Nhật thực là gì? Nhật thực xảy ra khi nào?

Nhật thực cùng với nguyệt thực là hai hiện tượng thiên văn vô cùng thú vị. Vậy nhật thực là gì, nó xảy ra khi nào và có mấy kiểu nhật thực? Thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi cập nhật đầy đủ trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng xem để biết thêm những kiến thức thiên văn bổ ích nhé.

Hiện tượng nhật thực là gì?

Hiện tượng nhật thực là một hiện tượng quen thuộc đối với những người đam mê thiên văn. Hiện tượng này xuất hiện khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng với nhau hoặc nằm trên một đường gần thẳng. 

Hien-tuong-nhat-thuc-la-gi-

Hiện tượng nhật thực là gì?

Hiện tượng nhật thực chính là sự che khuất Mặt Trời của Mặt Trăng. Theo đó quá trình Trái Đất xoay quanh Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất sẽ có một thời điểm mà 3 hành tinh này cùng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng, Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và che đi một phần Mặt Trời. 

Hiện tượng này bản chất là do Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn hoặc một phần bởi Mặt Trăng. Khi đó chúng ta quan sát thấy có một bóng tối che phủ lên mặt trời khiến ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất bị hạn chế. Bóng đen bao phủ lên Mặt Trời thực tế là Mặt Trăng đang chuyển động và trung hợp nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Hiện tượng nhật thực có thể quan sát được ở Trái Đất, tuy nhiên không thể quan sát bằng mắt thường. Để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn này bạn cần phải có sự hỗ trợ của các loại kính chuyên dụng hoặc có thể dùng ống nhòm để nhìn. Lý do là để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời. 

Nhật thực xảy ra khi nào?

Hiện tượng Mặt Trời bị che khuất này không phải lúc nào cũng diễn ra. Vậy nhật thực xảy ra khi nào? Điều kiện để xuất hiện hiện tượng che khuất này đó là Mặt Trăng phải nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. 

Cụ thể, Trái Đất và Mặt Trăng có quỹ đạo quay khác nhau. Trái đất chuyển động xoay quanh Mặt Trời trong khi đó Mặt Trăng lại có chuyển động quay quanh Trái Đất. Và như thế trong mỗi chu kỳ quay của mình, Mặt Trăng sẽ đi vào vị trí ở giữa Trái Đất và Mặt Trời một lần. 

Anh-mo-phong-hien-tuong-nhat-thuc

Ảnh mô phỏng hiện tượng nhật thực

Tuy nhiên, trong thực tế thì hai quỹ đạo chuyển động cách nhau khoảng 5 độ. Vì thế không phải lần nào Mặt Trăng cũng có thể đi vào đúng điểm nằm trên đường thẳng nối từ Trái Đất và  Mặt Trời. 

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng nhiều lần Mặt Trăng đi vào giữa thời điểm “trăng mới” và đêm không trăng mới có một lần 3 hành tinh gồm  Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng nhau. Khi đó hiện tượng che khuất Mặt Trời mới xuất hiện.

>> Xem thêm: Nguyệt thực là gì? Tìm hiểu về nguyệt thực 

Phân loại hiện tượng nhật thực

Dựa vào mức độ che khuất của Mặt Trăng đối với Mặt Trời mà người ta đã chia ra được 4 kiểu nhật thực phổ biến bao gồm: Nhật thực toàn phần, một phần, nhật thực hình khuyên và nhật thực lai. Cùng tìm hiểu xem sự khác nhau của các kiểu che khuất này như thế nào nhé

Nhật thực toàn phần

Hiện tượng này được diễn ra tại thời điểm Mặt Trăng ở gần cận điểm quỹ đạo, có khả năng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Và khi đó các vùng bóng tối và bóng nửa tối (bản chất là bóng của mặt Trăng) sẽ được hình thành và chiếu trên bề mặt Trái Đất. 

Để có thể quan sát được hiện tượng Mặt Trời bị che khuất toàn phần, người xem phải đứng ở vị trí nằm trên đường di chuyển của vùng bóng tối của Mặt Trăng. Đối với những người không đứng ở vị trí này thì chỉ có thể quan sát được sự che khuất một phần.

Nhật thực một phần

Nhat-thuc-mot-phan

Nhật thực một phần

Tương tự như hiện tượng toàn phần, nhưng nhật thực một phần là hiện tượng Mặt Trăng chỉ có thể che phủ một phần Mặt Trời nên tạo ra vùng bóng nửa tối mà chúng ta có thể quan sát được ở mặt đất. 

Nhật thực hình khuyên

Nhật thực hình khuyên được đánh giá là hiện tượng thiên văn thú vị và đặc biệt bởi nó xảy ra khi này đĩa của Mặt Trăng che khuất vùng trung tâm đĩa của Mặt Trời. Do vậy khi bị che lấp chỉ còn các phần rìa Mặt Trời bị lộ ra và chiếu sáng tạo thành một vòng tròn như hình chiếc nhẫn vàng. 

Điểm thú vị nữa của hiện tượng này đó là chỉ khi Mặt Trăng ở xung quanh viễn điểm quỹ đạo thì mới có thể tạo ra hiện tượng nhật thực hình khuyên.

Nhat-thuc-hinh-khuyen

Nhật thực hình khuyên

Nhật thực lai

Nhật thực lai là một hiện tượng rất hiếm khi xảy ra. Hiện tượng này sẽ xuất hiện sau khi hiện tượng nhật thực hình khuyên chuyển thành nhật thực toàn phần. bản chất của hiện tượng này chính là Mặt Trăng dần chuyển động ra khỏi vị trí có khả năng che khuất vùng trung tâm đĩa Mặt Trời và bắt đầu lệch dần sang một phía. 

Được chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực quả là một điều hết sức tuyệt vời. Trên đây là nội dung bài viết về hiện tượng nhật thực là gì, xảy ra khi nào và được phân loại ra sao. Hy vọng rằng kiến thức thiên văn trong bài giúp bạn “bỏ túi” thêm nhiều điều lý thú. Nếu còn thắc mắc nào muốn được giải đáp, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giúp bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.