Máy nén khí công nghiệp công suất lớn có gì đặc biệt

Máy nén khí công nghiệp là thiết bị tạo khí nén có công suất lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng khí nén tại các nhà máy, công xưởng,… Để tìm hiểu cụ thể về dòng máy bơm hơi công nghiệp, cũng như đánh giá xem máy nén khí loại nào tốt? Mời các bạn cùng Thợ sửa xe tìm hiểu qua các nội dung sau đây!

Tìm hiểu máy nén khí công nghiệp là gì?

Máy nén khí dùng trong công nghiệp

Cũng giống như các dòng máy nén khí nói chung, máy nén khí công nghiệp là thiết bị tạo khí nén thông qua nguyên lý biến đổi thể tích chất khí. Dòng máy này được thiết kế với công suất đặc biệt lớn, nhằm phục vụ các công việc yêu cầu lượng hơi nén lớn như: vận hành máy móc, đóng gói, khai khoáng, vận tải biển,…

Các loại máy nén khí công nghiệp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng thiết bị bơm nén khí khác nhau, được phân loại như sau:

Dựa theo nguyên lý:

  • Máy khí nén piston
  • Máy bơm hơi trục vít
  • Máy bơm hơi ly tâm
  • Máy bơm nén khí Root

Phân theo chất làm mát:

  • Máy nén không dầu
  • Máy nén có dầu

Nguyên lý, cấu tạo máy nén khí công nghiệp

Cấu tạo và cách thức hoạt động của máy nén khí công suất lớn phụ thuộc rất nhiều vào từng phân loại máy cụ thể. Trong đó, nổi bật là hai dòng sản phẩm: máy nén khí piston và máy nén khí trục vít.

Máy bơm hơi công nghiệp piston

Cấu tạo máy nén khí công nghiệp dạng piston
Cấu tạo máy nén khí công nghiệp dạng piston

 – Cấu tạo máy nén khí piston bao gồm các bộ phận chính như: xi lanh, motor, đầu nén, bình chứa, lọc gió, hệ thống van, đồng hồ áp suất,…

– Nguyên lý: Thiết bị vận hành dựa trên quá trình di chuyển của piston bên trong xilanh để nén khí. Khi piston di chuyển xuống thì không khí sẽ được hút vào, khi piston di chuyển lên thì không khí sẽ được nén lại.

Máy nén hơi công nghiệp trục vít

 – Cấu tạo máy nén hơi trục vít gồm các bộ phận cơ bản sau: Cụm đầu nén, motor điện và bộ coupling, bình chứa dầu, lọc sơ cấp, lọc tách dầu, bộ giải nhiệt, quạt làm mát, két giải nhiệt, đường ống hồi dầu, các van và cảm biến…

– Nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít dựa trên sự ăn khớp của 2 trục dẫn khí. Các chuyển động của trục dẫn làm thay đổi thể tích trong buồng nén, từ đó tạo ra nguồn hơi nén.

Khởi đẩu, thiết bị sẽ nạp đầy hơi vào buồng khí, trục vít di chuyển làm giảm thể tích trong buồng chứa, áp suất tăng lên và không khí bị nén lại. Khi áp suất khí tăng lên ngưỡng tối đa, van xả khí sẽ mở và không khí được đẩy ra từ ống dẫn, sau đó thiết bị sẽ tiếp tục một chu trình nén khí mới.

Cấu tạo, nguyên lý máy nén khí công nghiệp trục vít
Cấu tạo, nguyên lý máy nén khí công nghiệp trục vít

Nên mua máy nén khí công nghiệp loại piston hay trục vít?

Việc sản xuất các dòng máy nén không khí khác nhau nhằm mục đích đáp ứng tốt nhu cầu riêng của mỗi người tiêu dùng. Vậy trong lĩnh vực công nghiệp, ta nên sử dụng máy nén khí piston hay trục vít?

