Mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì? Có những kiểu nhượng quyền nào?

Thuật ngữ nhượng quyền thương hiệu là gì? Tại sao hiện nay xu hướng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương hiệu lại trở nên phổ biến? Có những kiểu nhượng quyền thương hiệu nào? Để tìm hiểu chi tiết nhượng quyền thương hiệu là gì và những lý thuyết về thương hiệu, mời các bạn cùng theo dõi ngay bài viết sau đây.

Tìm hiểu nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh trong đó một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó ký kết hợp đồng để được sử dụng thương hiệu/tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định để kinh doanh trong một thời gian theo thỏa thuận. Khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu, bên nhận nhượng quyền sẽ có một ràng buộc tài chính nhất định với bên nhượng. Nó có thể là một khoản chi phí hoặc là chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.

Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay
Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Kinh doanh kiểu nhượng quyền thương hiệu là gì? Hiện tại, hình thức này dần trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như: đồ uống, ẩm thực, thời trang, thiết bị nội thất, vật liệu xây dựng,… Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu có thể thực hiện trong bất kỳ ngành nghề nào có tài sản sở hữu trí tuệ hoặc những thương hiệu nổi tiếng, kinh doanh hiệu quả.

Tác dụng khí nhượng quyền thương hiệu là gì?

Kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu sẽ mang đến cho cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền những lợi ích nhất định. 

Đối với bên nhận nhượng quyền

Kinh doanh theo hình thức này bạn sẽ được phép sử dụng hình ảnh, tên thương hiệu đã thành công trên thị trường. Điều này giúp mô hình của bạn có độ uy tín và tin cậy hơn. Cùng với đó bạn cũng tiết kiệm được kha khá chi phí cho việc marketing giới thiệu sản phẩm. Nhận diện thương hiệu là gì đó cũng không cần thiết bởi các thương hiệu lớn đã có một vị trí và tệp khách hàng mục tiêu nhất định, vì vậy bạn không phải loay hoay trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu như kinh doanh một thương hiệu mới hoàn toàn.

Hơn nữa tùy vào kiểu nhượng quyền mà bạn ký kết, mô hình của bạn có thể sẽ được hướng dẫn quy trình vận hành, chiếc lược kinh doanh. Hoặc cũng có thể là được chia sẻ công nghệ sản xuất, bí quyết sản xuất sản phẩm, hỗ trợ đào tạo nhân viên,… giúp việc kinh doanh trở nên hiệu quả. Ngoài ra mô hình nhượng quyền sẽ có nhiều ưu đãi khi mua nguyên liệu, sản phẩm từ đơn vị nhượng quyền. Điều này góp phần giúp các bạn giảm được chi phí sản xuất, mua nguyên vật liệu, gia tăng lợi nhuận.  

Nhượng quyền thương hiệu giúp mở rộng quy mô  
Nhượng quyền thương hiệu giúp mở rộng quy mô

Đối với bên nhượng quyền

Với mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ được mở rộng quy mô, có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng ở nhiều khu vực khác nhau. Những người kinh doanh nhượng quyền sẽ giúp thương hiệu của bạn phát triển rộng khắp, việc nhận diện thương hiệu cũng trở nên tốt hơn. Ngoài ra lợi nhuận mà bên nhượng thu về thì các hợp đồng nhượng quyền cũng là một khoản thu nhập tương đối lớn.

>Xem thêm: Doanh nhân là gì? Tố chất doanh nhân là gì?

Các kiểu nhượng quyền phổ biến hiện nay

Hiện nay mô hình nhượng quyền có nhiều kiểu khác nhau, tùy vào nhu cầu và chi phí đầu tư ban đầu mà bạn có thể lựa chọn kiểu nhượng quyền sao cho phù hợp với định hướng kinh doanh của bản thân. Tham khảo các kiểu nhượng quyền phổ biến hiện nay:

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện (full business format franchise)

Bạn có thể hiểu đây là hình thức nhượng quyền “trọn gói”. Khi đó bạn sẽ được ký hợp đồng có thời hạn từ 5 đến 30 năm tùy vào tiềm lực tài chính của công ty.

