Tam quan là gì? Tìm hiểu kiến trúc cửa tam quan trong văn hóa Việt

Tam quan hay cổng tam quan là hình ảnh vô cùng thân thuộc tại các công trình chùa chiền, đền, miếu,… Vậy bạn có biết cổng tam quan là gì và nó có ý nghĩa gì trong văn hóa? Cùng theo dõi nội dung chính sau đây để tìm hiểu chi tiết.

Tam quan là gì?

Tam Quan hay được biết đến là một địa danh ở Bình Định. Tuy nhiên mặt khác, tam quan trong lĩnh vực kiến trúc được biết đến là một danh từ, trong đó tam nghĩa là 3, quan là cửa và tam quan có nghĩa là 3 cửa. Ở Việt Nam chúng ta thường quen cách gọi là cửa tam quan hay cổng tam quan như cách để phân biệt các loại cổng khác nhau.

Vậy cổng tam quan là gì? Cổng tam quan là loại cổng được thiết kế với ba lối đi khác nhau. Trong đó lối đi chính giữa (cửa chính) sẽ cao lớn hơn hai lối đi bên cạnh (hai cửa nhỏ hai bên).

tam-quan-la-gi
Tìm hiểu ý nghĩa của cổng tam quan

Cửa tam quan có phần vách thường được làm bằng gạch, đá hoặc gỗ. Phần trên lợp thành mái, hai bên cổng có khắc câu đối. Cổng tam quan thường được xây dựng tại các công trình mang nét văn hóa tâm linh như chùa, đền, miếu, lăng mộ,… Ở tại phần trán cổng, là nối liền các vách và các trụ sẽ được khắc tên của địa điểm đó.

Cổng tam quan thường được thiết kế theo hai dạng phổ biến đó là cổng tam quan có gác và cổng tam quan tứ trụ.

  • Cổng tam quan có gác: Là các cổng được xây dựng tương đối nhỏ có thể là một tầng, hai tầng, ba tầng mái hoặc có gác. Đối với phần gác mái phía trên công thường được dùng là nơi để treo khánh, chuông.
  • Cổng tam quan tứ trụ: Là loại cổng có thiết kế với 4 trụ chính tạo thành 3 lối đi. Cổng này thường không có mái hay gác mà chỉ có phần trán cổng (dùng để khắc tên địa điểm) ở phía trên nối liền bốn trụ.

Kiến trúc cửa tam quan là gì?

Kiến trúc chùa chiền ở nước ta thường gắn liền với cửa tam quan cho thấy đây là một nét văn hóa lâu đời và có vị trí vô cùng quan trọng. Vậy ý nghĩa của cửa tam quan là gì? Vì sao chúng lại được xây dựng tại những công trình kiến trúc cung đình xưa?

Kiến trúc cửa tam quan theo quan niệm vua chúa xưa

Phần cửa ra vào của các công trình cung đình ngày xưa luôn được xây dựng thành cổng tam quan. Quy định về lối ra vào như sau: Cửa chính là cửa ở giữa và lớn nhất là cửa để dành riêng cho vua, cửa bên tả (bên trái) là lối đi dành cho quan văn, cửa bên hữu (bên phải) là lối đi dành cho quan võ.

y-nghia-cong-tam-quan
Ý nghĩa của cổng tam quan theo quan niệm xưa

Cũng chính vì quy định này mà các cổng làng hay tại đình, miếu, đền, chùa đểu phải xây theo tam quan để đón vua chúa về thăm. Thông thường cổng chính sẽ được đóng và chỉ sử dụng hai cửa bên để đi lại. Chỉ khi có các dịp lễ lớn hay đón vua chùa thì cửa chính giữa mới được mở.

Kiến thức của tam quan theo Phật giáo

Bên cạnh đó tam quan cũng có thể hiểu theo khía cạnh của Phật giáo. Theo đó cửa tam quan là tượng trưng cho ba cách nhìn của Phật giáo bao gồm: Hữu quan, không quan và trung quan.

Ngoài ra còn có một số quan điểm khác lý giải cổng tam quan mang ý nghĩa về sự “tam giải thoát môn”. Chỉ khi nào con người hiểu được ý nghĩa của ba cửa này thì lúc đó mới có thể thoát được những oán hận, sân si, đau khổ và tìm ra được sự bình yên trong tâm hồn mình.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến kiến trúc cổng tam quan, hy vọng có thể giúp bạn hiểu được công tam quan là gì và ý nghĩa của kiến trúc này là gì trong văn hóa Việt. Mong rằng những chia sẻ của thosuaxe.info trong bài viết này đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức văn hóa bổ ích và thú vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.