Để giải đáp vấn đề này, trước tiên bạn cần quan tâm đến 3 chỉ số kỹ thuật sau:

1/ Áp suất làm việc:

  • Máy nén khí piston: 7 – 1000 bar (tương ứng áp suất từ thấp tới cao)
  • Máy nén khí trục vít: 7 – 13 bar (áp suất tương đối thấp)

2/ Lưu lượng làm việc:

  • Máy bơm khí nén Piston: thấp
  • Máy bơm hơi nén trục vít: cao

3/ Thời gian và chu kỳ hoạt động:

  • Dòng piston: chu kỳ làm việc ngắn – chạy ngắn / nghỉ nhiều
  • Dòng trục vít: thời gian và chu kỳ hoạt động liên tục (có thể chạy 24h/ngày 365 ngày/năm)

Kết luận:

– Nên sử dụng loại máy nén hơi piston khi: Cần lượng khí nén không quá lớn và không cần sử dụng liên tục, nhưng yêu cầu khí nén phải có áp suất cao.

– Nên sử dụng loại máy nén hơi trục vít khi: Cần lưu lượng khí lớn và liên tục cho hoạt động sản xuất.

Nên mua máy nén khí công nghiệp loại nào tốt nhất?
Nên mua máy nén khí công nghiệp loại nào tốt nhất?

Ứng dụng của máy nén khí công nghiệp công suất lớn

  • Trong sản xuất, chế tạo:

Máy nén khí trục vít tham gia hoạt động sản xuất các linh kiện điện tử, lắp ráp phụ tùng, in ấn bao bì, hút chân không, đóng gói,….

Máy bơm hơi công suất lớn cũng hỗ trợ điều khiển các hệ thống máy móc tự động hóa, vệ sinh bụi bẩn và bảo vệ cho hệ thống sản xuất.

  • Máy nén khí công nghiệp trong xây dựng:

Khí nén cung cấp để sử dụng các loại búa khoan, búa phá đá, bơm hố móng, bơm kiểm màng ngăn, đầm rung bê tông, đầm nền, cưa vòng, …

  • Ngành khai khoáng

Môi trường hầm mỏ đặc biệt nguy hiểm vì nồng độ oxy rất thấp. Để các thợ mỏ có thể tiếp cận và làm việc, bắt buộc phải sử dụng các máy bơm thổi khí sạch xuống đường hầm. Ngoài ra, các thiết bị này còn hỗ trợ công việc thăm dò độ sâu của các hầm, mỏ.

  • Ngành vận tải biển

Hệ thống nén khí có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của tàu thuyền, giúp cấp khí để khởi động tàu.

  • Công nghiệp ô tô, xe máy

Máy nén khí công nghiệp piston được sử dụng phổ biến tại các gara, trung tâm sửa chữa và bảo hành xe. Thiết bị cung cấp khí nén cho các hoạt động bơm bánh xe các loại, thổi bụi – vệ sinh xe cộ, hỗ trợ cầu nâng,…

  • Lĩnh vực giải trí

Dưới sự hỗ trợ của máy nén khí công suất lớn thì các thiết bị giải trí như tàu lượn, đu quay, thuyền bơi… mới có thể hoạt động được.

  • Y tế, thực phẩm

Sử dụng máy nén khí công nghiệp không dầu để hỗ trợ hoạt động của các loại máy hô hấp, phun nha khoa,…

Ngoài ra, máy nén còn tham gia hoạt động sấy khô nguyên liệu & thực phẩm, đồ dùng y tế, rửa vỏ thuốc,…

Ứng dụng của máy nén khí công nghiệp trong các ngành nghề
Ứng dụng của máy nén khí công nghiệp trong các ngành nghề

Chọn mua máy nén khí cho nhà xưởng theo thương hiệu

Thị trường máy nén khí công nghiệp đang sôi động hơn bao giờ hết, với sự xuất hiện của nhiều nhãn hàng, đa dạng từ công suất, mẫu mã,… Trong đó, Thợ sửa xe đã tổng hợp một số thương hiệu máy nén khí giá rẻ – chất lượng tốt đáng sử dụng:

Máy nén khí áp suất cao Palada – sản xuất theo công nghệ Châu Âu. Palada là nhà sản xuất thiết bị công nghiệp có tiếng toàn cầu. Bên cạnh máy bơm khí nén, hãng còn nổi tiếng với các sản phẩm: máy chà sàn, máy hút bụi, máy sấy khí công nghiệp,…

Khoảng giá dao động: 5 triệu – 40 triệu tùy công suất.

