Liêm khiết là gì? Ý nghĩa của đức tính liêm khiết là gì?

Liêm khiết là đức tính cao quý cần có của con người. Vậy liêm khiết là gì? Người sống liêm khiết là gì? Đức tính liêm khiết có vai trò như thế nào đối với chúng ta? Để hiểu rõ về bản chất và ý nghĩa của liêm khiết, mời các bạn cùng theo dõi ngay nội dung bài viết sau đây.

Liêm khiết là gì? 

Liêm khiết theo từ điển tiếng Việt được định nghĩa là: Chỉ phẩm chất trong sạch, không tơ hào đến tiền của công quỹ hay tiền của hối lộ. Liêm khiết được xếp vào từ loại là tính từ, thường được dùng để miêu tả về tính cách, phẩm chất của con người. Liêm khiết được sử dụng nhiều trong cả văn viết và văn nói, ý chỉ những người sống trong sạch, không bị cám dỗ bởi những thức vật chất, tiền tài.

Những từ cùng nghĩa với liêm khiết là gì? Bên cạnh tính từ liêm khiết, người ta còn có thể sử dụng tính từ thanh liêm để chỉ những người sở hữu phẩm chất đạo đức tốt với lối sống trong sạch, không hám lợi, không có những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ.

Tìm hiểu định nghĩa của liêm khiết
Tìm hiểu định nghĩa của liêm khiết

Từ trái nghĩa với liêm khiết là gì? Một số tính từ, động từ mang nghĩa trái ngược với liêm khiết có thể kể đến như: Tham lam, tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi. Những từ này đều mang ý nghĩa chung chỉ những cá nhân có thể làm giàu bất chính bằng cách sử dụng tiền bạc, của cải của công để thực hiện cho mục đích cá nhân.

Sống liêm khiết là gì? Cho ví dụ

Sống liêm khiết là gì?

Sống liêm khiết là lối sống của những người có đức tính liêm khiết. Theo đó những người sống liêm khiết luôn  hướng đến lối sống trong sạch, không vụ lợi, không hám danh, hám lợi, không vì những thứ vật chất phù phiếm mà đánh mất chính mình. 

Sống liêm khiết là lối sống tốt đẹp được mọi người hướng đến. Liêm khiết không chỉ là một phẩm chất đạo đức cao quý ảnh hưởng đến tính cách con người mà còn giúp chúng ta có ý thức với cuộc sống của bản thân. Những người liêm khiết luôn tự nhắc nhở mình về việc sống sao cho phải phép, sống đúng đạo lý, không trái với pháp luật và lương tâm. 

Sống liêm khiết như một thước đo để đánh giá về bản chất của mỗi người qua cách mà họ nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Vì thế lối sống liêm khiết trở thành một khuôn mẫu đối với toàn xã hội. Từ những người công dân bình thường cho đến những người có vị thế, người nắm giữ những vai trò, trọng trách lớn trong xã hội đều phải sống liêm khiết. 

Như lời của Hồ Chủ tịch đã nói rằng người phải có đủ 4 đức đó là cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một đức thì không thể thành người. Từ liêm trong câu nói này cũng chính là liêm khiết. Như vậy ta có thể thấy rằng liêm khiết là một đức tính cơ bản một con người cần phải có. 

Ví dụ về lối sống liêm khiết

Để các bạn có thể hình dung rõ hơn về đức tính và lối sống liêm khiết là gì, chúng tôi xin phép gửi tới bạn một vài ví dụ thực tiễn về phẩm chất liêm khiết của con người Việt Nam.

Ví dụ 1: Câu chuyện nhỏ về sự liêm khiết của Bác Hồ

Trong một lần đi công tác qua địa bàn huyện T của tỉnh N, dù Bác đã dặn các đồng chí chuẩn bị cơm nắm như mọi khi, song lãnh đạo huyện cứ tha thiết mời Bác dùng một bữa cơm do huyện tiếp đãi. Từ chối mãi cũng ngại và Bác cũng sợ mọi người hiểu làm Bác không gần gũi dân nên đã nhận lời. Tuy nhiên Bác đã dặn dò mọi người hết sức tiết kiệm, không được bày vẽ. 

Câu chuyện về chữ “Liêm” của Hồ Chủ tịch
Câu chuyện về chữ “Liêm” của Hồ Chủ tịch

Câu chuyện đã qua một thời gian, nhưng một hôm có đồng chí văn thư của Bác nhận được một công văn xin tiền của huyện T với lý do là: Trang trải kinh phí cho bữa ăn của buổi đón tiếp Bác. Kinh phí xin gấp vài ba lần so với thực tế (chắc họ nghĩ rằng vì tiếp Bác nên TW sẽ không từ chối điều gì). 

Khi đọc được công văn, Bác lặng lẽ đứng dậy lấy từ chiếc tủ gỗ ra một gói nhỏ được bọc kỹ bằng giấy báo và ni lông. Bác đưa cho đồng chí văn thư và nói rằng: “Đây là số tiền Bác dành dụm tiết kiệm được. Chú hãy mang đến huyện và đưa tận tay cho họ, nói Bác trả tiền cho bữa ăn đãi Bác và cảm ơn họ đã mời. Nếu số tiền này đủ thì thôi, nếu chưa đủ, các chú cho Bác vay tạm và trừ dần vào tiền lương của Bác, đến khi nào đủ thì thôi.” Bởi Bác cho là chuyện tiếp Bác không liên quan gì đến việc công vì vậy kiên quyết không được lấy tiền của công để thanh toán mục đích cá nhân.

