Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm và mục tiêu hoạt động của công ty cổ phần

Công ty cổ phần là gì? Công ty cổ phần được hoạt động như thế nào? Điểm mạnh của công ty cổ phần là gì? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, bài viết sau đây sẽ là nội dung đáng tin cậy để bạn tham khảo những thông tin đến khái niệm công ty cổ phần là gì.

Khái niệm công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế có đầy đủ tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch cụ thể. Công ty cổ phần là những cơ sở/ tổ chức đã được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt các động kinh doanh. 

Công ty cổ phần là gì? Công ty cổ phần là tên gọi chung của một số doanh nghiệp kinh doanh. Trong đó, công ty cổ phần được định nghĩa theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp (năm 2020) như sau: Công ty cổ phần viết tắt là công ty CP là doanh nghiệp thỏa mãn được các điều khoản bao gồm:

– Vốn điều lệ của công ty phải được chia thành các phần bằng nhau và gọi các phần đó là cổ phần.

– Cổ đông trong công ty có thể là tổ chức, cá nhân hoặc cả tổ chức và cá nhân.

– Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 cá nhân/ tổ chức và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa.

– Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và có nghĩa vụ về tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Cổ đông trong công ty có quyền được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.

– Tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần sẽ có tư cách pháp nhân.

– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại nhằm mục đích huy động vốn.

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là gì?

Đặc điểm của công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được pháp luật công nhận. Vì thế công ty CP mang những đặc điểm cơ bản của một doanh nghiệp về mặt cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động. Các đặc điểm hiện hữu trong một công ty cổ phần bao gồm:

  • Đặc điểm về nguồn vốn điều lệ của công ty cổ phần.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau và gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và chúng được thể hiện rõ thông qua cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể biểu thị mệnh giá của một hay nhiều cổ phần.

  • Đặc điểm về thành viên trong công ty cổ phần:

Đối với công ty CP, bất cứ cá nhân hay tổ chức nào sở hữu tối thiểu 1 cổ phần đều được gọi là cổ đông. Cổ đông của một công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng cổ đông phải từ 3 trở lên và không giới hạn lượng cổ đông tham gia đóng cổ phần.

  • Các thành phần cổ đông của công ty 

Cổ đông sáng lập: Là những cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và có ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập Công ty cổ phần (dựa vào Khoản 2, Điều 4 Luật Doanh nghiệp). Một công ty cổ phần để đủ điều kiện thành lập phải có đủ 3 cổ đông sáng lập.

Cổ đông góp vốn: Là những cổ đông góp tài sản vào công ty và trở thành chủ sở hữu chung của công ty.

Ngoài ra, dựa trên cổ phần mà cổ đông sở hữu có thể chia thành 2 loại:

Cổ đông ưu đãi: Là những người sở hữu cổ phần ưu đãi trong công ty.

Cổ đông phổ thông: Là những người nắm giữ các cổ phần phổ thông. Cổ đông phổ thông là điều kiện bắt buộc của một công ty cổ phần.

Thành phần cố đông của công ty CP rất đa dạng

Thành phần cố đông của công ty CP rất đa dạng

  • Trách nhiệm tài sản của các cố đông

Cơ cấu về chế độ trách nhiệm trong công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn. như vậy mỗi cổ đông sẽ có trách nhiệm về các khoản nợ và các tài sản trong phạm vi họ góp vốn. 

  • Cách thức huy động vốn:

Về việc huy động vốn, công ty cổ phần có đa dạng cách thức hơn so với những loại hình công ty khác. Và việc góp vốn vào công ty cổ phần cũng đơn giản hơn. Mỗi người chỉ cần góp vốn vào công ty là sẽ trở thành một cổ đông của công ty CP.

Các hình thức huy động vốn phổ biến tại công ty cổ phần có thể kể tới: Chào bán các cổ phần riêng lẻ,; chào bán cổ phần cho các cổ đông hiện hữu; chào bán cổ phần ra công chúng; huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu.

