Nhạc sĩ Lam Phương: Cuộc đời thăng trầm và những tuyệt phẩm âm nhạc

Nhạc sĩ Lam Phương là tên tuổi gắn liền với nền âm nhạc Việt Nam qua nhiều thể loại. Từ trữ tình, nhạc vàng cho đến các bài hát mang âm hưởng dân gian. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tiểu sử và con đường sáng tác của người nhạc sĩ tài hoa này nhé!
Cố nhạc sĩ Lam Phương - một trong những niềm tự hào của âm nhạc Việt
Cố nhạc sĩ Lam Phương – một trong những niềm tự hào của âm nhạc Việt

Nhạc sĩ Lam Phương là ai?

Lam Phương (20/03/1937 – 22/12/2020) tên thật Lâm Đình Phùng. Ông còn có bút danh khác là Thương Anh và pháp danh là Ngộ Trí Nhân. Ông là một trong những nhạc sĩ tài năng có lượng tác phẩm đồ sộ với 217 bài hát. Các tác phẩm thuộc nhiều dòng nhạc như: Trữ tình, đại chúng và tân nhạc Việt Nam.

Bút danh Lam Phương được lấy từ hai chữ trong tên thật của ông là Lâm và Phùng. Nó có ý nghĩa là “hướng về phương trời màu xanh hy vọng”. Trong hơn nửa thế kỷ viết nhạc, Lam Phương là tác giả của hàng loạt ca khúc đình đám. Album nhạc của Lam Phương được nhiều ca sĩ chọn phát hành như: Bạch Yến, Hương Lan, Lưu Hồng, Hạ Vy, Họa Mi, Ý Lan, Lệ Quyên, Ngọc Anh, Quang Thành,…

Ngoài ra, nhạc sĩ Lam Phương còn cộng tác với ban kịch Thẩm Thúy Hằng, ban kịch Sống. Ban kịch sống do chính vợ của ông – nghệ sĩ Túy Hồng thành lập.

Lam Phương xếp hạng nổi tiếng thứ 82680 trên thế giới và thứ 1015 trong danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng.

Tìm hiểu một số mốc quan trọng trong cuộc đời nhạc sĩ Lam Phương

Những thăng trầm trong cuộc đời của cố nhạc sĩ Lam Phương
Những thăng trầm trong cuộc đời của cố nhạc sĩ Lam Phương

Tuổi thơ nghèo khó

Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá. Hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá, Kiên Giang. Ông là con đầu lòng trong gia đình có năm người em nên hiểu rõ sự cơ cực của cha mẹ.

Khi ông còn nhỏ, biến cố đã xảy đến với gia đình, cha bỏ đi theo người khác. Lúc này, mẹ ông càng phải làm việc vất vả hơn để nuôi gia đình. Chính điều này đã tạo ra một Lam Phương luôn mang vẻ u buồn và cô đơn.

Năm 10 tuổi, ông lên Sài Gòn học và sống ở nhà bác ruột. Với niềm khao khát mãnh liệt với nghệ thuật, ông tự mày mò học nhạc. Sau đó may mắn được nhạc sĩ Lê Thương và Hoàng Lang hướng dẫn.

Ra mắt ca khúc đầu tay

Năm 15 tuổi, ông có sáng tác đầu tay là bài “Chiều thu ấy”. Thời gian đầu sáng tác, ông thường xuyên phải vay tiền để tự phát hành tác phẩm. Sau đó, nhạc sĩ lại tự thuê xe chở đi bán khắp Sài Gòn. Nhưng ca khúc của ông không được đón nhận.

Ông vẫn miệt mài sáng tác và đến năm 1945, “Khúc ca ngày mùa” đã giúp ông trở nên nổi tiếng. Ca khúc này được các trường học tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò.

Nhạc sĩ Lam Phương thời trẻ với ngoại hình điển trai
Nhạc sĩ Lam Phương thời trẻ với ngoại hình điển trai

Năm 1958, Lam Phương tham gia nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau khi trở về dân sự một thời gian thì tái ngũ và gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Khi đoàn giải tán, Lam Phương gia nhập ban văn nghệ Hoa Tình Thương. Cuối cùng, ông tham gia Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến khi Sài Gòn thất thủ.

Ngày 30/04/1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn và chuyển đến sống tại Mỹ. Tại đây, ông phải làm đủ thứ nghề để có tiền sinh hoạt. Sau khi cuộc sống dần ổn định, mỗi cuối tuần ông thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch. Tại đây, ông, vợ ông và các bạn văn nghệ có cơ hội gặp nhau và sống lại với nhạc kịch.

Sau khi cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhạc sĩ Lam Phương đã viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề có duy nhất một chữ. Một thời gian sau, ông chuyển đến Paris sống cùng em gái. Ở đây, ông làm công cho một tiệm tạp hóa và vẫn tiếp tục viết nhạc.

