Chỉ số UV là gì? Tìm hiểu tác hại của tia UV đến sức khỏe con người

Chúng ta luôn được nhắc nhở cần phải bảo vệ làn da khỏi tia UV. Vậy tia UV là gì? Tia UV xuất hiện ở đâu? Và tia UV có tác hại như thế nào đến sức khỏe con người? Để giải đáp những thắc mắc này, mời các bạn cùng theo dõi ngay những thông tin liên quan đến tia UV trong bài viết sau đây.

Tia UV là gì?

Tia UV (tên đầy đủ là Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím. Tia UV là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy vì vậy mắt thường không thể nhìn thấy được tia UV. Phổ của tia cực tím (tia UV) có thể chia ra thành 2 vùng tia gồm: vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 – 200nm) và vùng tử ngoại xa hay vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 – 10nm).

Mặc dù tia UV “vô hình” dưới cách nhìn bằng mắt thường, nhưng chúng lại xuất hiện trong ánh sáng mặt trời dưới nhiều hình thái và mức độ mạnh yếu khác nhau. Do đó có thể mặc nhiên hiểu rằng, ở đâu có ánh sáng mặt trời ở đó có tia UV.

Tia UV tồn tại trong ánh nắng mặt trời
Tia UV tồn tại trong ánh nắng mặt trời

Dù nhiều người không biết bản chất của tia UV là gì nhưng vẫn hiểu rằng tia UV là yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người đặc biệt là làn da. Vì vậy chúng ta luôn tìm cách để ngăn cản tia UV tiếp xúc với làn da.

Tia UV có mấy loại?

Tia UV được chia thành 3 loại tia chính dựa vào mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người đó là:

Tia UVA 

Tia UVA có bước sóng từ 380 – 315 nm còn được biết đến với tên gọi là sóng dài hay ánh sáng đen. Loại tia này có năng lượng thấp, theo nghiên cứu 95% ánh sáng mặt trời chứa UVA sẽ chiếu trực tiếp lên da người, đi sâu và lớp hạ bì. Đó là nguyên nhân gây nên tình trạng lão hóa: đồi mồi, chân chim, v.v..

Tia UVA không bị tầng ozon hấp thụ, vì thế chúng có khả năng xuyên qua mây mù, không khí và tiếp xúc phần lớn với con người gây lão hóa da.

Tia UVB 

Tia UVB có bước sóng 315 – 280nm là loại sóng trung. Loại tia này được tầng ozon hấp thụ một phần nhưng vẫn có khả năng xuyên qua tầng ozon và khí quyển tác động lên con người làm say nắng hoặc đen da, thậm chí là tổn thương da (cháy da, ung thư da).

Tia UVC 

Tia UVC là những tia UV có bước sóng ngắn hơn 280nm nên được gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng. Loại tia này có năng lượng cao nhất với khả năng gây bệnh ung thư da cho con người. Tuy nhiên tia UVC lại bị phản xạ hoàn toàn khi tiếp xúc với tầng ozon. Vì vậy tia UVC này không có khả năng xuyên qua tầng ozon và khí quyển. 

Chỉ số UV là gì?

Chỉ số UV là thuật ngữ thể hiện số đo bức xạ UV hiện hữu trên bề mặt trái đất. Dựa vào chỉ số UV là gì, bạn có thể biết được mức độ bức xạ cao hay thấp từ đó xác định chính xác mức độ ảnh hưởng đến làn da như thế nào. Cường độ tiếp xúc với tia cực tím có thể khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa và thời tiết.

Chỉ số tia UV giúp chỉ ra mức độ gây hại
Chỉ số tia UV giúp chỉ ra mức độ gây hại

Để xác định mức độ gây hại đến sức khỏe của tia UV người ta sử dụng thuật ngữ Chỉ số tia UV để đánh giá năng lượng cũng như độ tác động của các loại tia UV. Hiện nay chỉ số tia UV (UV Index) được đánh giá theo bậc thang tăng dần từ 1 đến 9 với 3 nhóm chính chia theo mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người:

  • Chỉ số tia UV từ 1 đến 2: Những tia UV có chỉ số như vậy thuộc dạng có năng lượng yếu, lượng bức xạ thấp, khá an toàn để bạn có thể hoạt động ngoài trời mà không lo bị ảnh hưởng sức khỏe.
  • Chỉ số tia UV từ 3 đến 7: Đây là nhóm có lượng bức xạ ở mức trung bình – cao. Vì vậy khi ra ngoài trời, bạn cần phải có các biện pháp an toàn để bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV, đặc biệt là cần tránh ánh nắng lúc giữa trưa.
  • Chỉ số tia UV từ 8 đến 9++: Chỉ số này thể hiện tia UV có lượng bức xạ cực cao. Do đó, để đảm bảo an toàn cho làn da, bạn nên tránh các hoạt động ở ngoài trời nắng vào thời điểm này, thực hiện các biện pháp để chống nắng là điều bắt buộc.

>>Xem thêm: Gió bấc là gì? Thời tiết ba miền trong mùa gió bấc

Tác hại của tia UV là gì?

Tia cực tím không những tác động lên làn da chúng ta (làm da cháy nắng, lão hóa nhanh, tăng nguy cơ ung thư da) mà còn mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho mắt và ức chế hệ miễn dịch của cơ thể dựa vào khả năng bức xạ ion hóa.

Tia UVA là tác nhân khiến da lão hóa nhanh hơn. Tia UVA đi sâu vào lớp tế bào đáy, làm hỏng DNA ở lớp tế bào này, làm da phải khởi động cơ chế tài sản sinh collagen, khiến da được tái tạo lại không đúng cách. Điều này đã hình thành các vết nhăn, vết chân chim và da thì cứ liên tục chịu bức xạ của tia UVA khiến tốc độ lão hóa nhanh hơn.

Tác động của tia UV đến sức khỏe 
Tác động của tia UV đến sức khỏe

Da là phần bề mặt có tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với tia UV. Trong đó tia UVA có thể xuyên đến tầng hạ bì và UVB ở lớp biểu bì, nên các tác hại của tia UV trên da có thể quan sát bằng mắt thường. Về lâu dài những tia UVB có khả năng tác động tới lớp biểu bì (gồm tế bào vảy, tế bào đáy và tế bào hắc tố) gây nên bệnh ung thư da vô cùng nguy hiểm.

Vùng da quanh mắt tương đối mỏng, và là vùng da dễ bị tổn thương nhất trên toàn bộ gương mặt. Tia UV không chỉ tác động làm quá trình lão hóa ở vùng da này nhanh hơn mà còn tác động vào võng mạc và giác mạc dẫn tới các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, bệnh mù tuyết; gây suy giảm thị lực nghiêm trọng.

Ngoài ra đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy tia bức xạ cực tím có thể ức chế hệ miễn dịch của chúng ta. Tia UV khi xâm nhập vào da sẽ phá hủy DNA tạo sự ức chế kháng nguyên, kích thích giải phóng cytokine ức chế miễn dịch và tạo nên các tế bào lympho. 

Tuy nhiên ngoài những tác hại vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe con người thì tia UV cũng có một số lợi ích trong y học như kích hoạt vitamin D, giúp cải thiện tâm trạng con người, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh vảy nến, khử trùng,…

Vừa rồi chúng tôi đã gửi tới quý độc giả những thông tin đáng tin cậy về tia UV. Qua đó giúp các bạn hiểu được bản chất của tia UV, chỉ số UV là gì và những tác hại của tia UV đến sức khỏe con người. Hy vọng bài viết trên đây sẽ góp phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó biết cách để phòng chống tác động xấu của tia UV đến sức khỏe bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.