Bảo thủ là gì? Biểu hiện của người bảo thủ | Cách chữa bảo thủ

Bảo thủ là tính cách có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến cá nhân và tập thể. Vậy bảo thủ là gì? Biểu hiện của người bảo thủ là gì? Làm sao để chữa được tính bảo thủ? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Bảo thủ là gì?

Bảo thủ được biết đến là tính cách của con người có ảnh hưởng đến suy nghĩ, lối sống và hành động của người đó. Vậy ý nghĩa từ bảo thủ là gì?

Bảo thủ nghĩa là gì?

Bảo thủ là một từ chỉ tính cách của con người thể hiện sự ngoan cố, ngang ngược, luôn cho rằng quan điểm của mình đúng trong mọi hoàn cảnh. Theo từ điển tiếng Việt, bảo thủ là gì được giải thích đơn giản là một động từ mang ý nghĩa giữ nguyên cái sẵn có,  không muốn đổi mới, không muốn thay đổi (tuy đang cần có sự thay đổi).

Khám phá ý nghĩa của từ bảo thủ
Khám phá ý nghĩa của từ bảo thủ

Người bảo thủ không phải lúc nào cũng có suy nghĩ sai, nhưng có thể kiến thức và sự hiểu biết của họ đã quá cũ so với thời đại. Hoặc những kiến thức họ biết chưa đủ và cần phải bổ sung, sửa đổi để chính xác hơn. Nhưng sự bảo thủ khiến họ không quan tâm đến điều đó, tức là người bảo thủ sẽ chỉ “tôn thờ” về điều mà họ cho là đúng.

Bảo thủ tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh bảo thủ được viết là Conservative mang ý nghĩa không muốn nghe bất kỳ lời khuyên, lời góp ý từ người khác. Bảo thủ là kết hợp của sự cố chấp, lì lợm bởi tính bảo thủ khiến con người cố tình loại bỏ đi những ý kiến đóng góp tích cực từ mọi người xung quanh cho dù đó là những ý kiến hữu ích.

Tướng người bảo thủ như thế nào?

Thông thường dân gian hay nhận biết kiểu người bảo thủ dựa vào tướng số hay ngũ quan trên gương mặt. Theo đó tướng người bảo thủ thường có những đặc điểm nổi bật như:

  • Gò má cao: Người có gò má cao thường là người bảo thủ, cộc cằn. Đồng thời đây cũng là người có tính gia trưởng và rất nóng nảy.
  • Ấn đường hẹp: Cho thấy sự bảo thủ ấn chứa trong suy nghĩ của con người. Bên cạnh đó, những người này còn khá chi li, tính toán và có tầm nhìn hạn hẹp.
Tướng người bảo thủ trong nhân tướng học
Tướng người bảo thủ trong nhân tướng học
  • Mắt nhiều lòng trắng: Đây là tướng của người bảo thủ, lỗ mãng và ích kỷ.
  • Hai mắt bên to bên nhỏ không đều nhau: Những người này không những được nhận định là bảo thủ mà còn ích kỷ và so đo, tính toán.
  • Cằm quá dài và nhọn: Đây là tướng thường thấy của những người bảo thủ và không sòng phẳng.

Biểu hiện của người bảo thủ là gì?

Người có tư tưởng bảo thủ thật ra khá dễ để nhận biết. Bởi sự bảo thủ chắc chắn sẽ được bộc lộ một cách nhanh chóng  ngay khi trong cuộc đối thoại xuất hiện những ý kiến tranh luận trái chiều. Khi đó, những người có tinh cách bảo thủ ngay lập tức sẽ tìm mọi cách chống chế để bác bỏ ý kiến của người khác, đồng thời giữ vững quan điểm của mình ngay cả khi nó không chính xác. Người bảo thủ sẽ có những biểu hiện như sau:

Là người tôn thờ chủ nghĩa cá nhân

Đặc điểm nổi bật nhất của một người mang tư tưởng bảo thủ chính là luôn cho rằng bản thân mình đúng và những người khác đều sai. Có lẽ là họ ít được tiếp cận và cập nhật kiến thức mới nên vốn hiểu biết bị bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định. Khi đó họ sẽ đặt ra một tiêu chuẩn cho riêng mình và tuân theo những quy tắc mang tính cá nhân đó.

Vì không cập nhật và tiếp thu kiến thức mới nên chắc chắn họ sẽ có nhiều khuyết điểm trong nhận thức. Tuy nhiên những điều mới mẻ này lại không được đón nhận bởi nó không giống với tiêu chuẩn cá nhân đã đặt ra nên họ cố chấp, từ chối tiếp nhận, mặc cho đó là những kiến thức đúng đắn, hữu ích.

