VR là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa VR và AR

Bên cạnh AR, VR là một công nghệ hiện đại đang được phát triển và ứng dụng phổ biến trong đời sống hiện nay. Vậy VR là gì? Bản chất của công nghệ này và sự khác biệt giữa hai công nghệ AR và VR? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những nội dung liên quan tới chủ đề này.

VR là gì?

Virtual Reality (VR) hay thực tế ảo là một công nghệ hiện đại cho phép người sử dụng có được những trải nghiệm trong thế giới số như một phần của thế giới mô phỏng đó. Thế giới trong VR có thể là mô phỏng của thế giới thực hoặc không nhưng trải nghiệm mà nó đem lại giúp người chơi cảm thấy mình là một phần của thế giới này khi họ hoàn toàn có khả năng tương tác lên các vật thể ở thế giới ảo.

VR là gì?
VR là gì?

VR thường được ứng dụng trong các lĩnh vực giải trí và được sử dụng với mục đích giáo dục trong lĩnh vực y tế hay quân sự. Tuy nhiên, công nghệ này được ứng dụng phổ biến nhất trong các loại game thực tế ảo. Những tựa game ứng dụng VR sẽ đem lại cho người chơi những trải nghiệm thực tế và chân thực hơn rất nhiều.

Một hệ thống thực tế ảo tiêu chuẩn hiện nay sẽ bao gồm tai nghe VR, kính VR và tay cầm mô phỏng. Những thiết bị này sẽ tạo ra một không gian ảo mà người sử dụng có thể dễ dàng cảm nhận được chiều sâu âm thanh, hình ảnh và tương tác với những vật thể trong thế giới ảo. Ngoài những cảm nhận nêu trên, công nghệ thực tế ảo tăng cao và thực tế hỗn hợp kết hợp trải nghiệm có được từ bộ thực tế ảo tiêu chuẩn cùng với những yếu tố khác như xây dựng địa hình và một số công nghệ khác thậm chí còn giúp gia tăng độ chân thực của trải nghiệm lên rất cao.

Một bộ thực tế ảo tiêu chuẩn có thể giúp người sử dụng trải nghiệm những thế giới và môi trường khác nhau
Một bộ thực tế ảo tiêu chuẩn có thể giúp người sử dụng trải nghiệm những thế giới và môi trường khác nhau

AR là gì?

Augmented Reality (AR) là tên tiếng anh của công nghệ thực tế ảo tăng cường. Đây là một công nghệ anh em được phát triển dựa trên nền tảng của công nghệ VR. Mặc dù có cùng một nền tảng nhưng bản chất của AR lại hoàn toàn khác biệt so với VR.

Thực tế ảo tăng cường tập trung vào việc kết hợp giữa đồ họa 3D với không gian thế giới thực. Điều này có nghĩa là công nghệ này sẽ giúp đưa ra những cấu trúc đồ họa ảo vào chính không gian thực tế thay vì đưa người sử dụng vào một thế giới mô phỏng hoàn toàn lạ lẫm. Thông qua các màn hình, bạn vẫn có thể tương tác với chính những hình ảnh đồ họa đó như thể nó là một vật thể đời thực.

Ứng dụng của công nghệ thực tế ảo tăng cường AR
Ứng dụng của công nghệ thực tế ảo tăng cường AR

Trên thực tế thì AR vẫn còn là một công nghệ mới và vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và đang ngày một được ứng dụng nhiều hơn trong đời sống. Một trong những ứng dụng nổi bật nhất của công nghệ thực tế ảo tăng cường chính là tựa game Pokemon Go đình đám một thời. Ngoài ra, công nghệ này còn có ứng dụng để giải quyết những vấn đề như mua sắm mà không cần tới tận cửa hàng, thiết kế nội thất, xây dựng,…

So sánh giữa hai công nghệ VR và AR

Những điểm giống nhau

Cả hai công nghệ VR và AR đều được xây dựng với mục đích ứng dụng đồ họa công nghệ ảo để phục vụ nhu cầu trong đời sống. Những cấu trúc đồ họa ảo sẽ được dựng nên để thay thế cho phiên bản đời thực khó tiếp cận, xây dựng và chế tạo. Chính vì vậy mà con người sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và một lượng nhân công đáng kể cho những công việc thiết kế và thi công.

Những điểm khác nhau

Mặc dù có chung mục đích và nền tảng để phát triển nhưng AR và VR lại có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý.

So sánh giữa hai công nghệ ảo phổ biến nhất hiện nay
So sánh giữa hai công nghệ ảo phổ biến nhất hiện nay

Bản chất

Về bản chất, VR là công nghệ đưa con người vào một không gian ảo với tất cả vật thể trong đó là cấu trúc đồ họa. Trong khi đó AR là đưa các vật thể ảo đặt vào không gian thực tế.

Mục đích

VR đưa con người vào một thế giới ảo và cho chúng ta khả năng tương tác với những vật thế trong thế giới đó. Điều này giúp con người có thể trải nghiệm được những không gian bất khả thi ngoài đời thực như khám phá đáy biển, tham quan bề mặt Mặt trăng. Ngoại trừ một số yếu tố trợ giúp khiến trải nghiệm thực hơn như địa hình giả lập,… thì toàn bộ môi trường xung quanh người sử dụng đều là ảo.

AR đưa một vật thể hay cấu trúc ảo vào không gian thực tạo nên một trải nghiệm hỗn hợp giữa thực và ảo. Người dùng có thể hoàn toàn tương tác được với các vật thể ảo này trong môi trường thực tế mà chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh.

Ứng dụng

AR được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thiết kế, nghệ thuật và mua sắm trực tuyến thông minh. Các vật thể ảo được xây dựng nhanh chóng, giá rẻ hơn rất nhiều so với thực tế. Chính vì vậy mà bạn có thể xem xét, đo đạc các cấu trúc trong đời thực mà không cần phải trực tiếp xây dựng chúng.

Pokemon GO - Một trò chơi nổi tiếng sử dụng công nghệ AR
Pokemon GO – Một trò chơi nổi tiếng sử dụng công nghệ AR

Khả năng mô phỏng môi trường giúp VR có giá trị rất lớn trong lĩnh vực giải trí giáo dục. Những tựa game nhập vai được xây dựng trong môi trường VR sẽ phá tan đi khoảng cách giữa người chơi và nhân vật khi chính người chơi sẽ tự mình trải nghiệm toàn bộ cốt truyện. Tự do bay bổng trong vũ trụ, khám phá đáy đại dương xa xôi,… và vô vàn hành động thú vị khác người chơi đều sẽ được trải nghiệm thông qua VR. Mục đích giáo dục cũng được thực hiện rất tốt khi VR có thể giúp học viên trải nghiệm được những tình huống khác nhau mà không cần thực sự xây dựng nó ngoài đời thực.

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn VR là gì và phân biệt điểm khác biệt giữa hai công nghệ thực tế ảo hiện đại nhất hiện nay. Nếu muốn tìm hiểu thêm về những nội dung cùng lĩnh vực, hãy thường xuyên theo dõi website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật những bài viết mới nhé!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.