Cuối đời vẫn chưa hết yêu âm nhạc

Dù ở giai đoạn nào của cuộc đời, người ta chưa bao giờ thấy ông dừng sáng tác. Vào tuổi già, ông viết về thân phận con người qua các câu chuyện bình dị. Sự cô đơn, cái nghèo, nỗi buồn của bài hát lắng đọng lại trong lòng người nghe.

Nhạc sĩ bên cây đàn ghita cùng niềm đam mê cháy bỏng với âm nhạc
Nhạc sĩ bên cây đàn ghita cùng niềm đam mê cháy bỏng với âm nhạc

Năm 1995, nhạc sĩ Lam Phương quay lại Mỹ. Đến năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và bị liệt nửa người. Trong thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận sự quan tâm của nhiều người.

Ông qua đời vào ngày 22/12/2020 (theo giờ tại Mỹ) hưởng thọ 83 tuổi, sau thời gian dài điều trị bệnh tim và tai biến.

Dấu ấn trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương

Tân nhạc

Lam Phương là một trong các nhạc sĩ tiêu biểu của tân nhạc miền Nam nước ta khối lượng tác phẩm đồ sộ.

Sau khi ra mắt tác phẩm đầu tiên là Chiều thu ấy, mãi cho đến 3 năm sau ông mới được biết đến nhiều hơn với 2 bài Kiếp nghèo và Chuyến đò vĩ tuyến. Trong thập niên 1950, nhạc của nhạc sĩ Lam Phương chủ yếu là biểu đạt cảm xúc về cuộc di cư năm 1954. Một số bài hát như: Đoàn người lữ thứ, Chuyến đò vĩ tuyến, Nắng đẹp miền Nam, Nhạc rừng khuya,… Những bài hát nói về quân đội Việt Nam Cộng Hòa gồm: Tình anh lính chiến, Bức tâm thư, Chiều hành quân.

Đến những năm 1960, nhạc sĩ Lam Phương sáng tác rất nhiều bản nhạc đình đám. Nhờ đó mà ông thu được những khoản lợi về tài chính rất lớn. Trong thời này, một vị giám đốc hay đại tá quân đội chỉ có mức lương vào khoảng 50.000 đồng tiền Việt. Nhưng khi biểu diễn tại Đà Lạt, ông viết bài Thành phố buồn và thu về 12 triệu đồng. Bên cạnh đó, các bài hát Tình bơ vơ, Duyên kiếp,… cũng giúp ông có một tài sản lớn.

Bài hát “Kiếp nghèo” của Lam Phương
Bài hát “Kiếp nghèo” của Lam Phương

Ngoài việc sáng tác, biểu diễn cùng các ban nhạc quân đội, nhạc sĩ còn cộng tác với Trung tâm Quốc gia Điện ảnh. Ông xuất hiện trong bộ phim Chân Trời Mới và Niềm Tin Mới. Hai bộ phim này mang chủ đề vận động cải tiến xã hội.

Sau thời gian đau khổ với những mối tình, ông đã lập gia đình. Khoảng thời gian này, nhạc sĩ Lam Phương viết nhiều tác phẩm tươi vui. Nổi bật là “Ngày hạnh phúc” đã được chọn làm nhạc hiệu Chương Trình Gia Binh. Không chỉ vậy, đây còn là bài hát sử dụng trong rất nhiều đám cưới.

Thời bấy giờ, ông có khối tài sản rất lớn trong nhà băng. Tuy nhiên, ông và gia đình lên tàu tị nạn vào năm 1975 mà không kịp mang theo tài sản nào. Lam Phương viết bài Con tàu định mệnh khi ở trên boong tàu. Đặt chân trên đất Mỹ, ông sáng tác tiếp ca khúc Mất. Trong khoảng thời gian làm việc vất vả và tình cảm gia đình tan vỡ, nhạc sĩ đã viết nhiều ca khúc như Điên, Tiếc, Mất,… Trong đó, bài hát nổi tiếng nhất là Lầm và Say.

Sau khi ông tay trắng rời sang Paris – được ông ví như đi tị nạn ái tình và nảy sinh tình cảm với cô gái tên Hường. Giai đoạn này, các tác phẩm ông sáng tác đều vô cùng tươi vui. Cụ thể như bài Bé yêu, Bài tango cho em, Mùa thu yêu đương,… Nhưng cuộc tình này không có kết quả tốt đẹp nên ông đã viết Tình vẫn chưa yên. Trong thời gian này, Lam Phương cũng bắt đầu cộng tác và hỗ trợ trung tâm Thúy Nga cho đến hiện nay.

“Bài tango cho em” thể hiện niềm vui trong cuộc tình của ông
“Bài tango cho em” thể hiện niềm vui trong cuộc tình của ông

Toàn bộ ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương đều do ông tự viết cả nhạc và lời. Khác với những người khác ít nhiều sẽ có bài hát được viết lời Việt hoặc phổ thơ cho tác phẩm ngoại quốc.

