Xe cơ giới là gì? Những lưu ý đặc biệt dành cho xe cơ giới

Luật giao thông đường bộ thường đề cập đến các loại xe cơ giới và những quy định đối với xe cơ giới trong tham gia giao thông. Đây là khái niệm phổ biến nhưng không phải ai cũng biết chính xác định nghĩa của nó. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về xe cơ giới mà bạn nhất định phải biết. Để biết xe cơ giới là gì, xe cơ giới là những loại xe nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Quy định của Luật giao thông đường bộ về các loại xe cơ giới
Quy định của Luật giao thông đường bộ về các loại xe cơ giới

Xe cơ giới là gì?

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nêu rõ các khái niệm, thuật ngữ để giải thích về các phương tiện giao thông cơ giới như sau: 

  • Xe cơ giới là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, khác với phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Xe cơ giới bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi các loại xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Nói cách khác thì khái niệm xe cơ giới là tất cả các loại xe đang tham gia lưu thông trên đường bộ có sử dụng động cơ và tiêu hao nhiên liệu (xăng, dầu, điện…), chỉ ngoại trừ một số loại xe như xe đạp, xe đẩy và xe lăn. Vậy bạn không còn thắc mắc xe cơ giới là xe gì, xe cơ giới gồm những xe nào nữa phải không?

Tuân thủ quy định của pháp luật khi tham gia giao thông
Tuân thủ quy định của pháp luật khi tham gia giao thông

Xem thêm: Tất tần tật thông tin về thuế trước bạ ô tô mà bạn nên biết 

  • Làn xe cơ giới là gì? Đây là một trong những khái niệm phần đường xe chạy. Trên đường có rất nhiều vạch kẻ đường nhằm phân làn cho các phương tiện tham gia giao thông. Theo đó xe thô sơ sẽ di chuyển trong làn đường phía trong cùng bên phải. Trong khi đó ô tô, xe máy sẽ di chuyển ở làn bên trái. Người điều khiển phương tiện được điều khiển xe trong một làn đường và chỉ thay đổi làn trên đoạn đường cho phép. Khi chuyển làn cần bật tín hiệu đèn báo.
  • Xe cơ giới chuyên dụng là gì?  Đây là khái niệm chung dành cho các loại xe có công năng dùng trong thi công xây dựng; các phương tiện hỗ trợ nông lâm nghiệp và những phương tiện khác trong lĩnh vực An ninh quốc phòng.
  • Xe gắn máy là gì? Đây là loại xe chạy bằng động cơ có từ 2 đến 3 bánh, thiết kế vận tốc tối đa không vượt quá 50 km/h, dung tích của động cơ không được phép vượt quá 50 cm3. Xe gắn máy có thể bao gồm xe đạp điện, xe máy điện.

Những quy định về xe cơ giới

Xe cơ giới bao gồm những loại xe nào?
Xe cơ giới bao gồm những loại xe nào?

Xem thêm: Những quy định về thời hạn đăng kiểm xe ô tô mà bạn không được bỏ lỡ

  • Khi tham gia giao thông đường bộ người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ chấp hành mọi quy định của Pháp luật về tốc độ điều khiển phương tiện và xác định khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe trên các biển báo tránh trường hợp tiếp xúc giữa các xe quá gần, có khả năng gây nguy hiểm.
  • Tại những đoạn đường không được bố trí biển báo hạn chế tốc độ hay biển báo về khoảng cách an toàn cần tuân thủ quy định theo bảng dưới đây:
Khu vực dân cư Loại xe cơ giới đường bộ  Tốc độ tối đa (Km/H)
Khu vực đông dân cư Xe ô tô chở khách đến 30 chỗ ngồi, xe có trọng tải dưới 3.5 tấn 50
Khu vực đông dân cư Xe ô tô chở khách trên 30 chỗ ngồi, xe có trọng tải trên 3.5 tấn, xe gắn máy, xe ô tô, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, xe ô tô chuyên dụng 40
Ngoài khu vực đông dân cư Xe ô tô chở khách đến 30 chỗ ngồi (trừ xe buýt), xe có trọng tải dưới 3.5 tấn 80
Ngoài khu vực đông dân cư Xe ô tô có trọng tải trên 3.5 tấn 70
Ngoài khu vực đông dân cư Xe mô tô, xe buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng 60
Ngoài khu vực đông dân cư Ô tô kéo rơ moóc, xe máy 50
  • Người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ phải điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp của điều kiện cầu đường, thời tiết, mật độ giao thông…
  • Đối với các loại xe chuyên dụng khác đang được phép sử dụng như xe lam, xe kéo, xe cẩu… tốc độ di chuyển tối đa không được vượt quá 30 km/h.

Các hình thức xử phạt

Các hình thức và cấp độ xử phạt đối với xe cơ giới khi vi phạm tốc độ
Các hình thức và cấp độ xử phạt đối với xe cơ giới khi vi phạm tốc độ

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt đối với người điều khiển giao thông vi phạm tốc độ cho phép như sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng với những người điều khiển phương tiện có tốc độ thấp hơn các xe cùng làn và cùng chiều mà không di chuyển về phía bên phải làn đường.
  • Phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng với người khiển chạy quá tốc độ từ 5 – 10 km/h.
  • Phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 với những phương tiện và người điều khiển chạy chậm hơn tốc độ tối thiểu (đối với những đoạn đường quy định về tốc độ tối thiểu)
  • Xử phạt hành chính từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với những người điều khiển vượt quá tốc độ từ 10 – 20km/h. 
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với những người điều khiển xe vượt quá tốc độ từ 20 – 35 km/h
  • Tịch thu giấy phép lái xe từ 1 -4 tháng, đồng thời xử phạt hành chính đối với người điều khiển vượt quá tốc độ cho phép từ 35km/h; người điều khiển vượt quá tốc độ gây tai nạn giao thông.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về các loại xe cơ giới và những quy định về xe cơ giới. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc đã xác định được xe cơ giới là gì đồng thời nắm được những thông tin quan trọng khi tham giao thông. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.