Lương tâm là gì? Làm sao để trở thành người có lương tâm?

Lương tâm là yếu tố quan trọng trong đời sống xã hội và đạo đức của con người, giúp chúng ta phân biệt được thiện – ác, đúng – sai hay trái – phải. Vậy bạn có biết lương tâm là gì không? Dấu hiệu nhận biết người có lương tâm là gì? Ý nghĩa và cách để trở thành người có lương tâm? Tất cả những vấn đề này sẽ được chia sẻ ngay sau đây!

Lương tâm là gì?

Thực tế thì lương tâm là khái niệm chỉ ý thức chủ quan về đạo đức cũng như trách nhiệm của con người. Nó giúp chúng ta phân biệt được đúng sai, điều khiển hành vi và thực hiện bổn phận.

Lương tâm - ý thức chủ quan về đạo đức và trách nhiệm của con người
Lương tâm – ý thức chủ quan về đạo đức và trách nhiệm của con người

Lương tâm được hình thành từ chính quá trình sống và giáo dục, luôn “đồng hành” song song cùng với con người trong mọi hoàn cảnh. Khi mà chúng ta làm theo lương tâm thì bản thân sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui sướng. Ngược lại, nếu như thực hiện hành vi trái với lương tâm thì hầu như mọi người đều cảm thấy tội lỗi và sợ hãi.

Lương tâm được ví như là hạt giống luân lý của nhân cách. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cách cư xử cũng như quan hệ của từng cá nhân đối với xã hội. Thông thường, những người sống có lương tâm và trách nhiệm thì luôn nhận được sự tin yêu của mọi người xung quanh.

Trái ngược với lương tâm chính là không có lương tâm hay vô lương tâm. Người được xem là vô lương tâm khi mà người đó không có một chút cảm giác áy náy hay hối hận khi vi phạm một tội lỗi hoặc không cảm thấy thương xót cho một ai đó khi họ gặp chuyện khó khăn, đau khổ. Thậm chí người vô lương tâm còn thực hiện những hành vi tàn nhẫn đối với người khác hoặc với chính những người thân yêu của mình.

Người có lương tâm là người như thế nào?

Lương tâm chính là mặt trong của con người. Người khác không thể nhìn thấy lương tâm của bạn thông qua suy nghĩ mà thay vào đó họ chỉ có thể đánh giá khi bạn hành động hoặc thậm chí là phải hành động nhiều lần. Vậy dấu hiệu nhận biết người có lương tâm là gì?

Một người sống có lương tâm là người biết trân trọng cũng như tôn trọng những gì xung quanh mình (từ bản thân, gia đình, bạn bè cho đến xã hội hay thiên nhiên). Nói cách khác, một người sống có lương tâm là người có ý thức về nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình đối với bản thân và cộng đồng.

Người có lương tâm
Người có lương tâm

Người có lương tâm còn phải là người biết phân biệt đúng sai, thiện ác hay phải trái trong mọi tình huống và hành động. Bản thân mỗi người phải biết tự giám sát cũng như tự đánh giá bản thân, không ngần ngại sửa chữa những sai lầm của mình và cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Người sống có lương tâm là một người biết cảm thông, chia sẻ cũng như giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoặc cần đến sự quan tâm. Bản thân họ cũng phải là người biết sống nhân văn, chân thiện và lan tỏa được những giá trị tốt đẹp ra bên ngoài.

Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái?

Trên thực tế, khi muốn phân tích sâu sắc lương tâm của một người thì người ta thường chia ra thành 2 trạng thái, đó là:

Lương tâm cắn rứt

Khi một người làm điều bất công hay vi phạm các chuẩn mực đạo đức thì trong lòng họ sẽ cảm thấy tội lỗi và tự trách bản thân. Trạng thái lương tâm này giúp cho con người điều chỉnh hành vi của mình theo quy luật của xã hội.

Ví dụ: Hành vi gian lận trong thi cử luôn khiến học sinh lo lắng, sợ thầy cô phát hiện, sợ thầy cô phạt và lương tâm luôn cắn rứt.

Lương tâm cắn rứt
Lương tâm cắn rứt

Lương tâm thanh thản

Khi chúng ta hành động theo các quy tắc hay chuẩn mực đạo đức của xã hội thì con người cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với chính mình. Trạng thái nhận thức này giúp cho chúng ta tự tin hơn vào bản thân và thúc đẩy được tính tích cực trong hành động của mình.

Ví dụ: Bạn nhặt được một số tiền lớn nhưng bạn đang phân vân không biết nên trả lại cho người đánh mất hay giữ lại. Tuy nhiên, lương tâm của bạn sẽ không cho phép điều này và cuối cùng bạn đã trả lại được tiền cho người đã mất. Lúc này bạn cảm thấy thanh thản và hạnh phúc trong giây lát bởi vì bạn đã làm được một việc tốt.