Kịch nói

Nhạc sĩ Lam Phương là người phụ trách nhạc cho ban kịch Dân Nam. Không chỉ vậy, ông còn viết nhạc nền cho ban kịch Kim Cương và Thẩm Thúy Hằng.

Sau khi ông và Túy Hồng kết hôn, ông luôn động viên và khuyến khích vợ. Vì thế, vợ ông đã đứng ra thành lập một đoàn kịch – Đoàn kịch “Sống – Túy Hồng” vào năm 1968. Chính đoàn kịch này đã giúp tên tuổi của Lam Phương và Túy Hồng bước lên đỉnh vinh quang.

Tất cả những vở kịch do Túy Hồng đóng chính trong ban kịch Sống – Túy Hồng đều ghép nhạc của ông ở phần ngoại cảnh. Nhờ đó, vở kịch trở  nên truyền cảm, sống động và thu hút người đến xem nhiều hơn. Đồng thời, tác phẩm của ông vừa viết ra đều được “giới thiệu” trong vở kịch của vợ.

Nhạc sĩ Lam Phương và vợ - ca sĩ Túy Hồng
Nhạc sĩ Lam Phương và vợ – ca sĩ Túy Hồng

Lúc bấy giờ, Đài truyền hình Sài Gòn chiếu tiết mục “thoại kịch” và các vở kịch của “Sống – Túy Hồng”. Chương trình này được phát vào mỗi tối thứ 5 hàng tuần và thu hút đông đảo người xem.

Một số ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương

  1. Chiều hành quân (1958)
  2. Chiều hoang
  3. Chiều hoang đảo
  4. Chiều hoang vắng
  5. Chiều tàn
  6. Biển sầu
  7. Biển tình (1965)
  8. Biết đến bao giờ (1965)
  9. Bọt biển
  10. Bức tâm thư (1957
  11. Chiều Tây Đô (1984)
  12. Chiều thu ấy (1952)
  13. Bài Tango cho em
  14. Bài thơ không đoạn kết
  15. Bé yêu
  16. Buồn (1978)
  17. Buồn chi em ơi
  18. Buồn không em
  19. Cám ơn người tình
Những sáng tác để đời của nhạc sĩ Lam Phương
Những sáng tác để đời của nhạc sĩ Lam Phương
  1. Chắp tay nguyện cầu
  2. Chấp nhận (1984)
  3. Chỉ có em
  4. Chỉ còn là kỷ niệm
  5. Chiếc áo mùa đông
  6. Cho em quên tuổi ngọc
  7. Chờ (1978)
  8. Chờ một ngày
  9. Chờ người (1970)
  10. Chúc mừng
  11. Chung mộng
  12. Chuyện buồn ngày xuân (1976)
  13. Chuyện tình nàng Tô Thị
  14. Chuyến đò vĩ tuyến (1956)
  15. Chuyến tàu Thống Nhất (1957)
  16. Cỏ úa
  17. Con chim nhỏ mắt người tình
  18. Con đường tôi về
  19. Con tàu định mệnh (1975)
  20. Dòng lệ
  21. Duyên kiếp (1960)
  22. Đà Lạt cô liêu
  23. Đường về quê Hương
  24. Em đi rồi
  25. Em là tất cả (1965)
  26. Gác vắng
  27. Giã từ người yêu
  28. Giòng lệ
  29. Giọt lệ sầu
  30. Hạnh phúc mang theo
  31. Hạnh phúc trong tầm tay
  32. Hoa đầu mùa
  33. Hương thanh bình (1954)
  34. Khóc mẹ
  35. Khóc thầm (1972)
  36. Khúc ca ngày mùa (1954)
  37. Kiếp nghèo (1956)
  38. Kiếp phiêu bồng
  39. Kiếp tha hương (1960)
  40. Kiếp ve sầu
  41. Lá thư xuân (1957)
  42. Lá thư miền Trung (1957)
  43. Lạy trời con được bình yên
  44. Lầm (1978)
  45. Lời yêu cuối
  46. Mất (1978)
  47. Mình mất nhau bao giờ
  48. Mộng ước
  49. Một đêm trăng (1957)
  50. Một đời tan vỡ
  51. Một kỷ niệm (1965)
  52. Một mình
  53. Một thời hoa mộng
  54. Mơ (1978)
  55. Mùa hoa phượng (1954)
  56. Mùa phượng cuối
  57. Mùa thu yêu đương
  58. Mùa xuân không còn nữa
  59. Mưa lệ
  60. Nắng đẹp Miền Nam (1957)[3]
  61. Ngày buồn (1971)

Cuộc đời của nhạc sĩ Lam Phương hội tụ đầy đủ những nốt nhạc “thăng trầm”. Ông ra đi nhưng để lại “tài sản” khổng lồ và quý giá cho công chúng yêu âm nhạc. Dù qua bao thế hệ thì nhạc của Lam Phương vẫn luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với khán giả Việt.

Nguồn: https://thosuaxe.info/

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.