Hệ miễn dịch là gì? Vai trò của hệ miễn dịch đối với con người

Hệ miễn dịch được xem là tấm chắn bảo vệ để con người luôn khỏe mạnh. Vậy bản chất của hệ miễn dịch là gì, có mấy loại miễn dịch? Vai trò của hệ miễn dịch là gì đối với sức khỏe? Làm thế nào để duy trì được hệ miễn dịch tốt? Để biết thêm thông tin chi tiết, mời quý độc giả theo dõi ngay bài viết sau đây của chúng tôi.

Miễn dịch là gì? Có mấy loại

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ thống miễn dịch là một thuật ngữ trong lĩnh vực y học được viết bằng tiếng anh là “Immune System”. Đây là một hệ thống được tạo thành từ protein, mạng lưới các tế bào đặc biệt, mô và các cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để hình thành một “lá chắn” nhằm bảo vệ con người chống lại vi sinh vật và vi trùng có hại trong cuộc sống hàng ngày. 

Hệ miễn dịch đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh
Hệ miễn dịch đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh

Hệ miễn dịch là gì? hệ miễn dịch tương đối phức tạp và có ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Trong đó, bạch cầu chính là một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch, gồm có hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm. Hệ miễn dịch sẽ chủ động tấn công những tác nhân gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được y học gọi là phản ứng miễn dịch.

Hệ miễn dịch có ở nhiều nơi trong cơ thể chúng ta, bao gồm:

  • Amidan cổ họng
  • Tủy xương
  • Hệ thống tiêu hóa
  • Hạch bạch huyết
  • Da
  • Lá lách
  • Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục

Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí trên cơ thể giúp hệ miễn dịch có khả năng hình thành và lưu trữ các tế bào có lợi, đồng thời chúng sẽ duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể của chúng ta luôn khỏe mạnh.

>>Xem thêm: Healthy là gì? Tác dụng của lối sống healthy đối với sức khỏe 

Có mấy loại miễn dịch?

Miễn dịch bẩm sinh

Miễn dịch bẩm sinh hình thành tư khi sinh ra. Mỗi người đều có một lượng miễn dịch bẩm sinh nhất định. Chúng đóng vai trò như một tuyến phòng thủ đầu tiên với chức năng chống lại mầm bệnh cho con người. 

Miễn dịch thích ứng

Miễn dịch thích ứng có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh khi mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể. Miễn dịch thích ứng được hình thành khi chúng ta tiếp xúc với bệnh tật hoặc khi tiêm vắc xin. Lúc đó cơ thể sẽ tạo nên một hệ miễn dịch thích ứng có khả năng “ghi nhớ” những kẻ thù gây bệnh nên có thể gọi quá trình hình thành miễn dịch thích ứng chính là quá trình tạo nên bộ nhớ miễn dịch.

Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động hình thành nhờ tiêm chủng
Miễn dịch thụ động hình thành nhờ tiêm chủng

Miễn dịch tự động là loại miễn dịch được mượn từ một nguồn khác, vì vậy nó không thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Tiêm chủng chúng là quá trình đưa vào cơ thể con người những kháng nguyên hoặc mầm bệnh suy yếu nhưng vẫn có thể tạo ra được kháng thể. Như vậy cơ thể sẽ lưu lại các bản sao của kháng thể và sử dụng để bảo vệ sức khỏe con người khi các mối đe dọa gây bệnh xuất hiện lại sau này.

Xét nghiệm miễn dịch là gì?

Xét nghiệm kiểm tra hệ miễn dịch là thuật ngữ dùng để chỉ loại xét nghiệm được thực hiện với mục đích phát hiện ra sự phản ứng của kháng nguyên và kháng thể. Nhờ vào xét nghiệm hệ miễn dịch người ta có thể chẩn đoán ra được nhiều căn bệnh, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Các xét nghiệm miễn dịch có thể tiến hành thông qua việc phân tích mẫu máu hoặc nước tiểu,…

Hiện nay, việc xét nghiệm miễn dịch đang được áp dụng tương đối phổ biến trong quy trình thăm khám sức khỏe. Mục đích chính khi thực hiện xét nghiệm là giúp bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán, đánh giá về tình trạng sức khoẻ và đặc biệt là để tầm soát ung thư hệ tiêu hoá. 

Hóa mô miễn dịch là gì?

Hóa mô miễn dịch là phương pháp xác định những kháng nguyên đặc hiệu có trong mô hoặc tế bào, dựa trên sự kết hợp của kháng nguyên và kháng thể. Vậy hóa mô miễn dịch là gì? Phương pháp này đã được áp dụng trong giải phẫu bệnh phẫu thuật trên thế giới từ rất lâu và đã trở thành thường quy. 

Tìm hiểu phương pháp hóa mô miễn dịch 
Tìm hiểu phương pháp hóa mô miễn dịch

Làm hóa mô miễn dịch theo phương pháp: Từ mẫu mô đã được đúc trong khối nến của phương pháp giải phẫu bệnh thường quy, cắt mỏng và nhuộm theo quy trình như sau: 

Bộc lộ kháng nguyên – ủ với kháng thể thứ nhất – ủ với kháng thể thứ hai – nhuộm với chất chỉ thị màu AEC hoặc DAB – nhuộm hematoxylin sau đó tiến hành đọc trên kính hiển vi thông thường.

Vai trò của hệ miễn dịch là gì đối với sức khỏe con người?

Hệ miễn dịch có hai vai trò chính đối với sức khỏe của con người như sau:

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể không nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta chính là một hệ thống phòng thủ tự nhiên. Khi đó các vi khuẩn, virus có hại ở khắp mọi nơi xâm nhập vào cơ thể sẽ bị hệ miễn dịch loại bỏ, bảo vệ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống bệnh cũ tái phát

Khi chúng ta mắc bệnh thường xuyên thì cơ thể sẽ tạo ra những kháng thể có khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh đó. Do vậy những lần mắc bệnh sau này cơ thể bạn sẽ có hệ miễn dịch để chống lại bệnh, khiến các yếu tố gây bệnh suy yếu dần. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho hệ miễn dịch tiếp tục tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát trong tương lai.

Hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật
Hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật

Tuy nhiên, trên thực tế hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi chúng ta già đi. Vì vậy mà khả năng chống lại bệnh tật ở độ tuổi này không tốt, khiến họ bị yếu dần và dễ mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Đây chính là tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. 

Suy giảm hệ miễn dịch là gì? Suy giảm miễn dịch sẽ khiến cơ thể bị yếu hoặc không còn khả năng để kháng lại sự tấn công của các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Do đó cơ thể sẽ dễ mắc bệnh và nhanh chóng rơi vào tình trạng năng nền hơn so với người bình thường. 

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến miễn dịch giúp các bạn phần nào hiểu được bản chất của hệ miễn dịch là gì cũng như vai trò của hệ miễn dịch đối với sức khỏe con người. Hy vọng những thông tin y học cơ bản trong bài viết đã góp phần mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn ứng dụng trong cuộc sống. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.