  • Cổ đông công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp

Cổ phiếu chính là hình thức thể hiện cổ phần của các cổ đông trong công ty. Đối với công ty cổ phần, cổ đông nắm giữ cổ phiếu có quyền được tự do chuyển nhượng lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu cho người khác. Điều này đã được quy định rõ tại Điều 127 trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.

  • Cơ cấu tổ chức trong quản lý công ty

Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, còn lại đa số các công ty cổ phần đều có quyền tự lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình dưới đây:

Mô hình tổ chức gồm có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc/ tổng giám đốc. Nếu công ty có không quá 10 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu không đến 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có ban kiểm soát.

Mô hình tổ chức gồm đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc hoặc tổng giám đốc. Trường hợp này yêu cầu ít nhất 20% số thành viên hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập. Đồng thời bắt buộc phải có ban kiểm toán nội bộ trong hội đồng quản trị.

>>Xem thêm: Thuyết trình là gì? Các kỹ năng cần có khi thuyết trình

Ưu nhược điểm của công ty CP

Ưu điểm

Điểm mạnh của công ty cổ phần là gì?

Điểm mạnh của công ty cổ phần là gì?

Vốn là điều kiện cần thiết trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Ưu điểm của công ty cổ phần là hình thức kêu gọi vốn đa dạng, dễ thực hiện. Đồng thời mỗi công ty CP đều có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau từ cá nhân cho đến tổ chức. Cơ cấu vốn tại các công ty này rất linh hoạt, nên có thể là điều kiện thuận lợi để nhiều người cùng góp vốn vào công ty.

Chế độ trách nhiệm trong một công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn. Có nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp của bản thân. Do vậy mà mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.

Các công ty cổ phần có khả năng hoạt động rất rộng, có thể tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Các cơ chế chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần được đánh giá là tương đối dễ dàng. Đó là yếu tố khiến cho phạm vi đối tượng được tham gia vào làm cổ đông tại công ty cổ phần là rất lớn.

Nhược điểm

  • Số lượng cổ đông lớn gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý và giám sát.
  • Phạm vi đối tượng tham gia vào công ty cổ phần rất lớn và phức tạp. Do đó dễ dẫn đến tình trạng nội bộ phân hóa thành nhiều phe nhằm đối kháng nhau để đạt được lợi ích nhóm.
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần trở nên phức tạp hơn các loại hình công ty khác. Lý do là công ty CP bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về chế độ tài chính, kế toán.

Mục tiêu của công ty cổ phần là gì?

Mỗi đơn vị kinh doanh khi đi vào hoạt động đều phải có những mục tiêu và chiến lược cụ thể. Các mục tiêu được đề ra để công ty xây dựng phương án thực hiện. Vậy mục tiêu của công ty cổ phần là gì?

Tìm hiểu mục tiêu của công ty cổ phần là gì?

Tìm hiểu mục tiêu của công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần thường xây dựng mục tiêu theo các thời kỳ, trong đó có mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mỗi loại mục tiêu sẽ yêu cầu doanh nghiệp có những phương thức khác nhau nhằm đưa ra chiến lược đúng đắn nhất.

Mục tiêu dài hạn là mục tiêu có thời gian thi hành từ 5 năm trở lên. Tùy theo loại hình kinh doanh của công ty mà có khoảng thời gian cho ước chừng cho mục tiêu khác nhau. Mục tiêu dài hạn là những mong muốn công ty đạt được sau khoảng thời gian dài hạn (cụ thể), các mong muốn thường hướng tới: thị phần trên thị trường, vị thế doanh nghiệp, lợi nhuận, quan hệ công chúng,…

Mục tiêu ngắn hạn hay còn gọi là mục đích tác nghiệp có thời gian từ 1 năm trở xuống. Mục tiêu ngắn hạn nhằm giải quyết những vấn đề trước mắt của doanh nghiệp một cách chi tiết và chính xác.

Trên đây là nội dung liên quan tới công ty cổ phần. Bài viết đã giúp các bạn hiểu khái niệm công ty cổ phần là gì, đặc điểm cũng như ưu nhược điểm của công ty cổ phần. Tiếp tục theo dõi thosuaxe.info để có thể tiếp cận với nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.