Máy nén khí cao áp Puma – Đài Loan: Thương hiệu rất “được lòng” các doanh nghiệp sửa chữa ô tô, xe máy ở Việt Nam trong nhiều năm nay. Sản phẩm của hãng có mức giá phải chăng, chất lượng bền bỉ, mô tơ cuốn đồng mạnh mẽ.

Khoảng giá dao động: 3 triệu – trên 50 triệu / model tùy công suất.

Máy nén khí giá rẻ Kumisai – sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ hàng đầu Nhật Bản. Với lợi thế dây chuyền quy mô lớn và tận dụng tối ưu nguồn nguyên liệu, các sản phẩm máy nén hơi mà hãng ra mắt vừa có giá cạnh tranh, vừa đảm bảo nhu cầu cấp khí và độ bền bỉ.

Giá tham khảo: khoảng 2.5 triệu – 30 triệu /model tùy công suất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm máy nén không khí Pegasus, Kobelco, Fusheng, Wing, Airtek,…

Gợi ý những thương hiệu máy nén khí chất lượng - giá rẻ trên thị trường
Gợi ý những thương hiệu máy nén khí chất lượng – giá rẻ trên thị trường

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp đúng chuẩn

Bảo dưỡng máy nén không khí trục vít có dầu

– Bảo dưỡng hàng ngày: 

  • Kiểm tra các đồng hồ và bảng điều khiển, bảng hiển thị (nếu có) của máy nén khí.
  • Kiểm tra có bị rò rỉ dầu hay không.
  • Kiểm tra lượng dầu còn lại và bổ sung nếu cần.
  • Xả nước trên bình tích áp và lọc đường ống máy nén không khí.
  • Khi vận hành nếu có tiếng động lạ, phải dừng máy và kiểm tra ngay lập tức.

– Bảo dưỡng định kỳ hàng tuần: 

Kiểm tra van an toàn.

  • Bảo dưỡng – lau chùi máy hàng tháng.
  • Vệ sinh bộ phận lọc gió. Nếu thiết bị làm việc trong môi trường công nghiệp nhiều bụi bẩn, cần vệ sinh thường xuyên hơn, có thể lau chùi hàng ngày.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của động cơ máy nén khí. Các thiết bị phải đảm bảo luôn hoạt động đúng quy chuẩn ban đầu.

– Bảo dưỡng định kỳ sau 100 giờ hoạt động (khoảng 6 tháng): 

  • Kiểm tra bình chứa dầu, thay mới lọc dầu máy nén khí công nghiệp.

– Bảo dưỡng định kỳ mỗi năm: 

  • Kiểm tra hệ thống linh kiện, thay mới phụ tùng máy nén khí nếu phát hiện lỗi, hỏng.
  • Cố định lại các bu lông và ốc vít.
  • Thay một số phụ tùng như lọc gió và tách dầu mới để đảm bảo hiệu suất máy bơm khí.
  • Tra một lượt dầu vào vòng bi động cơ để làm trơn hệ thống, hạn chế mài mòn.
Hướng dẫn bảo hành máy nén khí trục vít có dầu và không dầu - chi tiết
Hướng dẫn bảo hành máy nén khí trục vít có dầu và không dầu – chi tiết

Bảo dưỡng máy nén trục vít không dầu (oil free)

– Bảo dưỡng hàng ngày

  • Thường xuyên theo dõi các thông số trên màn hình và đồng hồ máy nén. Nếu thấy các thông báo bất thường, cần xác định nguyên nhân và xử lý ngay để thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả.

– Bảo dưỡng sau 50 giờ chạy khởi đầu

  • Kiểm tra các thông số chính trên màn hình xem có dấu hiệu bất thường hay không. Đảm bảo thiết bị được hoạt động trong điều kiện môi trường thích hợp, an toàn.

