Ưu điểm và nguyên lý hoạt động tháp giải nhiệt vuông, tròn, kín…

Tháp giải nhiệt có thể phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó, tháp giải nhiệt vuông, tháp làm mát tròn, tháp tản nhiệt kín được nhắc đến nhiều hơn cả. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những cách phân loại và đặc điểm của một số dòng tháp phổ biến.
Đặc điểm chi tiết của một số loại tháp làm lạnh nước phổ biến
Đặc điểm chi tiết của một số loại tháp làm lạnh nước phổ biến

Phân loại tháp giải nhiệt

Phân loại dựa vào hình dáng thiết kế

Dựa theo tiêu chí này, ta có thể phân tháp làm mát thành tháp giải nhiệt vuông và tháp giải nhiệt tròn. Trong đó:

  • Tháp giải nhiệt vuông: Có cấu trúc dạng khối hộp đơn giản. Điểm đặc biệt của dòng tháp này là có thể liên kết với nhau thành một tổ hợp để làm tăng hiệu suất làm mát. Nhờ đó, các thiết bị này có thể đáp ứng được nhu cầu làm mát cho không gian lớn hơn.
  • Tháp giải nhiệt tròn: Là loại tháp có cấu trúc dạng tròn với độ bền cực cao. Bởi vì, chúng được sản xuất từ nguồn nguyên vật liệu chất lượng tốt, không bị gỉ sét và ăn mòn. Nhờ đó, tháp có thể hoạt động tốt và bền bỉ trong môi trường khắc nghiệt.

Phân loại dựa vào nguyên lý hoạt động

Căn cứ vào nguyên lý hoạt động, chúng ta có thể chia tháp làm mát thành 2 loại. Một là tháp tản nhiệt đối lưu tự nhiên, còn lại là tháp giảm nhiệt đối lưu cơ học. Cụ thể như sau:

  • Tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên: Dòng tháp này làm mát dựa vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí bên trong và bên ngoài để làm lạnh nước. Loại tháp này thường được làm bằng bê tông với chiều cao lên đến 200m. Chúng thường được sử dụng cho nhà máy có công suất cao với nhu cầu giải nhiệt lớn.
Tháp tản nhiệt đối lưu tự nhiên
Tháp tản nhiệt đối lưu tự nhiên
  • Tháp giải nhiệt đối lưu cơ học: Loại tháp này sử dụng quạt kích thước lớn để thực hiện nhiệm vụ hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông. Đồng thời giúp tăng thời gian tiếp xúc giữa không khí và nước. Chính vì thế mà tỷ lệ giải nhiệt của tháp này phụ thuộc vào kích thước, tốc độ của quạt và khối đệm trợ lực của thiết bị.

Phân loại dựa vào cơ chế tuần hoàn nguồn nước

Căn cứ vào cơ chế tuần hoàn nước, ta có thể phân tháp làm lạnh thành 3 loại. Đó là tháp giảm nhiệt không tuần hoàn, tháp hạ nhiệt tuần hoàn hở và tháp giải nhiệt kín. Cụ thể:

  • Tháp giải nhiệt không tuần hoàn: Dòng sản phẩm này không tái sử dụng nước nên thường sử dụng nguồn nước rẻ và dồi dào như sông, hồ,… Điều này sẽ giúp tiết kiệm kinh phí cho doanh nghiệp. Nước cần được xử lý trước khi đưa vào tháp để tránh hình thành cáu cặn và gây hư hỏng.
  • Tháp tản nhiệt tuần hoàn hở: Đây là dòng tháp giải nhiệt công nghiệp được sử dụng rất phổ biến. Với loại tháp này, dòng nước tuần hoàn bị hao hụt do bị bay hơi. Vì thế, người dùng cần phải liên tục cung cấp nước để bù lại lượng nước đã bay hơi. Bên cạnh đó, vì đây là thiết bị dạng hở, các bộ phận bên trong tháp sẽ tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài. Điều này dễ làm xuất hiện cáu cặn, rong rêu,… nên người dùng cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh để đảm bảo chất lượng cho tháp.
Tháp làm lạnh tuần hoàn kín
Tháp làm lạnh tuần hoàn kín
  • Tháp giải nhiệt kín: Loại tháp này sẽ giữ một lượng nước cố định trong đường ống sau khi làm mát, chứ không loại bỏ hoàn toàn.

