Lòng tự trọng là gì? Ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống

Tự trọng là đức tính cao quý của mỗi con người. Để biết thêm biểu hiện và ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống bạn hãy theo dõi bài viết ngay nhé. Chúng tôi sẽ gửi tới bạn những thông tin chi tiết về lòng tự trọng là gì và ý nghĩa của nó.

Khái niệm lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý, là truyền thông văn hóa lâu đời của đất nước ta. Tự trọng trước hết là một tính từ thể hiện sự tôn trọng và đề cao phẩm giá của chính bản thân mình. Khái niệm lòng tự trọng là gì được nêu rõ đó là một sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của chính bản thân người đó.

Lòng tự trọng chính là một yếu tố tâm lý thúc đẩy bản thân mỗi con người biết nhìn lại mình, biết kiểm soát và cân bằng giữa mong muốn và khả năng. Tự trọng là đức tính có vai trò làm cho mỗi cá nhân tự điều chỉnh và kiềm chế cảm xúc, hành vi và lời nói của mình. Lòng tự trọng là thứ khiến người ta không cho phép bản thân làm điều gì ảnh hưởng đến chính mình và mọi người xung quanh. 

Tu-trong-la-gi-

Tự trọng là gì?

Nói tóm gọn lại, khái niệm lòng tự trọng là gì có thể đúc kết lại ngắn gọn như sau: Tự trọng là phẩm chất tốt đẹp của con người biểu hiện bằng thái độ biết gìn giữ, tôn trọng và đề cao giá trị của bản thân; biết coi trọng danh dự và luôn chủ động giữ thể hiện cho mình bằng những hành động, việc làm và lời nói tốt đẹp.

Lòng tự trọng là một phẩm giá bao gồm nhiều yếu tố bên trong như tính cách, lối sống, trí tuệ, kỹ năng và ý thức. Lòng tự trọng được thể hiện ra bên ngoài bằng cách hành xử, giao tiếp, thái độ và cách tiếp nhận sự việc của mỗi người. 

>>Xem thêm: Tinh tế là gì? Thế nào là người đàn ông tinh tế?

Biểu hiện của một người tự trọng

Trong cuộc sống hằng ngày chắc hẳn chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những câu như “Người không có tự trọng”, hay “Người có lòng tự trọng”,… Vậy thế nào là một người có tự trọng? Biểu hiện của lòng tự trọng được thể hiện ra bên ngoài như thế nào?

Người có lòng tự trọng trước hết phải là một người sống biết tôn trọng, tôn trọng chính mình, tôn trọng mọi người, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng pháp luật,… Và đương nhiên một khi đã tôn trọng thứ gì đó thì họ sẽ cố gắng giữ gìn bản thân để không làm điều gì gây ảnh hưởng xấu đến những thứ mà họ tôn trọng. 

Người sống có tự trọng là người biết phải trái, đúng sai. Đồng thời họ cũng là những người luôn thể hiện phong thái sống ngay thẳng, thật thà và chân chính trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Những người như vậy sẽ không dễ dàng bị rơi vào cám dỗ của tiền bạc, danh vọng hư ảo mà đánh mất bản thân.

Nguoi-co-long-tu-trong-la-the-nao-

Người có lòng tự trọng là thế nào?

Một người biết tự trọng là không bao giờ làm gì mờ ám, không làm điều gì cắn rứt lương tâm, không làm điều phi pháp trái đạo lý. Một người được xem là có tự trọng sẽ biết giữ mình bởi những tệ nạn của xã hội, biết cách tránh và loại trừ nó ra khỏi cuộc sống của mình.

Thực tế là những người có lòng tự trọng đều rất thông minh. Họ hiểu được giá trị cốt lõi của bản thân và cuộc sống, họ hiểu được sức mạnh của chính nghĩa và tầm quan trọng về giá trị của bản lĩnh cá nhân. Họ biết bản chất của lòng tự trọng là gì, sự tự trọng trong cuộc sống sẽ đem lại cho họ những thành công to lớn như thế nào. Vì vậy họ không bao giờ vì những lợi lộc trước mắt mà từ bỏ cả tương lai sáng lạn.

Những người sống biết coi trọng giá trị của mình là những người luôn nỗ lực phát triển và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó họ luôn học cách để hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, không ngại học hỏi từ người khác và biết nhận trách nhiệm về mình khi làm sai, làm không tốt.

