Contents
Sóng điện từ là gì? Đặc tính của sóng điện từ
Sóng điện từ còn gọi là sóng EM. Đây là loại sóng được hình thành do kết quả của sự dao động giữa điện trường và từ trường. Sóng điện từ có một số đặc điểm sau:

- Sóng điện từ truyền được trong môi trường nào? Nó có thể truyền đi qua không khí, vật liệu rắn và cả môi trường chân không. Sóng điện từ truyền từ không khí vào nước hay các môi trường khác với tốc độ truyền không đổi là 3.108 m/s. Đây là loại sóng duy nhất có thể truyền được trong chân không.
- Không có khối lượng.
- Vận tốc bằng tốc độ ánh sáng.
- Tần số sóng điện từ sẽ không thay đổi.
- Sóng điện từ là sóng dọc hay sóng ngang? Sóng điện từ là sóng ngang.
- Sóng điện từ có mang năng lượng không? Có ý kiến cho rằng sóng điện từ không mang năng lượng. Đây là quan niệm sai lầm. Thực tế, loại sóng mang năng lượng.
- Bước sóng của sóng điện từ thay đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Bước sóng có thể từ vài mét tới vài kilomet.
- Sóng điện từ phát ra có thể gây nhiễu cho các thiết bị khác. Ngoài ra, nó cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người và môi trường xung quanh.
Ứng dụng của sóng điện từ
Trong tự nhiên, sóng điện từ có mặt ở khắp nơi. Nhiệt từ ngọn lửa, ánh sáng mặt trời, tia X sử dụng trong y học, năng lượng sử dụng để nấu ăn trong lò vi sóng,… đều là các dạng của sóng điện từ (bức xạ điện từ). Các máy bộ đàm, đài phát thanh AM, FM,… đều sử dụng sóng điện từ. Ngoài ra, các thiết bị truyền dữ liệu và tín hiệu như điện thoại di động, máy mở cửa nhà để xe, radar, mạng wifi,… đều sử dụng sóng điện từ.

Xem thêm: Kiến thức Vật Lý: Điện trở mắc song song, điện trở mắc nối tiếp
Các loại sóng điện từ
Sóng điện từ có 7 loại: Sóng radio, hồng ngoại, vi sóng, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia cực tím và tia gamma. Đặc điểm cụ thể của các loại sóng điện từ này như sau:
– Sóng radio: Còn gọi là sóng vô tuyến. Sóng radio thường có ít tương tác với vật chất bởi năng lượng của các photon rất nhỏ. Vì vậy, chúng có thể đi qua khoảng cách dài mà không bị mất năng lượng. Do đó, sóng radio được sử dụng để truyền thông tin từ xa như trong kỹ thuật phát thanh, truyền thanh.

Xem thêm: Trọng lực là gì?Cảm biến trọng lực là gì? Vai trò của trọng lực
– Sóng vi sóng: Còn gọi là sóng viba. Đây là loại sóng được ứng dụng trong hoạt động của lò vi sóng. Tần số dao động của lò vi sóng sẽ trùng với tần số cộng hưởng của nhiều phân tử hữu cơ trong các loại thức ăn. Sóng trong vi sóng bị hấp thụ mạnh bởi các phân tử hữu cơ, làm chúng nóng lên. Khi đó, năng lượng sóng được chuyển thành năng lượng nhiệt của các phân tử.
– Tia hồng ngoại: Là bức xạ điện từ, có bước sóng dài hơn so với sóng ánh sáng và ngắn hơn so với bước sóng của sóng vi sóng. Tia hồng ngoại thường được sử dụng trong điều trị bệnh, giúp tiêu diệt các tế bào đang bị tổn thương. Đồng thời, tia hồng ngoại cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh tật.
– Ánh sáng có thể nhìn thấy: Ánh sáng có thể nhìn thấy trong sóng điện từ là gì? Sóng ánh sáng giúp chúng ta có thể nhận biết được màu sắc trong không gian. mắt cảm nhận được ánh sáng do sự kết hợp của một số màu sắc có bước sóng khác nhau. Ví dụ ánh mặt trời khi qua lăng kính hoặc màn hơi nước sau khi trời mưa sẽ tạo thành vệt sáng 7 màu là cầu vồng với các màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

– Tia cực tím: Còn gọi bằng cái tên khác là tia tử ngoại. Đây là bức xạ được phát ra từ các nguồn có nhiệt độ cao trên 300°C, ánh sáng mặt trời, đèn thủy ngân hoặc trong các ứng dụng hồ quang điện.
– Tia X: Là một loại sóng điện từ dùng trong y học, đặc biệt là những ứng dụng điều trị các tế bào ung thư nông. Tia X có thể sử dụng để phá hủy các tế bào thừa như sẹo lõm, sẹo lồi. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong chụp X-quang, chuyên ngành chấn thương chỉnh hình,…
– Tia gamma: Sự khác biệt giữa tia X và tia gamma là ở nguồn gốc. Tia gamma phát ra từ hạt nhân nguyên tử, còn tia X được sinh ra ở ngoài nhân. Tia gamma được sản xuất trong các phòng thí nghiệm bằng cách bắn phá các hạt nguyên tử bằng proton và notron hoặc trong các vụ nổ hạt nhân.
Với những thông tin trên, mong rằng bạn đọc đã nắm được sóng điện từ là gì và những đặc tính quan trọng của sóng điện từ, ứng dụng của nó trong đời sống. Rất mong nhận được comment góp ý từ bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.