Ngày Thất Tịch là gì? Lễ Tình Nhân của vùng Đông Á

Ngày Thất Tịch là ngày gì? Thất tịch không phải là một khái niệm xa lạ trong văn hóa Việt Nam nhưng phải tới thời gian gần đây, khi mà làn sóng văn hóa Trung Quốc và Hàn Quốc được du nhập vào nước ta thì ngày lễ này mới được giới trẻ biết tới rộng rãi hơn. Bài viết của chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những thông tin thú vị về ngày lễ được coi là Lễ Tình Nhân của vùng Đông Á này nhé!

Ngày Thất Tịch là ngày gì?

Nếu các nước phương Tây có ngày Valentine vào 14 tháng 2 hàng năm dành riêng cho các cặp đôi thì các nước phương Đông, đặc biệt là khu vực Đông Á cũng có riêng một ngày Lễ Tình Nhân mang tên Thất Tịch diễn ra vào mùng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ có nguồn gốc gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ quen thuộc trong văn hóa phương Đông.

Nguồn gốc của ngày Thất Tịch

Như đã nhắc tới ở trên, ngày lễ Thất Tịch xuất phát từ mối tình đẹp giữa một anh chàng chăn trâu tên Ngưu Lang và nàng công chúa của Thiên Đình.

Ngưu Lang có một gia cảnh nghèo khó lại còn một mình mồ côi cha mẹ từ sớm. Một hôm nọ đi chăn trâu trên đồi đã bắt gặp cảnh 7 nàng tiên đang nô đùa tại một hồ nước. Trước nhan sắc tuyệt đẹp của nàng tiên trẻ nhất, anh chàng xiêu lòng và nghe theo lời xúi của một chú trâu, đem giấu váy áo đi để nàng không thể trở về Thiên Đình. Cô nàng được Ngưu Lang để ý chính là Chức Nữ – Công chúa út của Ngọc Hoàng.

Hình ảnh Ngưu Lang gánh con đứng trên cầu Ô Thước để tới gặp Chức Nữ vào ngày Thất Tịch
Hình ảnh Ngưu Lang gánh con đứng trên cầu Ô Thước để tới gặp Chức Nữ vào ngày Thất Tịch

Sau khi tắm xong, những nàng tiên lần lượt bay về trời để lại một mình Chức Nữ bối rối không tìm thấy xiêm y. Thấy mủi lòng trước tình cảnh này, Ngưu Lang đem váy áo tới cho nàng công chúa và thú nhận mọi chuyện cũng như bày tỏ ý muốn muốn được cưới nàng làm vợ. Ngưu Lang có dáng vẻ chất phác, thật thà và giọng nói đáng tin khiến Chức Nữ xiêu lòng và đồng ý cùng chàng ở lại nhân gian nên duyên tơ hồng.

Tuy nhiên trước sự mất tích của con gái, Ngọc Hoàng nổi dậy và điều binh khiển tướng xuống trần gian tìm Chức Nữ. Ngưu Lang thương nhớ vợ khôn nguôi nên đã gánh theo 2 đứa con đuổi theo. Vương Mẫu biết chuyện liền vạch ra sông Ngân Hà, biến nơi đây trở thành ranh giới phân tách Thiên đình và Nhân gian. Ngưu Lang không thể vượt sông nhưng chàng vẫn chung thủy một lòng chờ đợi Chức Nữ bên bờ sông Ngân Hà.

Cảm động trước tấm chân tình thủy chung của đôi trai gái, Vương Mẫu cho phép họ được gặp nhau trên chiếc cầu Ô Thước được tạo nên bởi đàn quạ trời vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây cũng chính là nguồn gốc của cái tên Thất Tịch trong văn hóa phương Đông.

Ý nghĩa của ngày Thất Tịch trong các nền văn hóa

Trung Quốc

Món bánh bột nhào truyền thống trong ngày Thất Tịch của người Trung Quốc
Món bánh bột nhào truyền thống trong ngày Thất Tịch của người Trung Quốc

Đối với người dân Trung Quốc, Thất Tịch là một ngày lễ lớn và vô cùng quan trọng trong văn hóa của đất nước này. Nhiều hoạt động được diễn ra theo phong tục truyền thống như tới đền thờ để cầu nguyện nàng Chức Nữ ban cho mình một đôi bàn tay khéo léo để có thể gánh vác được những công việc nữ công gia chánh hay tham gia các cuộc thi thể hiện trình độ khéo léo của bản thân như khắc dưa hấu, thêu thùa, nấu ăn,…

Một số vùng của Trung Quốc còn lưu truyền tập tục một nhóm 7 người cùng nhau làm món bánh bột nhào. Trong đó sẽ ngẫu nhiên giấu 1 cây kim, 1 đồng xu và 1 tờ giấy đỏ trong nhân bánh. Nếu ai ăn được bánh có giấu cây kim sẽ trở nên khéo léo, tài giỏi. Đồng xu tượng trưng cho tiền tài rộng mở còn tờ giấy là đại diện cho một tình yêu hạnh phúc.

Hàn Quốc

Ngày Thất Tịch của Hàn Quốc được gọi là lễ Chilseok. Ý nghĩa cũng như các phong tục của lễ Chilseok được tổ chức khác hẳn so với nền văn hóa Trung Quốc. Lễ Chilseok mang ý nghĩa đón mùa mưa và ăn mừng mùa vụ khi mà thời điểm diễn ra ngày này thường rơi vào cuối mùa hè và khi mùa vụ vừa kết thúc.

Người dân sẽ tắm bằng nước mưa trong ngày này để cầu mong may mắn và có được một sức khỏe tốt. Những bữa tiệc bày biện nhiều món ăn làm từ dưa chuột, dưa hấu, bí ngô được tổ chức ở nhiều nơi để tận hưởng hương vị tuyệt vời của các loại nông sản đặc trưng này .

Việt Nam

Chùa Hà - Điểm đến của nhiều bạn trẻ Việt Nam trong dịp lễ Thất Tịch
Chùa Hà – Điểm đến của nhiều bạn trẻ Việt Nam trong dịp lễ Thất Tịch

Ngày Thất Tịch ở Việt Nam còn được biết đến với cái tên “ông Ngâu bà Ngâu”. Ngày lễ Thất Tịch thường gặp thời tiết mưa rả rích cả ngày được gọi là mưa ngâu. Tương truyền đây chính là nước mắt của Ngưu Lang – Chức Nữ trong ngày hội ngộ hiếm có trong năm.

Đây cũng là dịp lễ hội của ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về cầu tình duyên ở Hà Nội là chùa Hà được tổ chức. Trong ngày Thất Tịch, có tới hàng nghìn lượt bạn trẻ tới ngôi chùa này để cầu tình duyên, hạnh phúc gia đình.

Trên đây là bài viết của chúng tôi xoay quanh chủ đề Ngày Thất Tịch là gì. Nếu bạn muốn cập nhật những tin tức thú vị về đời sống thì đừng quên tiếp tục theo dõi website của chúng tôi nhé!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.