Thiện cảm là gì? Gợi ý cách tạo thiện cảm với người khác

Trong cuộc sống hằng ngày, thiện cảm chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta nhận được sự yêu mến từ mọi người. Vậy thiện cảm là gì? Thiện cảm có vai trò gì đối với mỗi người? Làm sao để tạo thiện cảm với người khác? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh cụm từ thiện cảm.

Thiện cảm là gì?

Thiện cảm là một danh từ được dùng rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp. Để biết thiện cảm là gì bạn có thể tách nghĩa từng từ để dễ hiểu hơn. Trong đó từ “thiện” có nghĩa là tốt, đẹp; “cảm” được hiểu là cảm xúc, tình cảm. Như vậy thiện cảm có thể hiểu là cảm xúc tốt, cảm xúc đẹp, tình cảm tốt đẹp. Từ đồng nghĩa với thiện cảm là cảm tình, trái nghĩa với thiện cảm là ác cảm.

Thiện cảm là gì? Trong giao tiếp người ta dùng từ thiện cảm để chỉ những người có khả năng tạo ra cảm xúc tốt đẹp cho những người xung quanh. Những người được xem là có thiện cảm là những người tạo được cảm giác gần gũi, thân thiện đối với mọi người.

Thiện cảm tạo cảm giác gần gũi, thân thiện
Thiện cảm tạo cảm giác gần gũi, thân thiện

Danh từ thiện cảm được dùng cho cả câu chủ động và bị động. Thiện cảm được tạo nên từ rất nhiều yếu tố khác nhau từ nhân cách, tính cách, suy nghĩ, hành động, trí tuệ,… Những điều này sẽ góp phần hình thành nên thiện của những người xung quanh đối với một người nào đó nếu chúng được thể hiện ra bằng những phương diện tốt đẹp.

>>Xem thêm: Tinh tế là gì? Thế nào là người đàn ông tinh tế?

Ví dụ về thiện cảm

Một số ví dụ về cách dùng từ thiện cảm sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của danh từ thiện cảm là gì.

Ví dụ 1: Tôi thực sự rất có thiện cảm với cậu ấy.

Ví dụ 2: Cái cách cô ấy chơi đùa với bọn trẻ trông là thấy có thiện cảm liền.

Ví dụ 3: Hành động quát tháo lớn tiếng của ông ta nhìn mất thiện cảm quá!

Ví dụ 4: Giọng ca của anh ấy thật sự đã tạo thiện cảm trong lòng khán giả.

Ví dụ 5: Ánh mắt người phụ nữ kia nhìn tôi có vẻ không mấy thiện cảm.

Qua một vài ví dụ trên đây, có lẽ bạn đã phần nào hiểu được danh từ thiện cảm thường được sử dụng trong ngữ cảnh như thế nào. Thiện cảm sẽ được dùng khi bạn có cảm tình hay cảm xúc tốt với một người nào đó, thể hiện ý khen ngợi về con người họ. Bên cạnh đó danh từ thiện cảm là gì đó được dùng rất đa dạng để nói về những cảm xúc của bạn khi lần đầu tiếp xúc với một người (điều này chỉ thể hiện cảm xúc tức thời, không phải đánh giá khách quan về tính cách, con người). 

Ngoài ra nếu bạn thêm vào trước danh từ này những từ thể hiện sự phủ định như không, chẳng, không hề, không mấy,… thì có thể áp dụng trong những trường hợp người kia không tạo được cảm xúc tốt đẹp cho bạn. 

Ý nghĩa của thiện cảm trong cuộc sống

Tạo được thiện cảm với mọi người xung quanh là điều mà chắc hẳn ai cũng mong muốn. Bởi khi có được thiện cảm từ mọi người bạn sẽ nhận được sự yêu quý, tin tưởng, giúp đỡ. Ý nghĩa của thiện cảm đối với chúng ta có thể kể tới như:

  • Tạo dựng được sự thiện cảm trong lòng mọi người là bước đầu tiên hình thành nên một mối quan hệ tốt đẹp. 
Ý nghĩa của thiện cảm trong cuộc sống
Ý nghĩa của thiện cảm trong cuộc sống
  • Cảm xúc của người khác về bạn cũng phần nào đánh giá được những suy nghĩ, hành động, lời nói mà bạn đã thể hiện trước cộng đồng.
  • Gây được thiện cảm với nhiều cá nhân hay không cũng là yếu tố có thể chứng tỏ về nhân cách, trí tuệ của bạn.
  • Tạo được thiện cảm sẽ khiến mọi người quý mến và tin tưởng bạn hơn trong cuộc sống và cả trong công việc.

Cách tạo thiện cảm với mọi người xung quanh

Cởi mở, thân thiện

Sự thân thiện, cởi mở sẽ giúp bạn dễ dàng gắn kết với mọi người hơn. Thái độ thân thiện của bạn không những làm cho bạn trông dễ gần hơn mà còn khiến người khác không ngại khi tiếp xúc với bạn. Nở nụ cười thân thiện, chủ động chào hỏi hoặc bắt chuyện với mọi người là những cách đơn giản để bạn trở nên thân thiện và hòa đồng hơn.

