Mật độ dân số là gì? Ý nghĩa của mật độ dân số

Mật độ dân số là một trong thuật ngữ quan trọng cho biết tình hình hiện tại của dân số ở một quốc gia nào đó. Vậy bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn giải thích khái niệm mật độ dân số là gì, vai trò và ý nghĩa của mật độ dân cư đối với các quốc gia trên thế giới là như thế nào. Các bạn hãy dành chút thời gian để hiểu thêm về thuật ngữ này nhé.

Mật độ dân số là gì?

Mật độ dân số là một thuật ngữ dễ bắt gặp trong môn địa lý có vai trò giúp nghiên cứu và đánh giá trình hình phân bố dân cư. Theo đó khái niệm về mật độ dân số là gì được nêu rất cụ thể là số dân tính bình quân trên một ki lô mét vuông diện tích lãnh thổ. Có thể nói rằng mật độ dân cư là số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích (tính theo đơn vị là km2).

Mật độ dân cư được tính bằng cách chia dân số (theo thời điểm hoặc số lượng bình quân) của một vùng dân cư nhất định cho tổng diện tích lãnh thổ của vùng đó. như vậy, mật độ dân cư có thể tính cho toàn quốc gia hoặc tính riêng từng khu vực vùng như vùng nông thôn, thành thị, vùng kinh tế; theo đơn vị địa phương như từng tỉnh, từng huyện, từng xã, v.v… 

Mat-do-dan-so-la-gi-

Mật độ dân cư là gì?

  • Công thức tính dân số trên một đơn vị diện tích như sau:

Mật độ phân bố dân số (người/km2) = Số lượng dân số (người) / Diện tích lãnh thổ (km2)

Ngoài ra còn có hai khái niệm liên quan tới mật độ dân cư đó là:

Mật độ dân số nông nghiệp: Đây là thuật ngữ biểu thị số dân nông nghiệp bình quân trên một diện tích đất nông nghiệp. Khái niệm này được sử dụng rất nhiều trong việc nghiên cứu các nguồn lực phát triển nông nghiệp.

Mật độ dân số kinh tế: Thuật ngữ ngày được định nghĩa là mật độ dân cư có tính đến việc khai thác kinh tế lãnh thổ. Đó là sự kết hợp của tỷ lệ dân số trên 1km vuông tự nhiên và một vài chỉ số đặc trưng khác biểu thị cho trình độ phát triển kinh tế của một khu vực, lãnh thổ (quốc gia, vùng). 

Một vài các chỉ số đặc trưng được nhắc đến như chỉ số về khối lượng vận chuyển hàng hóa (tấn/km), chỉ số đánh giá về mật độ mạng lưới giao thông (số km/km2 lãnh thổ), nhu cầu về năng lượng của dân cư (tấn nhiên liệu/ người)…

Vừa rồi là một số khái niệm cơ bản về mật độ dân cư. Vậy các số liệu của mật độ dân số cho biết điều gì? Cùng tìm hiểu chi tiết mật độ phân bố dân cư ở phần tiếp theo nhé.

Mật độ dân số cho biết điều gì?

Về cơ bản các số liệu của mật độ dân cư có vai trò là để phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý của một khu vực lãnh thổ hoặc một quốc gia vào một thời điểm nhất định. 

Nói cách khác, mật độ dân số tự nhiên hay còn gọi là mật độ dân số thô là một chỉ số thể hiện mức độ tập trung của số dân cư trên một khu vực lãnh thổ. Mật độ phân bố dân cư này được tính bằng tương quan tỷ số giữa số dân trên một đơn vị diện tích tương ứng với số lượng dân cư đó. 

Mat-do-phan-bo-dan-cu-the-hien-dieu-gi-

Mật độ phân bố dân cư thể hiện điều gì?

Mật độ phân bố dân cư đông hay thưa có thể cho chúng ta biết được tình trạng khu vực đó. Ví dụ như các vùng lạnh như các vùng gần cực bắc của địa cầu, gần như không có dân cư sinh sống.

Mật độ phân bố dân cư của từng vùng có thể cho biết tốc độ tăng trưởng dân số của các vùng đó. Việc tính được mật độ phân bố dân cư của các vùng sẽ cho chúng ta nhìn nhận được một thực tế là rất nhiều nơi có sự phân bố dân cư không đồng đều. 

Có nghĩa là có khu vực mật độ phân bố dân cư rất đông, thậm chí là dày đặc, nhưng lại có những vùng dân cư phân bố thưa thớt chỉ có vài chục người trên một ki lô mét vuông.

