Thạch quyển là gì? Vai trò của thạch quyển là gì?

Thạch quyển là gì? Thạch quyển gồm những thành phần gì? Thạch quyển có cấu tạo và vai trò gì trong đời sống? Thosuaxe.info sẽ lần lượt giải đáp khái niệm và một số thông tin quan trọng liên quan đến thạch quyển. Mời các bạn cùng theo dõi để biết thêm chi tiết.

Thạch quyển là gì?

Kiến thức địa lý lớp 10 cũng đã đề cập đến thạch quyển là 1 trong 4 quyển của trái đất. Vậy thạch quyển là gì? Thạch quyển có những đặc điểm đặc trưng nào? 

Thạch quyển là gì địa 10?

Khái niệm thạch quyển là gì đã được nêu rõ trong sách giáo khoa địa lý 10 như sau: Thạch quyển là phần trên cùng của trái đất chủ yếu là các đá ở thể rắn, bao gồm lớp vỏ trái đất và phần trên của lớp man-ti. 

Tìm hiểu khái niệm thạch quyển
Tìm hiểu khái niệm thạch quyển

Thạch quyển có độ dày không đồng đều khi mỏng hơn ở vỏ đại dương và dày hơn ở vỏ lục địa. Độ dày của thạch quyển dao động vào khoảng từ 35km đến 50km. Giới hạn bên dưới của thạch quyển nằm ở độ sâu khoảng hơn 100km.

Đặc điểm cấu tạo của thạch quyển

Theo thuyết kiến tạo mảng thì thạch quyển được cấu tạo từ nhiều mảng kiến tạo có kích thước khác nhau. Các mảng kiến tạo này luôn chuyển động không ngừng trên lớp man-ti quánh dẻo. Bên cạnh đó sự vận động kiến tạo ở những phần ranh giới của các mảng đã góp phần làm thay đổi cấu trúc, hình thái địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Như vậy, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thạch quyển có nguồn gốc hình thành từ địa chấn hoặc núi lửa tập trung ở phía cạnh của các mảng. Vì vậy sự chuyển động của thạch quyển được giải thích thông qua thuyết kiến tạo mảng. 

Trông tất cả các quyển của khoa học trái đất thì thạch quyển được đánh giá là quyển cứng nhất. Về nhiệt độ, ở phía trên của thạch quyển nhiệt độ tương tự như nhiệt độ trong môi trường tự nhiên. Nhưng xuống sâu khoảng vài trăm mét thì nhiệt độ đã tăng lên khoảng hơn 350 độ C.

Vỏ trái đất không phải là một chất đồng nhất vì vậy thạch quyển cũng không phải là một chất mà bao gồm nhiều các lớp đá khác nhau. Ở trên cùng là lớp đá trầm tích, ở giữa có đá biến chất và đá granit và lớp cuối cùng của thạch quyển chứa đá bazan. 

Đặc điểm cấu tạo của thạch quyển
Đặc điểm cấu tạo của thạch quyển

Thạch quyển chứa hầu hết các nguyên tố hóa học quan trọng có trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev. 3 nguyên tố chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thạch quyển gồm có O2 (47%), Si (29,5%), Al (8,05%). Ngoài ra còn có thêm một số các nguyên tố khác có tỷ trọng tương đối đáng kể như là Fe (5%), Ca (4%), Na, Mg, K, H,…

Phân loại thạch quyển

Thạch quyển nhìn chung được phân chia thành hai loại chính dựa vào vị trí và độ dày, bao gồm thạch quyển lục địa và thạch quyển đại dương.

  • Thạch quyển lục địa

Thạch quyển lục địa là lớp thạch quyển có liên kết với vỏ lục địa có tuổi đời hàng tỷ năm. Lớp thạch quyển này có độ dày dao động từ khoảng 35km đến 45km và tiếp xúc trực tiếp với khí quyển. Thực tế, thạch quyển lục địa bao phủ khoảng 40% lớp vỏ trái đất nhưng lại chiếm đến gần mức 70% thể tích của vỏ trái đất. 

  • Thạch quyển đại dương

Thạch quyển đại dương là lớp thạch quyển có liên kết với vỏ đại dương có tuổi đời khoảng hơn trăm triệu năm. Thạch quyển đại dương lâu đời nhất rơi vào khoảng 170 triệu năm tuổi. Thạch quyển đại dương là phần của lớp phủ trên cùng của vỏ trái đất ở dưới đại dương và biển. Thạch quyển đại dương có xu hướng dày đặc và trẻ so với thạch quyển lục địa, nhưng hiện nay thạch quyển đại dương có độ dày chỉ đạt khoảng 5km đến 10km.

Vai trò của thạch quyển

Sau đây là những vai trò quan trọng của thạch quyển đối với con người và các sinh vật khác trên trái đất:

  • Thạch quyển là nơi ở của con người và là nơi để trú ngụ của các loài sinh vật trên trái đất.
  • Thạch quyển là nơi để con người duy trì được các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất… với mục đích phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người trên trái đất.
Vai trò của thạch quyển 
Vai trò của thạch quyển
  • Thạch quyển cung cấp nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng để phục vụ cho đời sống và các nhu cầu thiết yếu của con người.
  • Tất cả các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng như nhà cửa, đường sá, cầu cống, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp,… đều được xây dựng ở phía trên thạch quyển. Đây đều là những yếu tố quan trọng, cần thiết đối với đời sống của con người.
  • Thạch quyển có thể cung cấp nhiều khoáng sản phong phú và có lợi cho con người. Các khoáng chất và nguyên tố hữu ích như sắt, nhôm, đồng, magie, v.v. cũng được chiết xuất từ ​​thạch quyển. 
  • Các loại đá mắc ma, đá trầm tích, đá biến chất có trong thạch quyển có thể ứng dụng trong đời sống của con người. 
  • Các chất như khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, than đá,… bị chôn vùi trong thạch quyển hàng triệu năm là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng ứng dụng trong đời sống và các hoạt động sản xuất của con người.
  • Hoạt động của núi lửa khiến dung nham phun trào góp phần làm cho thảm thực vật và đất đai của khu vực đó màu mỡ hơn.

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin cơ bản về thạch quyển, giúp bạn nắm được khái niệm thạch quyển là gì, đặc điểm cũng như vai trò của thạch quyển. Hy vọng nội dung bài viết đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức địa lý thú vị và bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.