– Bảo dưỡng sau 3000 giờ làm việc

  • Vệ sinh máy nén khí để đảm bảo chất lượng nước làm mát và khí sạch. Tùy vào mức độ sử dụng, môi trường và đặc trưng ngành nghề mà máy có thể phải kiểm tra sớm hơn.
  • Kiểm tra lần lượt các bộ phận: lọc gió, lọc thở, lọc đường ống điều khiến, van hút, bộ xả nước. Làm sạch hoặc thay mới các chi tiết này nếu cần thiết
  • Kiểm tra bộ phận hộp số và động cơ; siết lại các bu lông và bôi trơn cho vòng bị động cơ để tránh mài mòn.

– Bảo dưỡng sau 15.000 giờ làm việc

  • Thực hiện tương tự quy trình bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp sau 3000 giờ. Bên cạnh đó, cần thực hiện thêm một số công việc sau:
  • Kiểm tra các bộ phận: bộ trao đổi nhiệt, van điều chỉnh nước, van xả áp, van một chiều, đường ống dẫn khí trung gian, lưới lọc.
  • Thay mới phụ tùng máy nén bơm hơi nếu cần thiết.
  • Kiểm tra an toàn các chi tiết: công tắc cân bằng, tính cách điện giữa của thiết bị và motor máy nén khí.

Bảo dưỡng máy nén hơi piston

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp piston
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp piston

1/ Thay dầu

Thông thường, máy nén khí cần được thay dầu sau mỗi 3000 giờ hoạt động.

Cách thực hiện:

  • Khởi động chạy một lúc rồi tắt để dầu máy ấm lên.
  • Vặn ốc xả nằm phía dưới đáy bình và dùng chậu để hứng. Đợi dầu chảy ra hết thì vặn ốc chặt lại như ban đầu.
  • Mở nắp trên đỉnh khoang dầu, đổ dầu từ từ vào trong khoang cho đến khi đạt mức yêu cầu thì dừng lại.

Lưu ý: Cần sử dụng loại dầu chuyên dụng theo khuyến cáo từ nhà sản xuất.

2/ Vệ sinh lọc gió

  • Vặn ren nối ở giữa đầu máy và lọc gió.
  • Lấy bộ lọc gió ra ngoài, làm sạch toàn bộ bụi bẩn, dị vật bám trên bề mặt. Chú ý phải làm thật nhẹ tay tránh hư hại lọc gió, sau khi vệ sinh thì lắp lại như cũ.
  • Nếu lọc gió đã quá cũ, làm việc kém hiệu quả thì nên thay mới ngay.

3/ Thay dây curoa

Vặn ốc vít khoang lồng để tháo lồng ra, kiểm tra dây curoa có bị sờn rách không. Nếu cần thay mới, thực hiện như sau:

  • Gỡ dây curoa cũ: nắm chắc dây rồi kéo mạnh về phía bánh đà, quay bánh 1 chút dây sẽ lập tức bung ra.
  • Lắp dây curoa mới: lắp một đầu vào puly, kéo căng đầu còn lại trên lên bánh đà và quay bánh xuôi chiều là dây sẽ vào vị trí.

Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên xả nước đọng (mở van xả dưới), kiểm tra và tra dầu vào các ổ trục trong động cơ, lau chùi thân máy bằng vải khô. Như vậy sẽ đảm bảo thiết bị nén khí luôn hoạt động ổn định, bền bỉ với thời gian.

Hệ thống máy nén khí công nghiệp gồm những gì?

Trong môi trường công nghiệp quy mô lớn, máy nén khí không chỉ được lắp đặt đơn lẻ mà cần một hệ thống nén khí chuyên nghiệp đi kèm.

Hệ thống máy nén khí công nghiệp bao gồm: máy nén không khí, máy sấy khí, bình tích áp, thiết bị xử lý khí nén được lắp đặt theo trình tự cố định. Những thiết bị này bổ trợ cho nhau để thực hiện cung cấp khí nén cho các hệ thống nhà máy, công xưởng được tốt nhất.

Trong hệ thống nén khí, máy nén khí được xem như “quả tim” của toàn bộ hệ thống. Thiết bị bơm hơi chịu trách nhiệm nén khí ở áp suất cao, cung cấp nguồn hơi nén để vận hành các thiết bị trong hệ thống.

