Kỹ năng lắng nghe là gì? 7 nguyên tắc cải thiện kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe là gì? Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò gì trong cuộc sống và công việc? Cải thiện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu bằng cách nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh kỹ năng mềm này.

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Lắng nghe chính là việc tiếp nhận âm thanh thông qua tai. Chúng ta ai cũng có thể lắng nghe nhưng không phải ai cũng có kỹ năng lắng nghe. Vậy kỹ năng lắng nghe là gì? 

Thuật ngữ kỹ năng lắng nghe được hiểu là khả năng tập trung kết hợp các chức năng của thính giác, thị giác và có thể là cả xúc giác nhằm tiếp nhận, nắm bắt thông tin trong quá trình giao tiếp để sau đó đánh giá và phản hồi lại thông tin. Người có kỹ năng lắng nghe sẽ thấu hiểu tường tận những gì họ nghe thấy và có thể phản hồi lại chúng một cách phù hợp nhất.

Tìm hiểu kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Tìm hiểu kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Cùng với kỹ năng giao tiếp thì kỹ năng lắng nghe cũng chiếm phần lớn thời gian trong quá trình giao tiếp, là yếu tố để cuộc đối thoại có thể tiến triển tích cực. Vì vậy kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp được đánh giá là kỹ năng mềm quan trọng trong cả công việc và cuộc sống.

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe tích cực cho phép bạn có thể dễ dàng tiếp nhận được thông tin mà người nói muốn truyền tải bằng cách tập trung vào họ. Điều này giúp bạn có thể nhanh chóng hiểu được vấn đề, nghe đúng và đủ thông tin cần thiết, từ đó đưa ra phương án giải quyết hợp lý. 

Cùng với đó, kỹ năng lắng nghe còn góp phần giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn. Kỹ năng lắng nghe là một phần không thể thiếu trong giao tiếp. Nó giúp bạn có khả năng nắm bắt và sàng lọc thông tin một cách nhanh và hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng tương tác với mọi người xung quanh.

Hiện nay, bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào cũng cần phải có kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe là một biện pháp quan trọng giúp bạn có thể giải quyết được các xung đột trong cuộc sống một cách hiệu quả. Trong công việc, kỹ năng lắng nghe tích cực sẽ giúp nhà lãnh đạo thấu hiểu nhân viên, tạo được sự gắn kết để tăng hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp. Đối với nhân viên, kỹ năng lắng nghe giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn.

Vai trò của kỹ năng lắng nghe tích cực
Vai trò của kỹ năng lắng nghe tích cực

Kỹ năng lắng nghe sẽ giúp cuộc nói chuyện trở nên ‘có chiều sâu” hơn. Khi một người nói thì người còn lại nên lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò giúp bạn tiếp nhận thông tin từ người nói và có những tư duy sơ bộ. Sau đó bạn sẽ có thể đưa ra ý kiến phản biện của mình đúng trọng tâm và sát với vấn đề đang nhắc đến.

Kỹ năng lắng nghe có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện sự tập trung và thái độ tôn trọng người khác. Lắng nghe và kỹ năng lắng nghe khác nhau ở chất lượng thông tin mà ta nghe được. Khi bạn có kỹ năng lắng nghe, bạn hoàn toàn có thể lắng thấu hiểu và chắt lọc thông tin và phân chia thành từng phần chính – phụ nhằm phục vụ cho quá trình phản hồi sau đó. Chính vì vậy mà kỹ năng lắng nghe luôn mang lại giá trị cao hơn trong quá trình trao đổi thông tin.

7 nguyên tắc giúp cải thiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Tập trung vào cuộc nói chuyện 

Kỹ năng lắng nghe cần nhất là sự tập trung. Điều này không chỉ giúp bạn nghe tốt hơn mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Do đó khi giao tiếp với bất cứ ai bạn nên tập trung ánh mắt vào người đó khi học phát biểu, đồng thời không nên làm việc riêng như sử dụng điện thoại. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn không gian nói chuyện thoải mái và ít tiếng ồn để dễ dàng tập trung hơn.

