Chi tiết về nguyên lý máy sấy khí nén bạn nên biết

Muốn vận hành máy sấy khí hiệu quả bạn cần hiểu rõ được cấu tạo cũng như nguyên lý máy sấy khí nén. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách thức vận hành của máy sấy khí nén, hãy theo dõi ngay nội dung bài viết sau đây của chúng tôi.

Vai trò của máy sấy khí 

Máy sấy khí nén là thiết bị quan trọng giúp cho hệ thống khí nén hoạt động trơn tru và hiệu quả. Máy sấy khí được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất, chế biến và cả trong đời sống hiện nay. Đây là thiết bị có chức năng sấy khô và lọc sạch nguồn khí để cung cấp cho các hệ thống khí nén. 

Máy sấy không khí có vai trò lọc sạch mọi bụi bẩn, dầu lẫn trong luồng khí nén. Điều này giúp đảm bảo chất lượng của các sản phẩm sử dụng nguồn khí nén khi sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm,… Ngoài ra, nhờ máy sấy khí loại bỏ hết hơi nước còn đọng lại trong khí mà các thiết bị, linh kiện, đường ống dẫn trong các thiết bị liên quan được đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng bị oxy hóa, han gỉ và hư hỏng. 

Vai trò của máy sấy khí
Vai trò của máy sấy khí

Máy sấy khí có hai loại cơ bản là máy sấy khí tác nhân lạnh và máy sấy khí kiểu hấp thụ. Mỗi dòng máy đều có đa dạng kích cỡ và công suất để đáp ứng nhu cầu làm việc của các hệ thống khí nén lớn/bé khác nhau. Vì vậy tùy vào mong muốn và yêu cầu trong công việc. bạn có thể lựa chọn dòng máy sấy không khí phù hợp.

>>Xem thêm: Máy sấy khí nén mini là gì | Những lưu ý khi mua máy

Tìm hiểu nguyên lý máy sấy khí nén

Hai loại máy sấy khí kiểu làm lạnh và kiểu hấp thụ có cấu tạo khác nhau nên cách thức hoạt động cũng có những điểm khác biệt. Vì vậy hiểu rõ nguyên lý máy sấy khí nén của mỗi loại là điều vô cùng cần thiết, giúp bạn vận hành máy nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời nhờ đó mà việc bảo quản thiết bị cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả, góp phần nâng cao tuổi thọ của máy.

Máy sấy khí tác nhân lạnh

Cấu tạo

Máy sấy khí tác nhân lạnh là thiết bị được dùng thông dụng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Máy sấy khí kiểu làm lạnh có thiết kế hình hộp chữ nhật để tối ưu hóa không gian. Thiết bị này có cấu tạo cơ bản gồm các bộ phận sau đây:

  • Lốc máy nén: Có vai trò nén khí gas lạnh tuần hoàn trong hệ thống.
  • Van bypass: Có nhiệm vụ là điều tiết lượng gas hồi về lốc nén với mục đích là giữ cho bộ phận lốc nén không bị quá nóng khi hoạt động.
  • Bộ phận lọc gas: Giữ nhiệm vụ lọc sạch những cặn bẩn tồn tại trong khí gas.
Cấu tạo của máy sấy không khí kiểu làm lạnh
Cấu tạo của máy sấy không khí kiểu làm lạnh
  • Giàn nóng: Là bộ phận có hai nhiệm vụ chính là giải nhiệt của gas ra môi trường xung quanh và hạ thấp nhiệt độ đầu vào của khí nén.
  • Quạt làm mát: Có tác dụng giải nhiệt giàn nóng.
  • Giàn lạnh: Là bộ phận trao đổi nhiệt với khí nén. Đồng thời có chức năng giữ nước để xả ra ngoài thông qua van xả nước tự động.
  • Van tiết lưu (hoặc dây xoắn): Van tiết lưu là bộ phận điều chỉnh lưu lượng môi chất sao cho phù hợp với tải lạnh để đảm bảo độ quá tải nhiệt. 
  • Bộ phận cảm biến nhiệt độ và công tắc áp suất: Hai bộ phận này giữ nhiệm vụ thông báo tín hiệu về bảng điều khiển và hiển thị thông số lên màn hình, từ đó người dùng có thể quan sát và nắm bắt rõ hơn.

Nguyên lý hoạt động máy sấy khí kiểu làm lạnh

Về lý thuyết, nguyên lý máy sấy khí nén kiểu làm lạnh hoạt động tương tự như một chiếc tủ lạnh. Có nghĩa máy sẽ hạ nhiệt độ xuống mức thấp để hơi nước đọng lại thành sương để tách chúng ra khỏi luồng khí nén. Sau đó lại tăng nhiệt độ lên một mức nhất định, khi đó hơi nước đã được loại bỏ hoàn toàn và khí nén đã khô.