Ý nghĩa của lương tâm là gì?

Lương tâm là nguồn hạnh phúc bên trong của mỗi con người. Khi có lương tâm trong sáng thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thức được giá trị của bản thân và tìm thấy được niềm vui của tâm hồn. Sống có lương tâm cũng giúp cho con người tránh những sự bất cẩn có thể gây ra bất hạnh cho mình hay những người khác. Hiểu một cách đơn giản thì lương tâm là điều kiện cần thiết để bản thân hạnh phúc.

Lương tâm - nguồn hạnh phúc của mỗi người
Lương tâm – nguồn hạnh phúc của mỗi người

Sống có lương tâm chính là sống có tự trọng. Nó còn là động lực để mỗi chúng ta làm ra những điều tốt đẹp. Khi có lương tâm thì mỗi cá nhân sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình, dũng cảm nhận lỗi cũng như kiên quyết sửa chữa lỗi lầm ấy. Lương tâm chính là nguồn gốc của mọi việc thiện và hướng đến sự thành công.

Lương tâm cũng giúp cho chúng ta sống nhân ái và biết sẻ chia với mọi người xung quanh. Khi có lương tâm thì chúng ta sẽ tránh xa điều ác, không còn hận thù hay đố kỵ. Yếu tố này còn giúp cho con người biết nhường nhịn, không ganh đua hay phân biệt rõ ràng đúng và sai. Những người sống có lương tâm thì đều luôn mong muốn làm điều tốt đẹp cho người khác.

Làm sao trở thành người có lương tâm?

Như đã nói, lương tâm thường tồn tại ở 2 trạng thái khác nhau đó là thanh thản và cắn rứt. Dù có sở hữu lương tâm ở trạng thái nào đi chăng nữa thì nó đều là có ý nghĩa tích cực đối với bản thân mỗi người. Vậy bạn cần làm gì để trở thành người có lương tâm?

Thường xuyên rèn luyện tư tưởng và đạo đức

Vấn đề đạo đức và lương tâm của con người cần phải được rèn luyện thường xuyên. Có thể thông qua sách vở, bài học thực tế hoặc lời dạy dỗ từ những người đi trước.

Chỉ cần là người có ý chí hướng thiện và mong muốn cải tạo bản thân trở thành người có ích cho xã hội thì đều sẽ nhanh tiến bộ.

Rèn luyện tư tưởng đạo đức
Rèn luyện tư tưởng đạo đức

Hãy biến ý thức đạo đức trở thành thói quen đạo đức và duy trì nó một cách thường xuyên nhất. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy từng hành động của mình trở nên có ý nghĩa hơn.

Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đạo đức đối với cộng đồng

Sống và làm việc theo pháp luật chính là nhiệm vụ chung của con người. Đây cũng chính là cách để bạn bảo vệ bản thân và thực hiện trách nhiệm công dân của mình đối với đất nước.

Ngay cả những người vô lương tâm thì họ cũng cần phải thực hiện. Bởi vậy muốn trở thành người có lương tâm thì bạn càng phải thể hiện tốt phần trách nhiệm của mình.

Duy trì các mối quan hệ theo hướng tích cực

Để trở thành người có lương tâm thì bạn hãy học cách bồi dưỡng cho các mối quan hệ của mình trở nên tốt đẹp hơn. Bằng cách đó là quan tâm, chia sẻ và yêu thương đối phương thì tự khắc tình cảm sẽ càng trở nên gắn kết hơn.

Duy trì mối quan hệ hiện có
Duy trì mối quan hệ hiện có

Bạn đừng bao giờ để sự hận thù, sân si hay hơn thua xuất hiện trong tâm trí mình. Thay vào đó bạn chỉ nên đánh giá, nhận xét và phê phán bản thân để phấn đấu cho các mục tiêu tốt hơn.

Khi bản thân bạn trao đi yêu thương thì bạn cũng sẽ nhận lại yêu thương. Khi bạn trao đi sự ích kỷ thì bạn cũng sẽ nhận lại sự ích kỷ từ người khác. Vậy nên cuộc sống là để cho đi và bạn cũng sẽ nhận lại những nhiều điều tốt đẹp hơn thế.

Như vậy bạn đã hiểu được lương tâm là gì rồi đúng không nào? Có thể thấy, lương tâm chính là yếu tố quan trọng giúp chúng ta dần trưởng thành hơn về mặt đạo đức, luôn sẵn sàng lan tỏa những điều tốt đẹp đến với cộng đồng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.