Trên thực tế, có rất nhiều biểu hiện của một người có tự trọng. Những điều trên đây chỉ là những ý kiến phổ biến và tổng quát nhất được rút ra. Ở trong từng trường hợp cụ thể bạn sẽ có thể thấy thêm những hiểu hiện chi tiết hơn về một người sống biết tự trọng là như thế nào.

Ý nghĩa của tự trọng trong cuộc sống

Lòng tự trọng mang lại cho mỗi chúng ta nhiều ý nghĩa tích cực trong cuộc sống. Hãy cùng xem qua một vài ý nghĩa quan trọng của tự trọng đối với mỗi người nhé.

Lòng tự trọng giúp chúng ta tự tin hơn vào bản thân, tự tin vào cuộc sống. Đúng vậy, bởi sống có tự trọng chính là lối sống đẹp, không làm những việc sai trái phạm pháp, không gian dối lừa lọc ai. Vì thế tạo cho bạn sự bình yên trong tâm trí, giúp bạn thêm tin yêu chính mình hơn.

Lòng tự trọng của bạn là tấm gương phản chiếu thái độ của mọi người: Nếu bạn là một người sống biết tự trọng, chắc chắn bạn sẽ luôn nhận được sự quý mến và kính nể của mọi người. Bạn nhận được sự tin yêu của bạn bè, nhận được sự tự hào của người thân và nhận được sự tín nhiệm của đối tác. Nhưng hãy thử nghĩ ngược lại, nếu như sống không có lòng tự trọng thì sẽ thế nào? Chắc chắn sự tôn trọng của người khác dành cho bạn bằng 0. 

Nguoi-co-tu-trong-duoc-nguoi-khac-kinh-ne

Người có tự trọng được người khác kính nể

Sự tự trọng trong cuộc sống giúp chúng ta nhận ra được giá trị đích thực của con người: Những câu chuyện ngoài đời thật về tấm gương vượt khó, câu chuyện về người tốt trả lại tiền nhặt được,… là minh chứng cho lòng tự trọng. Bởi lẽ họ nhận ra được điều quan trọng nhất của mỗi người không phải là vinh hoa mà là sự tự trọng.

Lòng tự trọng là kim chỉ nam cho những quyết định trong cuộc sống, giúp bạn đưa ra quyết định chính xác và đúng đắn. Đồng thời nó cũng là thứ đồng hành giúp bạn vượt qua những cám dỗ của cuộc đời.

Lòng tự trọng giúp chúng ta nâng cao giá trị, phẩm giá và uy tín của bản thân. Từ đó nhận được sự tin cậy và tín nhiệm của mọi người. Và khi đó, bạn có thể đạt được những thành công lớn bằng chính trí tuệ và giá trị chân thực của mình.

Tự trọng sẽ khiến cho chúng ta sống tích cực và có ý nghĩa hơn. Đồng thời cũng là yếu tố có thể điều chỉnh được hành vi, lối sống và thái độ của bạn sao cho chuẩn mực.

Một người có lòng tự trọng không sớm thì muộn cũng đạt được thành quả như mong đợi, là người được giao những trọng trách lớn.

>>>Xem thêm: Trung thực là gì? Ý nghĩa của lòng trung thực

 

Cách nuôi dưỡng bản thân thành người sống có tự trọng

Môi trường giáo dục là yếu tố quan trọng nhất để một người trở thành người có tự trọng hay không. Vì thế hãy dạy dỗ những đứa trẻ từ khi chúng còn nhỏ. Tạo một môi trường tốt nhất để trẻ lớn lên với những tư tưởng tiến bộ, đúng đắn.

Lớn lên vẫn phải không ngừng học tập và rèn luyện để bản thân không bị thụt lùi so với thời đại. Không cần phải so sánh mình với bất cứ ai, hãy so sánh với chính mình ngày hôm qua. Hãy trau dồi cả kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội để ngày càng hoàn thiện mình. Đồng thời luôn nuôi dưỡng tâm hồn và lý tưởng để giữ vững tinh thần.

Đọc sách cũng là một cách để bạn rèn luyện mình thành người biết tự trọng. Bên cạnh đó hãy suy nghĩ tích cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ngoài ra bạn có lấy những tấm gương sáng để làm mục tiêu phấn đấu cho mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến lòng tự trọng của con người. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức xã hội bổ ích để bạn hiểu thêm về ý nghĩa của tự trọng đối với chúng ta. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.