Thính giác là gì? Tìm hiểu tổng quan về thính giác

Thính giác là một trong năm giác quan trên cơ thể con người. Vậy thính giác là gì? Cơ chế hoạt động của thính giác là gì? Một số thông tin liên quan tới thính giác sẽ được chúng tôi chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây. Xin mời quý độc giả theo dõi để không bỏ lỡ những kiến thức y học thú vị nhé.

Thính giác là gì?

Thính giác là 1 trong 5 giác quan của con người có nhiệm vụ nghe thấy âm thanh để truyền đạt thông tin tới não bộ. Bộ phận đặc trưng của thính giác chính là tai. Tai có khả năng nhận biết các âm thanh bằng cách phát hiện ra các dao động sóng âm. 

Thính giác là gì?

Thính giác là gì?

Khi bàn về khái niệm thính giác là gì, người ta sẽ thường quan tâm tới những loại âm thanh mà tai người có thể nghe được. Trên thực tế con người và các loài động vật có khả năng nghe âm thanh là khác nhau. Tai người chỉ có thể nghe được những âm thanh có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20.000 Hz. Do vậy nếu chúng ta không thể nghe được các âm thanh ngoài khoảng tần số này. 

Tuy nhiên một số loài động vật lại có thể nghe được. Ví dụ như cá heo, dơi, mèo, chuột có thể nghe được các âm thanh có tần số lớn hơn 20.000 Hz (những âm thanh này gọi là siêu âm). Cá sấu, voi, cá voi, chim bồ câu, hà mã,… là một số loại động vật có thể nghe được các hạ âm (âm thanh có tần số nhỏ hơn 16Hz).


>>Xem thêm: Uống nước đúng cách theo tiêu chuẩn khoa học

Các bộ phận cấu thành nên thính giác là gì?

Để có thể phân tích được khả năng nghe âm thanh của thính giác người ta phải thực hiện giải phẫu hệ thính giác để tìm hiểu. Hệ thính giác có hai phần chính là “ngoại biên” và “trung tâm”. Cụ thể các thành phần trong hai hệ này được phân loại như sau:

Hệ thính giác ngoại biên bao gồm các phần:

  • Phần tai ngoài: Gồm có vành tai, ống tai và màng nhĩ.
  • Tai giữa: Thực chất là một khoang chứa khí nhỏ. Phần tai giữa gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Xương búa nối liền với màng nhĩ; xương đe liền kề với tai trong; xương bàn đạp nằm trong một cửa sổ, có màng bao nhằm để phân cách tai giữa và ốc tai trong.
  • Phần tai trong: Bộ phận này có vai trò giúp tai nghe được âm thanh và giữ thăng bằng. Cơ quan thính giác được gọi là ốc tai. Trong ốc tai chứa hàng ngàn tế bào thính giác, kết nối với hệ thính giác trung tâm bằng dây thần kinh thính giác. Trong ốc tai có một loại dịch đặc biệt, nó có chức năng quan trọng đối với hoạt động của thính giác.

Các bộ phận của tai

Các bộ phận của tai

Hệ thính giác trung tâm có hai bộ phận chính:

  • Dây thần kinh thính giác.
  • Đường dẫn phức tạp tinh tế đến thân não, tiến tới vỏ não thính giác.

Các thành phần trên đều góp phần giúp cho thính giác hoạt động một cách trơn tru từ việc nghe âm thanh cho tới hoạt động dẫn truyền âm thanh tới não để não bộ xử lý thông tin.

Mất thính giác là gì?

Mất thính giác chúng ta hay hiểu nôm na là không nghe được hoặc nghe không rõ. Đây là tình trạng xảy ra khi bất kỳ bộ phận nào của tai gặp vấn đề khiến hệ thính giác không hoạt động bình thường. Mất thính giác sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến khả năng lắng nghe cũng như chất lượng sống và các mối quan hệ của người bệnh.

Mất thính giác là gì? Mất thính giác cũng có nhiều loại. Dựa vào việc xác định bộ phận bị tổn thương gây mất thính giác ta có thể chia thành 3 loại cơ bản:

  • Mất thính giác dẫn truyền: Người mắc phải trường hợp này là do tai ngoài hoặc tai trong bị tổn thương.
  • Mất thính giác giác quan: Nguyên nhân dẫn đến sự mất thính giác này là do phần tai trong.
  • Mất thính giác hỗn hợp: Người bệnh sẽ cùng một lúc gặp phải hai trường hợp mất thính giác dẫn truyền và giác quan.

Mất thính giác là gì?

Mất thính giác là gì?

Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố khác như tuổi tác, bệnh lý nền, hay theo gen di truyền khiến một số người bị mất thính giác. Ngoài ra cuộc sống hiện đại làm xuất hiện thêm một số tác nhân gây mất thính giác như thuốc tân dược, ô nhiễm tiếng ồn. 

Mất thính giác là gì? Mất thính giác không hẳn là một bệnh nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên nó cũng đem lại nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt là rất nhiều trường hợp bị mất thính giác không thể điều trị được. 

Biểu hiện khi bị mất thính giác

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp thính giác từ từ giảm đi mà người bệnh không hề hay biết. Họ chỉ có cảm giác là khi nói chuyện mọi người cần phải nói to hơn, hay cảm thấy người khác đang nói thì thầm nên khó nghe. 

Không ít người bệnh bởi vì vẫn còn nghe được âm thanh nên vẫn cho rằng thính giác của mình không có vấn đề gì. Vì thế bạn cần biết những triệu chứng cơ bản của quá trình mất thính giác để có thể phòng tránh nguy cơ mất thính giác.

Các chuyên gia y học đã phân chia mức độ mất thính giác theo các cấp độ như sau:

  • Nghe kém ở mức độ nhẹ: Khi đối thoại 1 – 1 người bệnh vẫn có thể nghe được người đối diện nói gì. Tuy nhiên việc nghe được 100% nội dung là rất khó khi xung quanh có lẫn những âm thanh khác. 
  • Nghe kém ở mức độ vừa: Người bệnh phải yêu cầu mọi người nhắc lại lời nói ngay cả khi đang trao đổi trực tiếp hoặc nghe qua điện thoại.
  • Nghe kém ở mức nặng: Người bệnh gần như không thể giao tiếp bình thường, họ cần có thiết bị trợ thính.
  • Nghe kém ở mức độ nghiêm trọng: Không thể nghe thấy mọi người nói gì nếu không có máy trợ thính hỗ trợ hay cấy ốc tai. Triệu chứng khởi đầu là việc gặp khó khăn khi nghe những âm thanh có âm vực cao như giọng của trẻ em hay phụ nữ hoặc âm “s” hay “f”. 

Mất thính giác ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Mất thính giác ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Ngoài ra còn một số dấu hiệu thường gặp:

  • Không thể bắt kịp các đoạn hội thoại khi có nhiều hơn 1 người nói.
  • Luôn cảm giác là người khác đang nói thì thầm hoặc thấy họ nói không rõ lời.
  • Xem TV, nghe nhạc thường phải mở mức âm lượng rất lớn.
  • Thường bị ù tai khi nghe phải những âm thanh như tiếng chuông reo, tiếng gầm hay tiếng rít bên trong tai.

Vừa rồi chúng tôi đã gửi tới bạn những nội dung cơ bản về thính giác. Chúng tôi đã lần lượt thông tin tới bạn những kiến thức về thính giác như khái niệm thính giác là gì, mất thính giác là gì. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn bỏ túi một số kiến thức y học bổ ích. Tiếp tục theo dõi thosuaxe.info để cập nhật thêm nhiều thông tin mới ở mọi lĩnh vực nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.