Đặc điểm nhượng quyền kinh doanh toàn diện là gì? Sử dụng mô hình này bận nhượng sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền nhận 4 mảng chính trong mô hình kinh doanh, gồm có:

  • Hệ thống kinh doanh có các yếu tố về chiến lược, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, chính sách quản lý, hỗ trợ marketing.
  • Bí quyết về công nghệ sản xuất hoặc kinh doanh.
  • Hệ thống thương hiệu gồm bộ nhận diện thương hiệu (logo, hình ảnh, slogan, màu sắc,…)
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ.
Nhượng quyền thương hiệu kinh doanh toàn diện
Nhượng quyền thương hiệu kinh doanh toàn diện

Mô hình kinh doanh này bên nhận nhượng quyền phải chịu hai khoản chi phí cơ bản đó là phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Còn một số chi phí về việc thiết kế và trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí marketing,… thông thường bên nhượng sẽ hỗ trợ.

Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)

Với hình thức này bên nhượng sẽ chuyển giao lại một mảng nào đó trong hệ thống kinh doanh cho bên nhận nhượng quyền. Ví dụ như bạn ký hợp đồng nhượng quyền không toàn diện và chọn mảng sản phẩm thì sẽ được nhượng quyền sản phẩm, tức là được bày bán sản phẩm của thương hiệu nhưng không được chuyển giao công thức sản xuất và tiếp thị sản phẩm.

Nhượng quyền mô hình có tham gia quản lý (management franchise)

Mô hình này thường được sử dụng cho các chuỗi F&B lớn hoặc tại các chuỗi nhà hàng, khách sạn. Với hình thức này bên nhượng không chỉ cung cấp hình thức kinh doanh, thương hiệu cho bên nhận nhượng quyền mà còn cung cấp cả người quản lý và điều hành để giám sát, vận hành công việc.

Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý tại chuỗi khách sạn
Nhượng quyền thương hiệu có tham gia quản lý tại chuỗi khách sạn

Mô hình nhượng quyền có tham gia đầu tư (equity franchise)

Song song với việc nhượng quyền thì bên nhượng cũng đầu tư thêm một số tiền vào công ty nhận nhượng quyền. Điều này nhằm mục đích để bên nhượng có tiếng nói hơn trong việc kinh doanh của bên còn lại. Nó giúp cho quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường mới mà thương hiệu mới thâm nhập.

Một số thuật ngữ khác liên quan đến thương hiệu

Quản trị thương hiệu là gì?

Quản trị thương hiệu (Brand management) là thuật ngữ dùng để chỉ công việc quản lý và xây dựng thương hiệu. Quản trị thương hiệu là gì? Nó chính là cầu nối gắn kết giữa thương hiệu và đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các yếu tố như: sản phẩm, giá cả, sự khác biệt hóa, bao bì, cảm nhận của khách hàng, mức độ nhận diện thương hiệu, nhận thức khách hàng…. 

Một chiến lược quản trị thương hiệu hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa được các chiến dịch truyền thông, marketing bao gồm tất cả các hoạt động trên nền tảng mạng xã hội.

Đại sứ thương hiệu là gì?

Đại sứ thương hiệu là thuật ngữ dùng để chỉ một hoặc nhiều người có vai trò là gương mặt đại diện cho thương hiệu với mục đích quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu đó. Đại sức thương hiệu thường là những người nổi tiếng, có vị thế nhất định tại một lĩnh vực nào đó, được công chúng biết đến. 

Nhiều nhãn hàng lựa chọn đại sức thương hiệu là các ca sĩ, diễn viên, idol, … vì họ là những người có lượt “theo dõi” cao trên mạng xã hội đồng thời họ cũng có chỗ đứng trong lĩnh vực cụ thể.

Đại sứ thương hiệu của hãng thời trang Prada
Đại sứ thương hiệu của hãng thời trang Prada

Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu là thuật ngữ để chỉ giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu,… Giá trị thương hiệu là gì? Đối với doanh nghiệp, giá trị thương hiệu chính là sự đảm bảo cho các dòng thu nhập của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Trên đây là những nội dung cơ bản giúp các bạn có thể hiểu mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì. Hiện nay xu hướng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được nhiều người lựa chọn vì nó giảm được nhiều rủi ro trong kinh doanh. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức thú vị và hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.