Người bảo thủ luôn tư duy theo lối cũ

Những người mang tư tưởng bảo thủ thường là người có tư duy và suy nghĩ bị đi theo lối mòn. Với những người này, một khi họ đã tiếp nhận thông tin và duy trì thông tin đó trong một thời gian dài thì họ ngầm khẳng định nó là chân lý. Và chân lý thì không thể thay đổi được.

Biểu hiện của người bảo thủ
Biểu hiện của người bảo thủ

Đối với người bảo thủ, những điều họ biết, họ nghe, họ được trải nghiệm đều là chân lý. Do đó họ thường không quan tâm và luôn phản bác lại những ý kiến hay những lời góp ý. Hơn hết, họ từ chối tiếp thu những điều mới một cách cương quyết vì cho rằng không cần thiết và dư thừa.

Những người có biểu hiện như vậy hầu hết đều là do ảnh hưởng từ môi trường sống, cách giáo dục và dạy dỗ của gia đình. Ngoài ra cũng có một số trường hợp sở hữu tính bảo thủ do di truyền từ cha mẹ.

Không muốn giao tiếp với nhiều người

Một trong những biểu hiện tiếp theo của người bảo thủ đó là họ cảm thấy việc phải giao tiếp, trao đổi kiến thức với mọi người xung quanh là không cần thiết và tốn thời gian. Chính vì thế họ thật sự cảm thấy không muốn tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người có thể phản bác quan điểm của họ.

Đương nhiên không phải tất cả những người có tư tưởng bảo thủ đều không muốn kết bạn, nhưng sự thật là dù có kết bạn và giao tiếp với mọi người thì mối quan hệ giữa họ cũng không có quá nhiều tiến triển hoặc không bền vững bởi chẳng có ai muốn làm việc cùng những người bảo thủ cả.

Cách chữa bảo thủ hiệu quả

Loại bỏ sự bảo thủ của một người là một hành trình khá nan giải, bởi bảo thủ được hình thành và tồn tại từ trong tiềm thức, trong lối sống và suy nghĩ của mỗi người. Vì vậy để có thể chữa bảo thủ thì bạn cần từ từ đi theo cách bước, không nên nóng nảy, vội vàng vì có thể phản tác dụng.

3 bước để hạn chế tính bảo thủ của một người bạn nên tham khảo:

– Thay đổi cách nói chuyện: Những cuộc tranh luận chính là cơ hội để tính bảo thủ xuất hiện và phát triển. Vì vậy để hạn chế chúng bạn nên học cách nói chuyện nhẹ nhàng và từ tốn với tất cả mọi người. Không sử dụng những câu từ áp đặt, không dùng từ ngữ nặng nề đổ lỗi và tranh cãi gay gắt.

– Bỏ qua định kiến cá nhân: Để thực hiện được điều này bạn cần học cách lắng nghe từ nhiều phía. Việc lắng nghe sẽ giúp bạn mở mang kiến thức, giúp bạn có thể bình tĩnh để suy ngẫm, để thấu hiểu cũng như phân định đúng sai. Kết hợp với lắng nghe chính là việc bạn cần biết tiết chế cái tôi cá nhân. Bạn nên thẳng thắn đưa quan điểm của mình và những ý kiến góp ý lên bàn cân để xem đúng sai thế nào. Nếu cứ chăm chăm rằng mình đúng thì chắc chắn sẽ chẳng ai thay đổi được suy nghĩ của bạn.

Học tập không ngừng là cách để hạn chế sự bảo thủ
Học tập không ngừng là cách để hạn chế sự bảo thủ

– Quan tâm với cảm xúc của mình và của người khác: Cân bằng cảm xúc cá nhân và cảm xúc của người khác sẽ giúp bạn hạn chế được những tranh cãi không đáng có. Việc chỉ trích một người là bảo thủ không giúp họ nhận ra điều đó, mà ngược lại khiến họ càng ra sức để bảo vệ quan điểm của mình.

– Chủ động học tập, rèn luyện: Sự thật là rất khó để một người nhận ra mình bảo thủ qua lời nói của người khác. Họ chỉ biết điều đó khi họ tự khám phá ra được những vùng kiến thức mới, hoặc có trải nghiệm thực tế trong cuộc sống. Vì vậy hãy không ngừng học tập và rèn luyện, chăm chỉ đọc sách và cập nhật những tin tức mới để hoàn thiện suy nghĩ của bản thân.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của từ bảo thủ, biểu hiện cũng như cách để khắc phục tính bảo thủ. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn nhận thức một cách đúng đắn để có thể loại bỏ tính bảo thủ nếu như đang sở hữu nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.