Rau sam – loại cây quen thuộc trong đời sống của con người. Không chỉ là vị thuốc chữa bệnh trong Đông y mà rau sam còn được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Vậy bạn có biết cây rau sam như thế nào không? Rau sam có tác dụng gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về cây rau sam ngay sau đây nhé!
Contents
Rau sam là cây gì?
Rau sam hay mã xỉ thái, trường thọ thái có tên khoa học là “Portulaca oleracea”. Đây là loại cây thân thảo, có thân bò sát đất và thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt bên bờ ruộng, bãi đất trống hay sông suối…
Rau sam có thân mọng nước, nhẵn và không có lông; dài khoảng 15 – 20cm, có màu hơi đỏ hoặc tím đỏ. Lá rau sam là lá đơn, có hình bầu dục và mặt trên nhẵn bóng. Hoa sam có 5 cánh màu vàng và không có cuống. Rau sam thường sẽ ra hoa vào cuối xuân cho đến giữa mùa thu.
Vậy rau sam có mấy loại? Rau sam chỉ có duy nhất 1 loại với những đặc điểm như trên. Rau sam có thể dùng để ăn tươi hoặc cây rau sam phơi khô để làm thuốc uống, có tác dụng trị bệnh rất tốt.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa rau sam và rau đắng biển. Tuy nhiên 2 loại rau này hoàn toàn khác nhau. Rau đắng biển thì có hoa màu trắng, lá và thân đều mọng nước. Ngoài ra thì lá rau đắng biển có hình bầu tròn với màu xanh nhạt hơn. Trong khi đó thì rau sam lại có hoa màu vàng, thân cây và lá đều có màu xanh đậm hơn rất nhiều.
Rau sam có tác dụng gì?
Rau sam có vị chua, mát và ăn không hề đắng. Vậy bạn có biết rau sam trị bệnh gì không? Trừ phần rễ thì tất cả các bộ phận khác của rau đều có thể đem đi chế biến. Không chỉ được dùng như một loại thực phẩm đơn giản mà nó còn được đánh giá là một vị thuốc Đông y với nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe như:
Tốt cho hệ thần kinh
Rau sam đã được chứng minh chính là có khả năng bảo vệ hệ thần kinh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các thành phần được tìm thấy bên trong rau sam có tác dụng trong việc loại bỏ đi các gốc tự do và làm giảm quá trình chết đi của tế bào thần kinh bên trong cơ thể.
Ngoài ra, các chất có trong rau sam còn có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh do tình trạng thiếu oxy gây ra hay sự ức chế enzym acetylcholinesterase – chất thường gặp đối với người mắc bệnh Alzheimer. Vì vậy mà việc sử dụng rau sam cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị Alzheimer.
Khả năng chống viêm
Với sự có mặt của omega-3, các chất nhầy cùng với chất khoáng nên rau sam có tác dụng rất tốt với việc giảm đau và chống viêm. Đặc biệt, với các tình trạng đau do tiêu hóa hay một số bệnh có liên quan đến đường tiết niệu.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Theo như kết quả của một số nghiên cứu thì việc sử dụng rau sam sẽ giúp cải thiện tình trạng của người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nguyên nhân là do rau sam có tác dụng giảm thiểu các axit béo tự do có trong máu, giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể, giảm đường huyết đói cũng như làm giảm tăng men gan.
Tốt cho tim mạch
Với hàm lượng khá cao Omega-3 và Kali nên rau sam còn có tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Sử dụng rau sam sẽ giúp hạn chế tình trạng rối loạn nhịp tim, điều chỉnh hàm lượng cholesterol có trong máu cũng như giúp ổn định huyết áp…
Tốt cho hệ tiêu hóa
Rau sam cũng được đánh giá cao trong việc hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và tiết niệu, giúp cải thiện tình trạng táo bón, đường ruột… Ngoài ra, nó còn có tác dụng đào thải các chất dịch dư thừa trong cơ thể, giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.
Thanh lọc cơ thể và giải nhiệt
Rau sam có tính mát nên có tác dụng rất tốt trong việc thanh lọc cũng như giải nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng nó với nhiều cách chế biến khác nhau như: nấu canh, ép nước uống hay sắc nước…
Tốt cho hệ thống xương khớp
Trong rau sam có chứa hàm lượng canxi cao nên rất tốt cho hệ thống xương khớp. Ngoài ra, vitamin E và chất glutathione có trong rau cũng có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi sự ảnh hưởng của các yếu tố gây hại.
Phòng chống ung thư
Các hợp chất như cerebroside, polysacarit, alkaloid hay homoisoflavonoid được tìm thấy trong rau sam có vai trò loại bỏ đi các tế bào gây ung thư và tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể.
Rau sam kỵ với gì?
Rau sam được biết đến là một loại thực vật lành tính nên nó được khá nhiều người lựa chọn để nấu ăn vào mùa hè. Trong Đông y thì rau sam được coi là một vị thuốc hoàn hảo. Tuy nhiên khi bạn lựa chọn rau sam để chế biến thì cũng cần phải biết loại rau này kỵ với gì để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Theo như các chuyên gia thì rau sam không nên nấu cùng với thịt ba ba, thịt rùa hay trứng vịt lộn. Nguyên nhân là bởi trong rau sam có chứa tính hàn mà 3 loại thực phẩm trên cũng có tính hàn. Vì vậy khi kết hợp chúng với nhau thì có thể gây ra các phản ứng phụ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể.
Một số lưu ý khi dùng rau sam:
- Rau sam có tốt cho bà bầu? Rau sam có tính hàn nên phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh sử dụng. Bởi nó có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc là gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Không đun nấu rau sam quá kỹ khi chế biến bởi sẽ khiến cho rau bị mất đi các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
- Những người bị tiêu chảy nặng, cấp tính thì cũng không nên dùng rau sam hoặc nếu có thì nên kết hợp nó cùng với các loại thuốc có vị cay và ấm.
- Trong rau sam có chứa 2 thành phần là nitrate và oxalate nên người có tiền sử về bệnh sỏi thận cũng nên tránh sử dụng.
Rau sam nấu gì ngon?
- Rau sam nấu canh tôm
Rau sam nấu tôm là một trong những món canh thanh đạm, rất dễ ăn. Cách làm món ăn này cũng khá đơn giản, là món canh hấp dẫn trong bữa cơm của gia đình bạn.
- Rau sam nấu canh cua
Một trong những món ngon được chế biến từ rau sam chính là rau sam nấu canh cua. Món rau sam nấu canh cua với vị thơm ngon, hấp dẫn, đặc biệt còn giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể rất hiệu quả.
- Rau sam luộc
Để chế biến được món rau sam luộc thì bạn chỉ phải cần rửa sạch ra và đun sôi nồi nước. Sau đó cho rau sam vào luộc trong khoảng 5 – 10 phút thì vớt ra là được. Món rau sam luộc này bạn có thể chấm cùng với nước mắm và ăn cùng với cơm đều rất ngon.
- Rau sam xào tỏi
Bạn cần phải rửa sạch rau sam rồi đun sôi nồi nước và cho rau vào luộc sơ trong khoảng 3 – 4 phút rồi vớt ra đĩa cho ráo nước. Tiếp đến bạn cho tỏi vào chảo phi thơm và cho rau sam đã luộc sơ vào xào ở lửa nhỏ khoảng 3 – 5 phút. Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng là bạn đã được một món xào hấp dẫn rồi.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết được rau sam có tác dụng gì và cách sử dụng đúng để tránh những tác dụng không mong muốn.