Về cơ bản, hệ thống nén khí được lắp đặt như sau:

Bản vẽ sơ đồ lắp đặt hệ thống máy nén khí công nghiệp
Bản vẽ sơ đồ lắp đặt hệ thống máy nén khí công nghiệp

Lắp đặt máy nén không khí công nghiệp

– Chỗ đặt lý tưởng nhất là khu vực các xa địa điểm sản xuất, khô ráo và thoáng đáng.

– Lưu lượng thiết bị bơm hơi lớn hơn 20 đến 25% lưu lượng thực tế cần dùng cho hệ thống.

– Áp suất làm việc thường trong tải 7-10 bar. Trong trường hợp hệ thống nén khí cần áp suất đặc biệt lớn, cần dùng đến những chiếc máy nén khí công nghiệp công suất lớn (trên 12 bar).

Lắp đặt bình chứa khí

Bình chứa khí có thể được lắp đặt ở 3 vị trí khác nhau:

– Lắp đặt trước máy sấy khí và sau máy nén khí: giúp thiết bị sấy khí hoạt động ổn định hơn.

– Lắp đặt sau máy sấy và các thiết bị lọc: Giúp khí nén sau khi đi qua thiết bị sấy có không gian đủ lớn để tách tiếp lượng ẩm còn sót lại, nâng cao chất lượng khí nén.

-Lắp đặt sau bộ lọc khí: Bình chứa có thể trở thành bộ đệm khi lượng khí tiêu thụ vượt quá công suất máy, giúp người dùng không cần xả ngưng trong bình chứa khí.

Lắp đặt máy sấy khí

Hệ thống máy nén khí công nghiệp gồm những gì?
Hệ thống máy nén khí công nghiệp gồm những gì?

Trên thị trường hiện có hai dòng máy sấy khí kiểu hấp thụ và máy sấy khí tác nhân lạnh. Dòng máy hấp thụ cho hiệu quả sấy khí cao hơn, còn dòng sấy khí làm lạnh cho giá thành rẻ hơn.

Để thực hiện lắp đặt máy sấy khí vào hệ thống nén khí, người ta dùng kết nối ống dẫn khí từ đầu xả của bộ lọc tách nước máy nén khí công nghiệp đến đầu hút vào của máy sấy.

Lắp đặt hệ thống lọc khí

Hệ thống lặp được trang bị bằng cách kết nối một đường ống từ đầu xả của thiết bị nén khí đến một bộ lọc đường ống. Trong đó, bộ lọc đường ống được chia làm 4 kiểu:

  • 1 lọc sơ cấp gồm: 1 lọc có kích thước 5mm
  • 2 lọc: 1 lọc thô và 1 lọc tinh.
  • 3 lọc: 1 lọc sơ cấp, 1 lọc thô và 1 lọc tinh
  • 4 lọc: 1 lọc sơ cấp, 1 lọc tinh, 1 lọc thô và 1 lọc khử mùi bằng than hoạt tính

Lưu ý khi lắp đặt máy nén hơi trong hệ thống máy nén khí công nghiệp

  • Cần có không gian đủ lớn, thoáng sạch để lắp đặt hệ thống.
  • Không cho các vật có nguy cơ gây cháy ở ở gần hệ thống nén khí.
  • Cần lắp đặt nguồn điện riêng để ngăn chặn vấn đề quá tải điện hay vấn đề mất cân bằng của dòng điện 3 pha khi nối cùng các thiết bị khác.
  • Đường dây cần được trang bị ống bảo vệ chuyên dụng để tránh sự cố rò rỉ điện.
  • Sử dụng dây cáp tương thích với loại dây máy yêu cầu.
  • Động cơ và tỷ lệ nguồn ra phải tương ứng với nhau.
  • Tuyệt đối không tùy tiện thay đổi cấu trúc hệ thống cũng như cấu tạo các thiết bị trong hệ thống, tuân thủ quy trình điều khiển từ nhà chế tạo.

Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến máy sấy khí công nghiệp và hệ thống máy nén khí. Hiện trên thị trường có nhiều dòng máy bơm khí nén kém chất lượng, không tên tuổi được bày bán. Để tránh sử dụng phải các dòng sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo hiệu suất cấp khí, hãy liên hệ với chúng tôi qua SĐT: 0989.937.282 để nhận hỗ trợ trực tiếp – miễn phí!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.