Đường kinh tuyến là gì? Tìm hiểu đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến

Đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến chắc hẳn là hai khái niệm không còn xa lạ đối với chúng ta. Kinh tuyến và vĩ tuyến là thuật ngữ cơ bản trong địa lý được ứng dụng rất nhiều vào nghiên cứu học tập và đời sống. Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp đường kinh tuyến là gì và những thông tin liên quan tới kinh tuyến, vĩ tuyến. 

Đường kinh tuyến là gì?

Đường kinh tuyến được xác định là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất. Đường kinh tuyến nối liền địa cực, chỉ hướng bắc – nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo của Trái Đất. Người ta tính được đường kinh tuyến có độ dài khoảng 20.000km.

Đường kinh tuyến là gì?

Đường kinh tuyến là gì?

Trong số những đường kinh tuyến trên bề mặt Trái Đất, có một đường kinh tuyến đi qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc thủ đô London nước Anh. Và người ta đã quy ước kinh tuyến đó là kinh tuyến gốc (hay còn gọi là kinh tuyến 0 độ). Mặt phẳng của kinh tuyến gốc và kinh tuyến 180° sẽ chia Trái Đất thành 2 nửa được gọi là bán cầu đông và bán cầu tây.

Ngoài ra các đường kinh tuyến cũng được chia thành các loại khác nhau, bao gồm:

  • Kinh tuyến từ: Là những đường kinh tuyến nối liền các cực từ.
  • Kinh tuyến địa lý: Là các đường kinh tuyến nối liền các địa cực.
  • Kinh tuyến họa đồ: Là các đường kinh tuyến được vẽ lại trên bản đồ.

>>Xem thêm: Năm ánh sáng là gì? Tìm hiểu về khái niệm năm ánh sáng

Đường vĩ tuyến là gì?

Vĩ tuyến là các vòng tròn (tưởng tượng) nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ, có hướng từ đông sang tây trên bề mặt Trái Đất. Vị trí trên vĩ tuyến xác định dựa vào tọa độ của các kinh độ. Một đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến luôn vuông góc với nhau. Các đường vĩ tuyến không đều nhau, càng gần hai cực Trái Đất thì đường kính của vĩ tuyến càng bé đi.

Trên bản đồ Trái Đất có 5 vĩ tuyến đặc biệt được dùng để đánh dấu bao gồm:

  • Vòng bắc cực có tọa độ 66° 33′ 38″ vĩ bắc.
  • Hạ chí tuyến có tọa độ 23° 26′ 22″ vĩ bắc.
  • Xích đạo có tọa độ 0° vĩ bắc.
  • Đông chí tuyến có tọa độ 23° 26′ 22″ vĩ nam.
  • Vòng nam Cực có tọa độ 66° 33′ 38″ vĩ nam.

Phân biệt kinh tuyến và vĩ tuyến

Kinh tuyến và vĩ tuyến có những đặc điểm khác nhau mà bạn có thể dễ dàng phân biệt:

  • Tất cả các đường kinh tuyến có đường kính bằng nhau. Các đường vĩ tuyến đường kính không bằng nhau.
  • Trên Trái Đất có 360 kinh tuyến, còn vĩ tuyến chỉ có 181.
  • Các kinh tuyến sẽ gặp nhau ở hai cực bắc và năm, trong khí đó vĩ tuyến thì không bao giờ cắt nhau vì chúng song song với nhau.

Phân biệt đường kinh tuyến và vĩ tuyến

Phân biệt đường kinh tuyến và vĩ tuyến

Cách xác định vị trí dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến

Kinh tuyến và vĩ tuyến cho phép chúng ta xác định được vị trí của các quốc gia trên bản đồ hoặc xác định được vị trí của chính mình. thực tế con người đã ứng dụng để xác định các vị trí của máy bay hay tàu biển.

Cách xác định vị trí dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến vô cùng đơn giản. Trước hết bạn cần phải xác định được vị trí hai cực bắc và năm cũng như vị trí của đường xích đạo.

Sau đó hãy nhớ quy tắc, vĩ tuyến thì song song với đường xích đạo, kinh tuyến thì vuông góc với vĩ tuyến. Xích đạo ở vĩ tuyến 0 độ. Theo đó, cứ mỗi hướng về hai phía bắc hoặc nam đều là 90 độ. Tính từ đường xích đạo, đường vĩ tuyến xuôi về phía nam gọi là vĩ độ nam, vĩ tuyến hướng về phía bắc gọi là vĩ độ bắc.

Đối với kinh tuyến, tính từ kinh tuyến gốc (0 độ) các đường kinh tuyến hướng sang tây được gọi là kinh tây, đường kinh tuyến hướng sang đông gọi là kinh đông. Các đường kinh tuyến sẽ chia đều 180 độ. 

Cách xác định vị trí bằng kinh tuyến, vĩ tuyến

Cách xác định vị trí bằng kinh tuyến, vĩ tuyến

Sau khi đã biết các quy tắc, bạn chỉ cần độc vị trí của một địa điểm nào đó và chiếu lên bản đồ theo đúng độ kinh tuyến, vĩ tuyến là thành công.

Ngoài ra kinh độ vĩ độc còn là dấu hiệu để phân chia múi giờ của các khu vực trên thế giới. Tính từ kinh tuyến gốc ở Anh, theo chiều từ trái qua phải mỗi kinh tuyến +1 giờ.

Qua bài viết chắc hẳn các bạn đã hiểu được định nghĩa đường kinh tuyến là gì, vĩ tuyến là gì cũng như sự khác nhau của hai yếu tố này. Kinh tuyến và vĩ tuyến có rất nhiều ứng dụng trong nghiên cứu thiên văn, địa lý và xác định vị trí. Hy vọng nội dung bài viết trên đây đã đem tới cho các bạn đọc thông tin thú vị và hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.