Mạng cục bộ là gì? Tìm hiểu về đặc trưng của mạng cục bộ

Bạn đang phân vân không viết mạng cục bộ là gì? Mạng cục bộ có những đặc trưng gì nổi bật? Ưu nhược điểm của mạng cục bộ là gì? Nếu vẫn chưa có câu trả lời cụ thể, hãy xem ngay bài viết sau đây để biết thêm nhiều thông tin thú vị về mạng cục bộ.

Mạng cục bộ là gì?

Mạng cục bộ còn được biết đến với tên gọi là hệ thống mạng LAN (Local Area Network). Loại mạng này có khả năng kết nối các máy tính hoặc các thiết bị ngoại vi lại với nhau trong một hệ thống. Mạng cục bộ máy tính chỉ có khả năng kết nối với phạm vi giới hạn nhất định. Vì vậy kiểu mạng này thường chỉ được dùng ở trong một khu vực như nhà riêng hoặc văn phòng. 

Trên thực tế tại các tòa nhà, người ta có thể kết nối nhiều hệ thống mạng cục bộ LAN riêng lẻ lại để tạo thành mạng diện rộng – mạng WAN.

Mạng cục bộ là gì
Mạng cục bộ LAN

Mạng cục bộ là kiểu mạng máy tính được thiết lập sử dụng trong hầu hết các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học,… Mạng cục bộ là loại mạng cho phép các máy tính trong cùng hệ thống có thể chia sẻ, sử dụng tài nguyên nhanh chóng, dễ dàng cũng như truy cập internet nhanh chóng. Bên cạnh đó, mạng cục bộ còn có khả năng kết nối để truyền lệnh đến các thiết bị ngoại vi là máy in, máy scan, máy fax,… một cách hiệu quả.

Hiện nay hệ thống mạng LAN đem tới rất nhiều tiện ích trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trở thành mạng máy tính thiết yếu trong cuộc sống hiện đại của con người ngày nay.

>>Xem thêm: Card màn hình là gì? Tìm hiểu công dụng của card màn hình là gì?

Đặc trưng của mạng cục bộ là gì?

Hệ thống mạng cục bộ hiện đại được kết nối theo 2 cách thông dụng là sử dụng wifi (mạng cục bộ không dây) và sử dụng dây ethernet để kết nối (mạng cục bộ nối dây). Cụ thể:

  • Mạng LAN ethernet là loại mạng cục bộ truyền thống. Kiến trúc mạng cục bộ kiểu truyền thống này bao gồm một hoặc nhiều trung tâm, thiết bị chuyển mạch hoặc bộ định tuyến truyền thống mà các thiết bị riêng lẻ có thể kết nối với nhau thông qua cáp Ethernet.
  • Mạng cục bộ LAN wifi bao gồm một hoặc nhiều điểm truy cập. Đối với loại mạng này, các thiết bị được đặt trong phạm vi có tín hiệu kết nối có thể truy cập được vào mạng mà không cần dây dẫn. Tại các điểm truy cập, có thể quản lý lần lượt lưu lượng mạng đến và đi từ các thiết bị cục bộ. Đồng thời mạng cục bộ cũng có thể giao tiếp với các mạng bên ngoài. 
Đặc trưng của mạng cục bộ
Đặc trưng của mạng cục bộ

Các mô hình tiêu biểu của mạng cục bộ LAN

– Mô hình mạng hình sao (Star Topology): Mô hình này có máy chủ làm trung tâm để quản lý mọi hoạt động của các máy trạm xung quanh. Mỗi máy trạm đóng vai trò là một nút thông tin, không có nhiều ảnh hưởng tới quy trình hoạt động của cả hệ thống. Bởi trong trường hợp có một nút thông tin hỏng, hệ thống vẫn vận hành bình thường. Tuy nhiên nếu máy chủ có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng tới quy trình vận hành của cả hệ thống.

– Mô hình mạng dạng vòng (Ring Topology): Mô hình này chỉ cho phép truyền tín hiệu theo một chiều cố định qua các thiết bị được sắp xếp thành một hình tròn. Ưu điểm của mô hình này là dễ mở rộng, tiết kiệm chi phí lắp đặt.

– Mô hình mạng định tuyến (Linear Bus Topology): Các máy tính xây dựng theo mô hình này sẽ được ghép nối với nhau trên một đường trục dây cáp chính, hai đầu dây được bịt lại bởi thiết bị terminator. 

Các mô hình mạng cục bộ
Các mô hình mạng cục bộ

Ưu – nhược điểm của mạng cục bộ là gì?

Một số ưu điểm nổi bật của hệ thống mạng LAN:

  • Khả năng chia sẻ, truyền tải dữ liệu giữa các máy tính, thiết bị ngoại vi nhanh chóng.
  • mạng cục bộ có độ bảo mật tốt, có thể ứng dụng làm mạng doanh nghiệp.
  • Băng thông lớn giúp chạy được các ứng dụng trực tuyến được kết nối thông qua mạng linh hoạt và tiện lợi.
  • Tiết kiệm chi phí, lắp đặt đơn giản, dễ quản lý, có thể mở rộng hệ thống khi cần thiết.

Nhược điểm của mạng cục bộ chính là hệ thống này bị giới hạn về phạm vi truyền dẫn, chỉ phù hợp sử dụng ở quy mô hẹp.

Trên đây là những thông tin liên quan tới mạng cục bộ giúp bạn giải đáp thắc mắc mạng cục bộ là gì, mạng cục bộ có đặc trưng và ưu nhược điểm nào. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ mang đến cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích, mới lạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.