Vì thế sự phân bố dân cư không đồng đều sẽ gây ra tình trạng “đất chật người đông” điều này cũng là nguyên nhân làm tăng giá đất, khiến lĩnh vực này ngày càng trở nên đắt đỏ.

Việc tính tỷ lệ dân cư phân bố trên một đơn vị diện tích càng hẹp thì số liệu càng sát với thực tế hơn. Bởi nếu bạn tính trên một vùng lãnh thổ khá rộng thì sẽ có sự chênh lệch như vùng thành thị thì mật độ dân số đông, nhưng khu vực miền núi thì dân cư phân bố rất thưa.

Các chỉ số mật độ dân cư còn được ứng dụng cho việc nghiên cứu và quy hoạch đô thị của các tỉnh, thành phố và của cả quốc gia. Như vậy mật độ phân bố dân cư là một chỉ số khá quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển cho từng vùng, từng quốc gia.

>> Xem thêm: Địa chỉ thường trú là gì? Tìm hiểu địa chỉ thường trú và tạm trú

Mật độ dân số thế giới hiện nay

Tính đến 12/7/2022 dân số thế giới đã đạt 7.956.344.527 người, tức là gần chạm mốc 8 tỷ người. Ước tính tới năm 2025 thế giới sẽ có 8 tỷ dân. Nhìn chung thì mật độ phân bố dân cư trên toàn thế giới không đều. 

Có những khu vực đông dân nhưng diện tích lãnh thổ lớn nên tỷ lệ phân bố không quá cao, hoặc có khu vực thời tiết khắc nghiệt (như vùng phía bắc của Liên Bang Nga) mật độ dân cư ở đây cực kỳ thưa thớt, có khu vực chỉ có khoảng từ 0 – 10 người trên một 1km2. 

Ngược lại, các khu vực Đông Á, Ấn Độ, Tây Âu là những khu vực có mật độ phân bố dân cư rất đông. Ví dụ như có một số nước Châu Phi có mật độ lên tới hơn 1000 người trên 1 km2.

Mat-do-dan-so-the-gioi-den-nam-2022

Mật độ dân số thế giới đến năm 2022

Mật độ dân số Việt Nam tính đến năm 2022

Mật độ phân bố dân số của Việt Nam là 319 người/km2. 

Một số thông tin khác liên quan tới dân số của Việt Nam để các bạn nắm rõ:

Theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc, ngày 12/07/2022 dân số hiện tại của Việt Nam đạt 98.976.180 người (98,9 triệu người). Dự báo tới năm 2025 Việt Nam sẽ vượt con số 100 triệu dân. 

Bên cạnh đó, dân số Việt Nam hiện đang chiếm khoảng 1,24% tổng dân số thế giới. Độ tuổi trung bình của dân số ở Việt Nam tính đến thời điểm bây giờ là 33,3 tuổi. 

Hiện Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Với tổng diện tích đất là 310.060 km2. 38,05% dân số sống ở thành thị (37.198.539 người vào năm 2019). 

Mật độ dân số nước ta có xu hướng ngày càng tăng lên. Giải thích hiện tượng này như sau: Mặc dù vài năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm nhưng do dân số đông nên ước tính nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người mỗi năm. 

Số lượng dân số tăng lên tuy nhiên diện tích lãnh thổ lại không thay đổi khiến cho tỷ lệ giữa số lượng dân cư trên diện tích lãnh thổ ngày càng lớn. Từ đó mật độ phân bố dân cư nước ta ngày càng tăng. 

Minh chứng cho việc gia tăng mật độ phân bố dân cư tự nhiên đó là, Việt Nam có mật độ phân bố dân cư là 265 người/km2  vào 2011 đến năm 2015 con số đã tăng lên 277 người trên một đơn vị diện tích. Và cho đến thời điểm hiện tại, năm 2022 chỉ số này đã tăng lên tới 319 người trên một đơn vị diện tích.

Trên đây là những thông tin chính xác về mật độ phân bố dân cư. Bài viết này chúng tôi đã gửi tới các bạn khái niệm của thuật ngữ mật độ dân số là gì, ý nghĩa của mật độ phân bố dân cư trong việc nghiên cứu và quy hoạch đô thị. Hy vọng thông tin trong bài giúp bạn có thêm những kiến thức thực tiễn bổ ích, góp phần giúp bạn trong công việc nghiên cứu và học tập. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.