Chi tiết cách thức sấy khí của dòng máy sấy không khí kiểu làm lạnh như sau:

– Đầu tiên cho dòng khí cần sấy từ máy máy nén khí chạy vào máy sấy khí nhờ sự tác động của áp lực, nhiệt độ và độ ẩm cao thông qua đường ống dẫn khí nén. Sau đó luồng khí này được đi qua giàn trao đổi nhiệt để làm mát sơ bộ.

– Tiếp đến, khí nén sẽ đi qua giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas lạnh.Tại đây dòng khí chuyển động đảo chiều trong những ống dẫn môi chất gas lạnh ở mức nhiệt hóa sương từ 2 đến 6 độ C. Quá trình này giúp cho hơi nước lẫn trong khí bị ngưng tụ lại.

Cách thức hoạt động của máy sấy khí kiểu làm lạnh
Cách thức hoạt động của máy sấy khí kiểu làm lạnh

– Sau đó là công đoạn lọc tập chất tồn tại trong khí. Những tạp chất như nước, dầu, bụi bẩn sẽ được tách ra, thông qua van xả nước tự động chúng sẽ được đi ra ngoài. Khí nén đã được làm sạch nhưng  lúc đó vẫn đang ở nhiệt độ thấp. Do đó, giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas nóng sẽ nâng nhiệt độ lên từ 6 đến 8 độ C. 

– Cuối cùng, dòng khí nén đã được sấy khô và làm sạch hoàn toàn, có thể đưa vào sử dụng.

Máy sấy khí kiểu hấp thụ

Cấu tạo

Máy sấy khí kiểu hấp thụ được thiết kế với hai tháp giống nhau gọi là tháp A và tháp B. Các bộ phận chính bao gồm:

  • Tháp hút ẩm: Hai tháp này chứa đầy các chất hút ẩm để làm khô luồng khí.
  • Van điện từ: Gồm hai van được gắn ở hai tháp. Van ở tháp A cho phép nguồn khí nén đi vào để làm khô. Van ở tháp B dùng để điều khiển xả nước.
  • Van một chiều ở tháp A Là bộ phận đưa khí nóng tái sinh đi qua.
  • Van một chiều ở tháp B: Là bộ phận cho khí đã làm khô đi qua.
  • Van giảm âm
  • Bộ điều khiển và các cảm biến đo độ ẩm: Đảm nhiệm vai trò đo nhiệt độ giúp cho quy trình hoạt động của thiết bị chính xác nhất.

Nguyên lý máy sấy khí nén kiểu hấp thụ

Nguyên lý máy sấy khí nén kiểu hấp thụ chính là sử dụng chất hút ẩm để làm khô nguồn khí nén. Chất hút ẩm là những chất háo nước như gel silica và alumina, nên khi nguồn khí nén lẫn nước đi qua thì lượng nước sẽ được giữ lại khiến cho khí nén khô.

Chi tiết nguyên lý vận hành như sau:

Hai tháp A và B của máy sấy khí sẽ được chứa đầy các hạt hút ẩm. Nhiệm vụ của hai tháp được phân chia như sau: Tháp A đóng vai trò làm khô khí nén, trong khi đó tháp B có nhiệm vụ tái sinh khí nén. 

Nguyên lý vận hành máy sấy khí kiểu hấp thụ
Nguyên lý vận hành máy sấy khí kiểu hấp thụ

Hai tháp sẽ hoạt động song song với nhau trong một chu trình được thực hiện luân phiên. Khi tháp A đã đạt tới trạng thái bão hòa khi các hạt hút ẩm không còn khả năng hút nước thì tháp B sẽ hoạt động để tái sinh chất làm khô và loại bỏ nước. Các chất hút ẩm sẽ được tái sinh bằng một trong hai cách là sử dụng khí nén khô hoặc dùng không khí nóng.

Khi chất hút ẩm đã được tái sinh, van xả số 4 sẽ đóng lại, áp suất của tháp B sẽ tăng dần và đạt đến áp suất làm việc. Van số 1 tự động đóng lại, đồng thời các van số 2 và 3 được mở ra, khi đó bình A sẽ tiếp tục thực hiện chu trình sau tái sinh. Cứ tiếp tục như vậy chu trình sấy khí và tái sinh sẽ được thực hiện liên tục và luân phiên giữa bình A và tháp B để tạo ra lượng khí nén khô và sạch.

Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu đến quý độc giả một số nội dung cơ bản về máy sấy khí. Trong quá trình làm việc, nắm rõ được quy trình và nguyên lý máy sấy khí nén sẽ góp phần giúp bạn biết cách vận hành cũng như bảo quản máy tốt hơn. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã mang đến cho các bạn nhiều thông tin hữu ích có thể áp dụng vào thực tiễn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.