Cụm danh từ là gì? Top ví dụ minh họa hay và bài tập

Cụm danh từ là gì? Cụm danh từ có vai trò gì và khác gì so với danh từ? Nếu bạn đang thắc mắc và chưa có lời giải đáp, hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.

Cụm danh từ là gì? Ví dụ

Cụm danh từ là gì ngữ văn lớp 6 đã định nghĩa ngắn gọn đó là sự kết hợp giữa một danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Trong một câu, danh từ phải có nội dung ý nghĩa chính xác thì người đọc, người nghe mới hiểu đúng được ý của câu nói. Vì vậy trong một số trường hợp, danh từ dù đúng nghĩa nhưng không thể hiện được đầy đủ nghĩa cho câu nên ta phải sử dụng thêm một số từ ngữ khác để bổ sung ý nghĩa của danh từ đó. Khi kết hợp lại ta được một cụm danh từ.

cum-danh-tu-la-gi
Tìm hiểu định nghĩa cụm danh từ trong tiếng Việt

Cụm danh từ là gì? Cụm danh từ thường mang ý nghĩa đầy đủ hơn cũng như có cấu tạo phức tạp hơn so với danh từ. Tuy nhiên về cách thức hoạt động thì cụm danh từ cũng được sử dụng như một danh từ bình thường.

 

Cấu tạo của cụm danh từ gồm có 3 phần: Phần trước, phần trung tâm và phần sau. Trong đó các phụ ngữ ở phần trước đóng vai trò bổ sung ý nghĩa cho danh từ về mặt số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau sẽ bổ sung ý nghĩa về đặc điểm, tính chất của danh từ chính hoặc nhằm xác định vị trí của danh từ ấy trong không gian, thời gian nhất định.

 

Để hiểu hơn về cụm danh từ là gì trong tiếng Việt, bạn có thể tham khảo một số ví dụ minh họa sau đây:

Ví dụ 1: Từ danh từ chính là học sinh ta có cụm danh từ: Các bạn học sinh lớp 7A; 98 bạn học sinh khối 7; 15 bạn học sinh giỏi.

Ví dụ 2: Ngày hôm qua, những ngày tháng sau này, mấy ngày sau.

Ví dụ 3: Con đường này, cái cây này, hàng cây xanh này.

Phân biệt cụm danh từ và danh từ

Về cách sử dụng thì cụm danh từ và danh từ là như nhau nhưng xét về bản chất thì cụm danh từ mang ý nghĩa đầy đủ và cụ thể hơn so với danh từ. Vì vậy nếu có một cặp danh từ và cụm danh từ tương ứng thì câu nói chứa danh từ sẽ mang ý nghĩa bao quát hơn, trong khi đó câu có chứa cụm danh từ có thể sẽ chỉ ra được sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc không gian, thời gian cụ thể hơn.

phan-biet-danh-tu-va-cum-danh-tu
Phân biệt danh từ và cụm danh từ

Ví dụ minh họa:

– Câu chứa danh từ mang ý nghĩa tổng quát: Các bạn học sinh đến trường.

– Câu chứa cụm danh từ nhấn mạnh vào một (một số) đối tượng cụ thể giúp người đọc dễ hình dung hơn: Các bạn học sinh lớp 6A đến trường.

 

Để nhận biết sự khác nhau giữa danh từ và cụm danh từ bạn có thể phân biệt như sau: Danh từ có cấu tạo tương đối chặt chẽ và không thể chèn thêm bất kỳ một từ nào vào giữa (ví dụ như cây cối, học sinh).

Cụm danh từ lại có cấu tạo khá lỏng lẻo và được chia thành 3 phần riêng biệt, vì vậy ta có thể chèn thêm một hoặc một vài tiếng khác vào. Ví dụ như trong câu “Cha mẹ đều chưa đi làm về” có thể đổi thành “cả cha và mẹ đều chưa đi làm về”. Như vậy cụm danh từ ở câu trên chính là “cả cha và mẹ”.

Bài tập minh họa về cụm danh từ

Bài tập 1: Xác định trong câu sau đây có bao nhiêu cụm danh từ?

Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng”.

  1. 1 cụm danh từ
  2. 2 cụm danh từ
  3. 3 cụm danh từ
  4. 4 cụm danh từ

Bài tập 2: Xác định trong cụm danh từ sau đây, cụm danh từ nào có đầy đủ 3 phần?

  1. Một bạn học sinh trong lớp
  2. Một bạn học sinh
  3. Học sinh trong lớp
  4. Bạn học sinh

Bài tập 3: Cụm từ “Một vành đai phòng thủ kiên cố” có là cụm danh từ không? Giải thích.

Đáp án:

Bài tập 1: Đáp án đúng là C

Bài tập 2: Đáp án đúng là A

Bài tập 3: Là cụm danh từ. Lý do vì cụm danh từ này có đầy đủ 3 phần gồm:

Phần phụ ngữ trước: Một

Phần trung tâm: Vành đai

Phần phụ ngữ sau: Phòng thủ kiên cố

Bài viết trên đây là gửi đến quý bạn đọc những nội dung cơ bản liên quan đến cụm danh từ. Qua đó đã giúp bạn nắm được định nghĩa cụm danh từ là gì và cách để phân biệt cụm danh từ với danh từ. Hy vọng những chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn có thể củng cố được kiến thức ngữ văn để ứng dụng vào trong học tập và thực tiễn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.