Ví dụ 2: Câu chuyện của bà Đỗ Thị Mơ 84 tuổi sống tại thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã 2 năm liền tự làm đơn xin thoát khỏi hộ nghèo. “Tôi 83 tuổi, chân tay còn lành lặn, còn làm được việc, đi xe đạp vèo vèo thì cớ sao không xin thoát nghèo, xã hội hôm nay còn rất nhiều người cần được cưu mang”, bà Mơ tâm sự. 

Bà Đỗ Thị Mơ chính là một tấm gương sáng đáng học tập vì đức tính liêm khiết, tự trọng. Đồng thời bà cũng là tâm gương cổ vũ, động viên mọi người cần có tinh thần tự phấn đấu để vươn lên hướng đến cuộc sống tốt đẹp.

>>Xem thêm: Tử tế là gì? Giá trị của sự tử tế trong cuộc sống

Người liêm khiết là người như thế nào? 

Một người liêm khiết phải là người biết giữ mình trước những cám dỗ, vật chất trong cuộc sống. Một số biểu hiện cơ bản của người liêm khiết gồm có:

  • Sống trung thực, trong sạch, nói không với tham lam, tham nhũng tiền bạc, của cải, tài sản chung hoặc tài sản của người khác.
  • Biết cách giữ mình trước những cám dỗ về tiền tài, danh vọng.
  • Làm việc văn minh, không thực hiện hối lộ và không nhận hối lộ.
  • Không sử dụng tài sản, tiền bạc của chung để sử dụng cho mục đích cá nhân. 
  • Không lạm dụng chức quyền để thực hiện các hành vi tham ô, nhũng nhiễu, trục lợi cá nhân.
  • Không chèn ép, chà đạp người khác để đạt được mục đích và lợi ích cá nhân. 
  • Làm giàu bằng chính tài năng và sức lực của bản thân. 
Biểu hiện của một người liêm khiết
Biểu hiện của một người liêm khiết
  • Luôn nỗ lực, kiên trì và tự phấn đấu vươn lên bằng chính khả năng của mình, không dựa dẫm hay lợi dụng người khác để đi lên. 
  • Có lối sống trung thực, không bao che, gian dối bất cứ điều gì để đạt được lợi ích cá nhân.
  • Không tham lam, không chiếm hữu những thứ không phải của mình.
  • Sẵn sàng chia sẻ khó khăn và giúp đỡ những người yếu thế.
  • Có tinh thần động viên, cỗ vũ đến mọi người luôn biết cách phấn đấu đi lên bằng chính đôi chân của mình.

Ý nghĩa của phẩm chất liêm khiết là gì?

Đề cao và rèn luyện phẩm chất liêm khiết sẽ khiến bản thân chúng ta trưởng thành hơn. Đồng thời sự liêm khiết góp phần cho cuộc sống của bạn trở nên thanh thản, hạnh phúc và bình yên. Rèn luyện lối sống liêm khiết là nền tảng để bạn có thể giữ vững tinh thần, nâng cao giá trị của bản thân, tránh được những cám dỗ bởi những vật chất tầm thường.

Đức tính liêm khiết của bạn sẽ giúp bạn nhận được sự tin yêu, tín nhiệm của mọi người. Là cơ sở để người khác đánh giá về trí tuệ và con người của bạn, giúp bạn thăng tiến trong công việc và thành công trong cuộc sống.

Cùng với cách sống thanh liêm, bạn sẽ học được cách nỗ lực, cố gắng để đạt được những thành tựu bằng chính công sức và tài năng của mình. Điều này sẽ khiến bạn hiểu hơn về giá trị cao đẹp của những thành tựu đó, giúp bạn cảm thấy tự tin trong cuộc sống.

Sống liêm khiết sẽ nhận được lòng tin và sự yêu quý
Sống liêm khiết sẽ nhận được lòng tin và sự yêu quý

Về mặt xã hội, đức tính thanh liêm, liêm khiết của mỗi cá nhân đều góp phần không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời giúp cho xã hội công bằng, văn minh, những điều tốt đẹp được lan tỏa rộng rãi, nâng cao dân trí của toàn xã hội.

Một đất nước có vững mạnh và phát triển được là nhờ vào sự trong sạch trong bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương, nhờ vào lối sống liêm khiết của toàn thể nhân dân. Vì vậy liêm khiết luôn đóng một vai trò to lớn làm cho đất nước trở nên giàu đẹp, hùng mạnh.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về đức tính liêm khiết là gì cũng như biểu hiện và ý nghĩa của lối sống liêm khiết. Hy vọng rằng nội dung trong bài có thể truyền cảm hứng đến các bạn đọc, giúp các bạn có tinh thần quyết tâm và phấn đấu hơn trong cuộc sống để hướng tới những điều tốt đẹp. Đừng quên ủng hộ thosuaxe.info bằng cách thường xuyên truy cập để theo dõi những bài viết mới bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.