Đặc điểm chi tiết tháp giải nhiệt vuông, tròn, kín

Tháp giải nhiệt vuông

Tháp làm lạnh nước dạng vuông thường được sử dụng trong các đơn vị có nhu cầu giải nhiệt cao. Thiết bị giải nhiệt này có đặc điểm là:

Nguyên lý hoạt động

Tháp tản nhiệt vuông có thiết kế luồng khí trực tiếp đi theo phương thẳng đứng xuống bồn nước. Luồng không khí sẽ tiếp xúc với bề mặt của màng tháp và dòng nước chảy thẳng xuống do tác động của trọng lực. Không khí được luân chuyển đi qua tấm giải nhiệt rồi hòa quyện với không khí ở bên ngoài. 

Ưu điểm của tháp giải nhiệt vuông

  • Hiệu quả làm mát cao: Thiết bị này có bề mặt màng tản nhiệt rộng, dạng sóng nối tiếp nhau. Nó giúp tạo tốc độ dòng chảy thấp, phân phối nước đều và tạo mặt phẳng tiếp xúc với không khí lớn hơn. Thiết kế này sẽ giúp tháp làm mát vuông nâng cao hiệu quả làm mát nước.
  • Tiết kiệm điện: Quạt của tháp vận hành trên nguyên tắc thủy động lực học, kết hợp với tấm tản nhiệt có trở kháng thấp. Nhờ đó, tháp vuông có hiệu suất làm việc cao hơn tháp giải nhiệt tròn trong mọi điều kiện vận hành. Đồng thời, họng quạt có hình dạng giống ống thông gió cho phép không khí được lưu thông tốt hơn. Vì vậy, motor không cần làm việc quá công suất cần thiết. Điều này sẽ giúp thiết bị vận hành ổn định mà vẫn tiết kiệm điện năng tối đa.
Tháp làm mát nước vuông
Tháp làm mát nước vuông
  • Tiết kiệm không gian lắp đặt: Tháp giải nhiệt vuông có thể ghép nối với nhau tạo thành một tổ hợp gồm nhiều tháp giải nhiệt để tạo ra công suất lớn hơn. Theo đó, lắp đặt tháp vuông sẽ giúp tiết kiệm diện tích hơn tháp dạng tròn.
  • Độ ồn thấp: Vỏ tháp được chế tạo từ nguyên vật liệu cao cấp và cho khả năng cách âm hiệu quả. Đồng thời, bên trong hệ thống còn được trang bị thêm thiết bị giảm tốc. Nhờ đó, tháp làm lạnh vuông làm việc rất êm ái và ít khi xảy ra rung chấn.

Nhược điểm của tháp giải nhiệt vuông

Cùng với những ưu điểm nổi bật trên, dòng tháp vuông này cũng có nhược điểm. Cụ thể là kích thước lớn, khá cồng kềnh nên sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển, tháo lắp.

Tháp giải nhiệt tròn

Đây là dạng tháp hạ nhiệt được các doanh nghiệp hết sức quan tâm, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu dòng tháp tròn này hoạt động thế nào và có ưu điểm gì nhé!

Nguyên lý hoạt động

Dòng tháp này được thiết kế luồng không khí ngược hướng với dòng chảy của nước. Không khí tiếp xúc với môi trường thông qua màng giải nhiệt rồi đi lên trên theo phương thẳng đứng. Do áp suất không khí, nước sẽ được phun xuống và đi qua bề mặt tấm filling giải nhiệt. Tại đây, nước và không khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau và không khí sẽ kéo theo hơi nóng lên trên và thoát ra ngoài.

Ưu điểm của tháp giải nhiệt tròn

Đa dạng kích thước và công suất: Khác với tháp dạng vuông chỉ có những sản phẩm có kích thước và công suất lớn. Tháp tản nhiệt tròn có rất nhiều loại với kích thước và công suất khác nhau. Tháp dạng tròn sở hữu công suất từ 5RT đến khoảng 800RT. Nhờ đó, thiết bị này đáp ứng được nhu cầu làm mát và điều kiện tài chính của nhiều đơn vị.

Tháp hạ nhiệt tròn
Tháp hạ nhiệt tròn

Ít hao hụt áp suất: Thiết bị được thiết kế dạng tròn nên sẽ không bị ảnh hưởng bởi hướng gió khi hoạt động. Nhờ đó, áp suất bị hao hụt bên trong tháp không đáng kể. Vì thế, thiết bị có thể làm  việc một cách hiệu quả và kinh tế nhất.

Dễ vận chuyển và tháo lắp: Tháp giải nhiệt tròn có cấu tạo ít chi tiết hơn dạng vuông nên việc vận chuyển cũng như lắp đặt sẽ đơn giản hơn. Đặc biệt là đối với những model tháp giải nhiệt mini kích thước nhỏ. Bên cạnh đó, người thợ cũng không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành quá trình lắp đặt.

