Ngành thương mại điện tử là gì? Cơ hội nghề nghiệp

Thương mại điện tử những năm gần đây dần trở nên phổ biến và chiếm lượng khách hàng tương đối lớn. Vì vậy ngành thương mại điện tử cũng vì thế mà trở nên hot hơn bao giờ hết. Ngành thương mại điện tử là gì, cơ hội việc làm như thế nào sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Thương mại điện tử là gì?

Trước khi tìm hiểu về ngành học thương mại điện tử bạn cần nắm rõ khái niệm thương thương mại điện tử là gì. 

Thương mại điện tử (hay còn gọi là thương mại trực tuyến) là các hoạt động bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, tiếp thị, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán thông qua mạng internet, các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin được số hoá thông qua mạng internet nhưng được giao và nhận một cách hữu hình. Một ví dụ nổi bật nhất về thương mại điện tử chính là việc mua bán hàng hóa trên các sàn Shopee hay Lazada hiện nay.

Khám phá khái niệm thương mại điện tử
Khám phá khái niệm thương mại điện tử

Thương mại điện tử hay còn gọi là E-Commerce/electronic commerce là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các sàn thương mại điện tử hoặc các website thương mại điện tử. Hiện nay ước tính có khoảng 2,14 tỷ người trên toàn thế giới sử dụng thương mại điện tử để mua sắm, tiêu dùng.

Ngành thương mại điện tử là gì?

Ngành thương mại điện tử là ngành học đào tạo các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trên các nền tảng số để phục vụ cho việc kinh doanh online. Thương mại điện tử được thực hiện đa dạng qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet, … chúng đều mang một mục tiêu là để kinh doanh hiệu quả và thông minh hơn.

Tìm hiểu ngành học thương mại điện tử 
Tìm hiểu ngành học thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử sẽ cung cấp cho người học những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể như sau:

– Kiến thức quản trị doanh nghiệp để điều hành và quản trị doanh nghiệp hiệu quả như: Tổng quan thương mại điện tử, quản trị dự án đầu tư, quản trị sàn giao dịch điện tử,…

– Các kiến thức về chuyên ngành thương mại điện tử 4.0 để tổ chức, điều hành doanh nghiệp kinh doanh trên mạng internet hiệu quả hơn. Đồng thời đào tạo những kiến thức về truyền thông, quảng cáo cho doanh nghiệp trên nền tảng internet để phục vụ cho quá trình bán hàng xuyên biên giới một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cơ hội việc làm của người học ngành thương mại điện tử

Với nhu cầu sử dụng thương mại điện tử là nơi để mua bán, kinh doanh ngày càng tăng, cơ hội nghề nghiệp của ngành thương mại điện tử hiện rất lớn. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu cao về nguồn nhân lực thương mại điện tử chất lượng. Đó chính là cơ hội để người học thương mại điện tử phát triển.

Cơ hội việc làm của người học ngành thương mại điện tử
Cơ hội việc làm của người học ngành thương mại điện tử

Sau khi hoàn thành chương trình của ngành thương mại điện tử, người học hoàn toàn có thể làm việc trong các lĩnh vực như:

  • Chuyên gia chuyển đổi số.
  • Chuyên viên digital marketing (marketing số).
  • Chuyên viên xây dựng và quản trị các hệ thống giao dịch thương mại  điện tử, kinh doanh online cho doanh nghiệp.
  • Chuyên viên quản trị dự án, hoạch định các chính sách phát triển thương mại điện tử và kinh tế số dài hạn.
  • Chuyên viên tư vấn, đề xuất giải pháp trong xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin về lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số.
  • Làm việc trong các viện, trung tâm hoặc các cơ quan nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, Ngành.
  • Giảng dạy ngành thương mại điện tử, hoặc các chuyên ngành kinh tế số tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp…

Một số câu hỏi khác

Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử chủ yếu gồm có:

  • Hình thức kinh doanh B2B – Doanh nghiệp với Doanh nghiệp 

Thương mại điện tử B2B bao gồm tất cả các giao dịch điện tử về hàng hóa, dịch vụ được thực hiện giữa hai công ty. Mô hình thường thấy nhất là mối quan hệ hợp tác giữa nhà sản xuất với nhà phân phối. Khách hàng của B2B không phải là người tiêu dùng cuối cùng.

Hình thức B2B trong thương mại điện tử 
Hình thức B2B trong thương mại điện tử
  • Hình thức kinh doanh B2C – Doanh nghiệp với Khách hàng 

B2C là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay, thể hiện mối quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hàng hóa từ doanh nghiệp sẽ được bán trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng mà không phải qua trung gian.

  • Hình thức kinh doanh C2C – Khách hàng với Khách hàng 

Loại hình kinh doanh thương mại điện tử này bao gồm tất cả các giao dịch điện tử diễn ra giữa những người tiêu dùng. Các giao dịch này được thực hiện thông qua quá trình sử dụng các trang mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook, Instagram hay các trang web thương mại điện tử khác.

  • Hình thức kinh doanh B2A – Doanh nghiệp với chính phủ 

Hình thức kinh doanh thương mại điện tử này thể hiện các giao dịch giữa công ty với khu vực hành chính công. Loại hình này thường liên quan đến các dịch vụ cộng đồng như văn bản pháp lý, dịch vụ an sinh xã hội, việc làm,…

Website thương mại điện tử là gì?

Trang web thương mại điện tử là gì? Trong kinh doanh thương mại điện tử, website chính là gian hàng của doanh nghiệp được thiết lập trên internet để khách hàng và người bán có thể giao dịch với nhau.

Ngoài ra web thương mại điện tử còn là nơi để trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp, trang web đóng vai trò là kệ hàng giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm thông quan internet. 

Trên đây là những nội dung chính giúp bạn hiểu được ngành thương mại điện tử là gì cũng như cơ hội việc làm của ngành học này. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn đọc những thông tin mới lạ và hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.