Luôn lắng nghe và thấu hiểu

Nếu thật sự hiểu thiện cảm là gì, bạn sẽ biết rằng lắng nghe và thấu hiểu là điều vô cùng quan trọng để xây dựng một mối quan hệ bền lâu. Đôi khi bạn phải biết im lặng để lắng nghe từ người khác, nghe cùng với thấu hiểu thì mới có phương hướng tốt nhất. Thấu hiểu chính là chìa khóa giúp bạn nhận được sự quý trọng của mọi người. 

Luôn lắng nghe và thấu hiểu
Luôn lắng nghe và thấu hiểu

Tuy nhiên lắng nghe thôi là chưa đủ, khi lắng nghe phải có kết hợp với suy nghĩ, tư duy để có thể thực sự hiểu thấu đáo sự việc. Để làm được điều này, bạn có thể đặt bản thân mình vào vị trí của đối phương để hiểu rằng bạn luôn mong muốn người khác có thể thấu hiểu tường tận những điều bạn nói.

Tinh tế trong lời nói và hành động

Tôi tin rằng một người tinh tế bao giờ cũng hiểu được thiện cảm là gì và biết cách xây dựng thiện cảm. Một người tinh tế là người hội tụ rất nhiều khía cạnh tốt đẹp về cả tính cách, trí tuệ và cả kỹ năng mềm. Vì vậy nếu muốn tạo thiện cảm thành công thì điều quan trọng nhất mà bạn cần làm là hãy tinh tế trong lời nói và hành động.

Bất kể ai cũng mong muốn được nghe những lời hay ý đẹp, bởi lời nói cũng như liều thuốc tinh thần có khả năng mang lại sự phấn chấn và thoải mái cho tâm hồn. Nếu muốn cộng đồng có thiện cảm với mình, bạn nên học cách trau chuốt từng lời ăn tiếng nói, trau chuốt từ trong suy nghĩ cho tới hành động.

Hãy nhớ đừng bao giờ phát ngôn gây thù ghét, phát ngôn công kích hay hạ bệ người khác. Những điều này không chỉ khiến bạn mất thiện cảm trong mắt những người xung quanh mà còn cho thấy bạn là một người thiếu văn hóa. Tuy nhiên nói chuyện tinh tế khác hoàn toàn với việc bạn đưa ra những lời nịnh nọt, thảo mai. Sự tinh tế chỉ xuất phát từ óc quan sát và trái tim chân thành mà thôi.

Khen ngợi thật lòng

Đừng bao giờ tiếc lời động viên, khen ngợi dành cho người khác nếu họ thật sự xứng đáng. Tôi nghĩ rằng, khi đạt được một thành quả nào đó chắc hẳn bạn cũng muốn nhận được lời khen, sự khích lệ. Đương nhiên những người khác cũng vậy. Hãy dành lời khen chân thành nhất gửi tới họ đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm. 

Khen ngợi chân thành
Khen ngợi chân thành

Khen ngợi người khác cũng là một nghệ thuật mà không phải ai cũng biết. Một lời khen ngợi phải đảm bảo được các yếu tố: Đúng người, đúng thời điểm, chân thành, không chứa ẩn ý, ý nghĩa rõ ràng và có thể khiến người được khen cảm thấy vui vẻ. Đừng để lời khen thành những câu nói sáo rỗng, vô giá trị khiến người được khen phải hoài nghi về nó.

Xử lý khéo léo những ý kiến trái chiều

Bạn cần học cách tôn trọng quan điểm chủ quan của người khác thay vì cứ chăm chăm phản bác lại họ. Mỗi người đều có những góc nhìn và cách suy nghĩ vấn đề khác nhau nên sự áp đặt sẽ làm cho họ cảm thấy khó chịu gây mất thiện cảm. 

Đặc biệt trong công việc, điều này càng quan trọng hơn nếu bạn luôn cho rằng ý kiến của mình đúng và bác bỏ mọi ý kiến còn lại. Chưa kể đến việc bạn không tạo được thiện cảm cho mọi người mà sự ích kỷ trong suy nghĩ có thể làm giảm đáng kể chất lượng và kết quả công việc. 

Điều bạn cần là phải cân bằng và xử lý thật khéo léo những quan điểm khác nhau. Từ đó cùng nhau gỡ rối và đưa ra kết luận cuối cùng. Tuy nhiên một số quan điểm cảm tính thì bạn nên hiểu rằng mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau, vì thế miễn bình luận về các ý kiến của họ.

Trên đây là những thông tin chính xác để bạn hiểu được ý nghĩa của thiện cảm là gì. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích góp phần giúp bạn biết cách để tạo thiện cảm với mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.