên qua khí quyển khúc xạ tại rìa trái đất và chiếu lên mặt trăng. Và những màu sắc có bước sóng dài này đã khiến mặt trăng có màu đỏ như tên gọi của nó.

>>Xem thêm: Nguyệt thực là gì? Tìm hiểu về nguyệt thực

Mặt trăng máu xuất hiện khi nào?

Trăng máu là hiện tượng thiên văn siêu hiếm nên mỗi lần xuất hiện đều nhận được sự quan tâm của đông đảo những người yêu thích thiên văn. Mặt trăng máu xuất hiện ở những lần nguyệt thực toàn phần khi mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng với nhau (và đây cũng là một trường hợp đặc biệt hơn của nguyệt thực). 

Theo như thống kê của nhiều nghiên cứu khoa học thì hiện tượng trăng máu mới chỉ xuất hiện 4 lần trong vòng 500 năm qua. Con số ít ỏi này cũng đủ để bạn thấy rằng đây thực sự là một hiện tượng thiên văn rất hiếm gặp.

Bên cạnh hiện tượng mặt trăng máu còn có một hiện tượng tương tự gọi là siêu mặt trăng máu. Vậy siêu mặt trăng máu là gì? 

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng mặt trăng quay xung quanh trái đất theo một quỹ đạo có hình elip. Vì vậy, mỗi tháng mặt trăng đều sẽ đi qua hai điểm đó là perigee (điểm gần với trái đất nhất) và apogee (điểm xa trái đất nhất). Mỗi lần mặt trăng ở gần trái đất nhất, chúng ta quan sát từ trái đất sẽ thấy nó lớn hơn bình thường, khi đó nó nên được gọi là siêu trăng.

Hiện tượng siêu trăng máu
Hiện tượng siêu trăng máu

Siêu trăng và mặt trăng máu thực chất là hai hiện tượng riêng biệt không phải lúc nào cũng xảy ra cùng một lúc. Tuy nhiên sẽ có những thời điểm siêu trăng lại diễn ra trùng với hiện tượng nguyệt thực toàn phần dẫn đến khi ấy trăng to nhất và có màu đỏ nên được gọi bằng thuật ngữ mới là siêu trăng máu.

Hiện tượng siêu mặt trăng máu diễn ra gần đây nhất là vào ngày 26/05/2021. Theo dự đoán của các nhà thiên văn học, hiện tượng này sẽ xuất hiện lần tiếp theo vào ngày 08/10/2033. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về mặt trăng máu giúp bạn lý giải câu hỏi mặt trăng máu là gì. Hy vọng những kiến thức thiên văn trong bài đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị. Nếu có cơ hội bạn hãy tận mắt ngắm hiện tượng thiên nhiên độc đáo này một lần để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.