Quần thể sinh vật là gì? Phân biệt khái niệm quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

Quần thể sinh vật là thuật ngữ chuyên ngành trong sinh học gắn liền với rất nhiều nghiên cứu và kiến thức được học. Vậy bạn đã biết quần thể sinh vật là gì? Đặc điểm của quần thể sinh vật là gì? Sự khác nhau giữa hai khái niệm quần xã sinh vật và quần thể sinh vật là gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan tới quần thể sinh vật ngay trong nội dung bài viết sau đây. 

Quần thể sinh vật là gì?

Khái niệm quần thể sinh vật là gì đã được nêu rõ trong môn sinh học như sau: Quần thể sinh vật là thuật ngữ chuyên ngành dùng để gọi tập hợp các cá thể sinh vật trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào cùng một thời gian nhất định. Những cá thể trong một quần thể sống có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ sinh vật mới tiếp nối.

Một số ví dụ minh họa về quần thể sinh vật:

Quần thể trâu rừng, quần thể ngựa vằn, quần thể linh cẩu, quần thể chim cánh cụt, quần thể báo đốm, quần thể cá heo,…

Quần thể sinh vật là gì

Quần thể chim cánh cụt

Quá trình hình thành nên một quần thể sinh vật phải được trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mới có thể hình thành được từ một cá thể đơn lẻ đến một quần thể sinh vật lớn. Quá trình xây dựng nên một quần thể lớn cần phải trải qua 5 giai đoạn bao gồm: Những cá thể phát tán → Môi trường sống mới → Các chọn lọc tự nhiên tác động → Cá thể thích nghi với môi trường mới → hình thành quần thể sinh vật.

Quan hệ giữa mỗi cá thể trong quần thể sinh vật là gì? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cá thể riêng lẻ trong quần thể có thể có mối quan hệ hỗ trợ hoặc mối quan hệ cạnh tranh trong các hoạt động sống thường ngày.

Để hiểu hơn về mối quan hệ giữa các cá thể trong cùng một quần thể chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ minh họa cụ thể như sau: Mỗi quan hệ hỗ trợ trong hoạt động thường ngày của bầy sói khi chúng luôn tụ tập thành đàn để vây bắt mồi dễ dàng hơn. Hay hiện tượng nối liền các rễ cây thông trong rừng chính là mối quan hệ hỗ trợ của các cá thể trong quần thể sinh vật.

Còn đối với những mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật có thể minh họa bằng hiện tượng các loài thực vật cạnh tranh ánh sáng để phát triển, các con vật tranh giành mồi, tranh giành thức ăn, nơi ở, bạn tình với đồng loại trong cùng một quần thể.

>>Xem thêm: Nhật thực là gì? Nhật thực xảy ra khi nào?

Quần xã sinh vật là gì?

Quần xã sinh vật là gì được định nghĩa rõ ràng trong sách sinh học 12 rằng: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật bao gồm nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian cụ thể và một thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Do đó có thể thấy rằng quần xã sinh vật có cấu trúc tương đối ổn định”. 

Hình ảnh quần xã sinh vật biển

Hình ảnh quần xã sinh vật biển

Tính số lượng các loài trong quần xã và số lượng các cá thể của mỗi loài đặc trưng là yếu tố biểu thị cho mức độ đa dạng của quần xã. Một quần xã sinh vật càng lớn thì đồng nghĩa với việc quần xã đó có thành phần loài đông và độ đa dạng của quần xã cũng rất cao.

Trên thực tế vì thời tiết khí hậu thích hợp, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa ổn định nên hầu hết các quần xã sinh vật ở vùng nhiệt đới thường có nhiều loài sinh vật hơn so với các quần xã ở khu vực ôn đới và hàn đới. Tuy nhiên một khi số loài sinh vật trong cùng một sinh cảnh tăng lên, chúng phải cạnh tranh nhau về nguồn sống. Vì thế số lượng cá thể của mỗi loài sinh vật trong cùng một quần xã đều có xu hướng giảm đi đáng kể.

Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật khác nhau thế nào?

Quần thể sinh vật là gì, quần xã sinh vật là gì chúng tôi đã giải thích ở trên. Tuy nhiên vẫn không ít người nhầm lẫn hai khái niệm này. Có thể hiểu một cách đơn giản quần xã sinh vật là một tập lớn bao gồm trong đó là quần thể sinh vật. Cụ thể sự khác nhau giữa quần thể và quần xã như dưới đây:

Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
+ Là tập hợp nhiều cá thể cùng loài sinh sống cùng nhau.

+ Không gian sống còn gọi là nơi sinh sống.

+ Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.

+ Thời gian hình thành tương đối ngắn và tồn tại có tính ổn định không cao.

+ Các đặc trưng cơ bản của quần thể bao gồm mật độ cá thể, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực/ cái, đặc trưng về sức sinh sản, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sinh sản, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố các cá thể, khả năng thích nghi với môi trường sống.

+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong và phát tán.

+ Là tập hợp nhiều quần thể khác loài sinh sống cùng nhau.

+ Không gian sống được gọi là sinh cảnh.

+ Các mối quan hệ thường xuyên xảy ra là quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.

+ Thời gian hình thành một quần xã dài hơn và có tính ổn định hơn quần thể.

+ Các đặc trưng cơ bản của quần xã gồm độ đa dạng, số lượng loài, số lượng cá thể trong từng loài, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và các cấu trúc này biến đổi theo chu kỳ.

+ Cơ chế cân bằng dựa theo hiện tượng khống chế sinh học.

 

Một số câu hỏi liên quan

Vi sinh vật là gì?

Vi sinh vật là tên gọi chung của các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ thường chỉ có thể quan sát được qua kính hiển vi. Vi sinh vật là gì? Chúng bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và các loại động vật nguyên sinh.

Vi sinh vật là gì?

Vi sinh vật là gì?

Đặc điểm chung của vi sinh vật có thể kể tới:

  • Kích thước rất nhỏ bé, thường được đo bằng micromet.
  • Hấp thu nhiều và quá trình chuyển hóa nhanh.
  • Khả năng sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh so với các sinh vật khác.
  • Năng lực thích ứng mạnh, dễ phát sinh các biến dị.
  • Chủng loại nhiều và số lượng chủng loại vi sinh vật có thể thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Hiện nay có khoảng trên 100.000 loài vi sinh vật, bao gồm 69.000 loài nấm, 30.000 loài động vật nguyên sinh, 1.200 loài vi tảo, 2.500 loài vi khuẩn lam, 1.500 loài vi khuẩn, 1.200 loài virus và Rickettsia. 
  • Độ phân bố rộng: Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi trên trái đất, ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất như miệng núi lửa, ở Nam cực, đáy đại dương cũng tồn tại vi sinh vật.

Nguyên sinh vật là gì?

Nguyên sinh vật là gì? Nguyên sinh vật hay còn gọi là động vật nguyên sinh là một nhóm vi sinh vật nhân chuẩn có kích thước rất nhỏ. Trong lịch sử, nguyên sinh vật được cho là giới Protista nhưng nhóm này đã không được thừa nhận trong nguyên tắc phân loại hiện đại. Thay vào đó nó thường được coi là một nhóm gồm 30 hoặc 40 ngành riêng rẽ với sự kết hợp đa dạng của các kiểu dinh dưỡng, các đặc điểm, cơ chế vận động, bề mặt tế bào và vòng đời sinh vật.

Lời kết

Quần thể sinh vật là gì đó không thể thiếu trong môi trường sống hiện nay. Hiện tại có rất nhiều các quần thể sinh vật vẫn đang tồn tại và phát triển. Trên đây là những nội dung kiến thức cơ bản giúp bạn hiểu hơn quần thể sinh vật là gì, quần xã sinh vật là gì và sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Hy vọng bài viết đã đem tới cho các bạn đọc những thông tin thú vị và hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.