Giá thành thấp: So với tháp giải nhiệt vuông thì thiết bị làm lạnh nước dạng tròn có giá thành hợp lý hơn. Giá cả của chúng phụ thuộc vào công suất cũng như thương hiệu sản xuất. Tuy nhiên, chúng vẫn phù hợp với khả năng chi trả của các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp nhỏ hay mới thành lập.

Nhược điểm tháp giải nhiệt tròn

Tháp tản nhiệt dạng tròn công suất lớn sẽ tạo ra độ ồn lớn và rung chấn khi hoạt động. Vì thế, người dùng cần phải sử dụng thêm thiết bị giảm rung ở chân đế. Ngoài ra, dòng tháp này không được thiết kế để kết hợp với nhau như tháp vuông. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu làm mát cho cả một doanh nghiệp lớn thì sẽ mất nhiều diện tích lắp đặt

Tháp giải nhiệt kín

Chúng còn có tên gọi khác là tháp giải nhiệt tuần hoàn kín. Thiết bị này sở hữu cấu tạo dạng khép kín và làm mát thông qua quá trình trao đổi nhiệt với hiệu suất cao. Dưới đây là nguyên lý vận hành và một số đặc điểm của dạng tháp này.

Tháp tản nhiệt tuần hoàn kín
Tháp tản nhiệt tuần hoàn kín

Nguyên lý làm việc tháp hạ nhiệt kín

Dòng nước nóng được đưa vào trong tháp và phân bổ khắp các bộ phận của tấm tản nhiệt. Lưu lượng nước sẽ được rải đều từ trên xuống dưới. Khi đó, các bộ phận cánh quạt, cửa nạp khí ở bên trên sẽ hút toàn bộ hơi nóng. Sau đó, hơi nước được dẫn xuống dưới những bộ phận khác để làm mát.

Dòng nước bên trong tháp giải nhiệt kín được giảm nhiệt rồi di chuyển theo hướng của bơm. Nước đi tới bộ phận tản nhiệt tạo thành một vòng tuần hoàn. Sau đó, một lượng nước nóng nhất định sẽ bị tiêu hao do bị bay hơi trong quá trình hạ nhiệt nước. Một lượng nước đã có sẵn trong thiết bị sẽ tự động châm nước. Tháp có thiết kế một lỗ xả tràn nước nhằm đảm bảo khả năng hoạt động khép kín của các chi tiết.

Mặt khác, nguồn nước sẽ tạo ra cặn bẩn ở bên trong tháp khi hoạt động. Do  đó, người sử dụng cần phải thực hiện các biện pháp bảo dưỡng, vệ sinh và tẩy rửa cáu cặn. Bên cạnh đó, để đảm bảo tháp hoạt động hiệu quả, người dùng cần xây dựng kế hoạch cụ thể và lựa chọn loại hóa chất chống cặn chuyên dụng khi vệ sinh.

Đặc điểm của tháp giải nhiệt kín

Loại tháp này tạo ra sự trao đổi nhiệt với hiệu suất cao được thiết kế dựa trên công nghệ trao đổi nhiệt. Bên trong thiết bị luôn có một lượng nước nhất định ở trong ống xoắn. Còn bên ngoài thì sẽ được bao bọc bằng một lớp nước phun. Không khí được đưa vào bên trong tháp bằng cửa nạp ở dưới đáy.

Nhờ hoạt động của quạt, nhiệt lượng sẽ được tách khỏi nước rồi chuyển sang dạng hơi. Một phần nước lạnh sẽ được đưa xuống thùng chứa ở đáy bồn rồi mới đem đi giải nhiệt cho máy móc. 

Bên cạnh đó, trong tháp giải nhiệt kín luôn có áp lực để loại bỏ hoàn toàn lượng khí dư thừa sinh ra trong các bộ phận. Chính vì vậy, tháp làm lạnh loại này rất thích hợp để làm mát nước trong trường hợp nhiệt độ nước ở đầu ra tương đương với nhiệt độ của bầu ướt. 

Qua bài viết, thosuaxe.info đã cùng các bạn tìm hiểu về cách phân loại tháp giải nhiệt. Từ đó, tìm hiểu chi tiết về một số dòng tháp được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Cụ thể là tháp giải nhiệt vuông, tháp giải nhiệt tròn, tháp làm mát kín. Cảm ơn các bạn đã đọc tin!

Danh mục: Tháp giải Nhiệt

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.