Thấu hiểu khi lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe sẽ chỉ được cải thiện nếu bạn rèn luyện được cách để thấu hiểu trong quá trình lắng nghe. Có nghĩa là khi lắng nghe bạn phải sử dụng đồng thời cả thính giác để tiếp nhận thông tin và dùng tư duy để phân tích thông tin đó thành những thông tin có ích, có ý nghĩa. Như vậy bạn mới có thể nâng cao sự hiểu biết của mình đồng thời sự thấu hiểu sẽ giúp gia tăng hiệu quả cuộc đối thoại.

Thấu hiểu là yếu tố quan trọng trong kỹ năng lắng nghe 
Thấu hiểu là yếu tố quan trọng trong kỹ năng lắng nghe

Im lặng lắng nghe, không ngắt lời người khác

Nguyên tắc trong giao tiếp là khi người khác nói bạn phải lắng nghe chứ không phải là ngắt lời họ. Một người có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ phải rèn luyện thói quen lắng nghe trọn vẹn thông tin từ phía đối diện. Sau đó mới suy nghĩ và đưa ra lời phản biện. Điều này khiến bạn có thể nắm bắt thông tin một cách đầy đủ nhất, đồng thời thể hiện sự lịch sự, nét văn hóa chuyên nghiệp trong giao tiếp. Vậy nên để có kỹ năng lắng nghe tích cực bạn cần phải cải thiện điều này.

Nói không với phán xét và áp đặt

Kỹ năng lắng nghe tốt được thể hiện qua tư tưởng cởi mở trong những cuộc trò chuyện. bạn cần học cách tôn trọng những thông tin mà người nói cung cấp cho bạn thay vì áp đặt và phán xét chúng. Bởi thực tế là kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn chọn lọc thông tin một cách hiệu quả nên bạn sẽ nhận định được mức độ đúng  sai, quan trọng hay không quan trọng trong một vấn đề. 

Cùng với đó hãy giữ thái độ tiếp thu để tôn trọng đối phương bởi không ai muốn giao tiếp với một người bảo thủ, áp đặt tư tưởng của mình lên người khác.

Biết cách đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là một trong những yếu tố giúp phát triển cuộc đối thoại. Tuy nhiên đặt câu hỏi như thế nào thì không phải ai cũng biết. Cái cách bạn đưa ra câu hỏi sẽ phản ánh trực tiếp kỹ năng lắng nghe của bạn. Vậy nên sau khi nghe thì nên dành cho mình một chút thời gian để ngẫm nghĩ và chọn ra điểm trọng tâm của vấn đề. Từ đó đặt những câu hỏi chưa được giải đáp xoay quanh vấn đề đó. Người thông minh sẽ biết đặt những câu hỏi đánh đúng vào trọng tâm của vấn đề.

Biết cách đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng của kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp. 

Tương tác bằng ánh mắt 

Khi lắng nghe bạn cần phải thể hiện cho người đối diện biết rằng bạn đang nghe và thực sự hiểu những gì họ nói. Để thể hiện được điều này bạn có thể dùng ánh mắt hoặc ngôn ngữ hình thể để bày tỏ thái độ của mình với thông tin mà bạn nghe được. Đương nhiên là bạn cần thể hiện nó đúng thời điểm ví dụ như lúc người nói nói hết câu, ngắt câu.

Tương tác khi giao tiếp 
Tương tác khi giao tiếp

Đưa ra các ý kiến cá nhân

Cuối cùng là bạn cần học cách đưa ra ý kiến cá nhân trong mỗi cuộc giao tiếp. Đừng im lặng suốt buổi trò chuyện mà hãy lựa thời điểm để đối đáp với mọi người bằng ý kiến, suy nghĩ cá nhân của bạn. Việc bạn thẳng thắn bày tỏ quan điểm cũng góp phần giúp cho buổi trò chuyện sôi nổi và hiệu quả hơn. Giao tiếp là sự tương tác hai chiều, nên bạn không thể chỉ nghe mà còn cần phải truyền đạt hoặc đưa ra quan điểm của mình về vấn đề đang nhắc đến. Đó cũng xem như là lời khẳng định bạn vẫn luôn lắng nghe câu chuyện của người đối diện.

Trên đây là nội dung chính về kỹ năng lắng nghe giúp bạn hiểu khái niệm, vai trò và cách để cải thiện kỹ năng lắng nghe thấu hiểu. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn “bỏ túi” một số phương pháp hay để có thể rèn luyện kỹ năng lắng nghe của mình nhằm phục vụ cho công việc và cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.