Kháng thể là gì? Tìm hiểu về vai trò của kháng thể

Kháng nguyên kháng thể là gì? Kháng thể có chức năng nhiệm vụ gì trong cơ thể con người? Vì sao kháng thể là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của chúng ta? Để có câu trả lời chính xác nhất về khái niệm kháng thể là gì, xin mời quý bạn đọc theo dõi nội dung bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ lần lượt mang đến cho bạn những kiến thức vô cùng bổ ích về kháng thể là gì.

Khái niệm kháng nguyên, kháng thể là gì?

Kháng nguyên, kháng thể là những thuật ngữ quen thuộc trong y học. Vậy khái niệm kháng nguyên kháng thể là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 thuật ngữ này nhé.

Kháng thể là gì?

Kháng thể (antibody) là tên gọi chung của những phân tử có bản chất là glycoprotein. Chúng được tiết ra từ các tế bào lympho B và tương bào. Kháng thể chính là một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, nó được sản xuất ra với nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. 

Kháng thể là gì?

Kháng thể là gì?

Lượng kháng thể trong cơ thể tỉ lệ thuận với khả năng kháng bệnh của cơ thể. Trong đó, khi cơ thể sản sinh ra lượng kháng thể càng cao thì chứng tỏ khả năng miễn dịch với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh bên ngoài càng tốt. 

Như vậy kháng thể chính là “bức tường thành” tạo nên hệ miễn dịch tốt giúp chúng ta có thể phòng ngừa các bệnh. Đồng thời kháng thể có khả năng chống lại sự hoạt động của vi khuẩn giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Kháng thể là gì? Xét về cấu trúc, chúng là các phân tử có cấu trúc dạng hình chữ Y bao gồm hai chuỗi nặng và hai chuỗi nhẹ giống hệt nhau. Cùng với đó là vùng biến đổi V và vùng hằng định C. Các yếu tố này đóng vai trò trong việc xác định kháng nguyên và tham gia đáp ứng miễn dịch cho cơ thể.

Kháng nguyên là gì?

Kháng nguyên (antigen) bản chất là các chất béo, axit nucleic hoặc carbohydrate. Kháng nguyên là thuật ngữ dùng để chỉ những chất được hệ miễn dịch nhận biết khi có sự xâm nhập của tác nhân lạ và sinh ra kháng thể tương ứng. Nói cách khác, kháng thể là dạng tế bào hoặc dạng dịch với đặc điểm là khả năng miễn dịch hoặc có thể kết hợp được với kháng nguyên.

Đáp ứng của kháng nguyên có thể là âm tính hoặc dương tính. Âm tính có thể hiểu là khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên thì sẽ có xu hướng dung nạp nó. Khi đó tế bào miễn dịch sẽ không đáp ứng được để tạo ra kháng thể. Ngược lại, dương tính có nghĩa là cơ thể sinh ra globulin miễn dịch và có thể chống lại kháng nguyên khiến nó buộc phải sản sinh ra kháng thể.

>>Xem thêm: Eat clean là gì? Tác dụng và yêu cầu của chế độ eat clean là gì?

Có bao nhiêu loại kháng thể?

Hiện nay kháng thể được phân chia thành 5 loại khác nhau bao gồm: IgG, IgM, IgA, IgE và IgD.

– IgG: Là loại kháng thể phổ biến và có hàm lượng lớn nhất trong huyết thanh (chiếm khoảng 75%). IgG có khả năng đi qua hàng rào nhau thai, có thể truyền từ mẹ sang con, giúp bảo vệ em bé trong quá trình mang thai và những tháng đầu. IgG có nhiều trong các khoang máu, sữa non và dịch mô của cơ thể.

Hình ảnh minh họa 5 loại kháng thể

Hình ảnh minh họa 5 loại kháng thể

– IgM: Kháng thể IgM là loại Ig lớn nhất của hệ miễn dịch. IgM được xuất hiện đầu tiên ngay sau khi cơ thể tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên. IgM là kháng thể được sản xuất chủ yếu từ các tế bào B. IgM là loại kháng thể xuất hiện sớm nhất trong quá trình nhiễm trùng, đồng thời chúng cũng là loại miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. 

– IgA: Là kháng thể nhiều thứ 2 chỉ sau IgG (Chiếm khoảng 15 – 20%). IgA có nhiều trong các dịch tiết bao gồm nước bọt, sữa non, nước mắt, chất nhầy và tế bào plasma. Sự giảm IgA sẽ là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý như suy giảm hô hấp, rối loạn gamma globulin, bệnh nguyên bào lympho cấp tính và mãn tính,…

– IgE: Xét nghiệm IgE là loại kháng thể có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán các bệnh dị ứng về da, về đường hô hấp, tiêu hóa cụ thể như ngứa, nổi phát ban, khó thở, tức ngực, sổ mũi, ho, nôn và tiêu chảy kéo dài,…

– IgD: IgD là loại miễn dịch có chứa ít nhất trong máu (chỉ khoảng 1%). IgD thực chất có khá ít chức năng đối với cơ thể của chúng ta. 

Hiệu giá kháng thể là gì?

Thực tế khái niệm hiệu giá kháng thể là gì không phải là một khái niệm dễ hiểu. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này chúng tôi sẽ lý giải như sau: 

Khi máu hay huyết tương của cơ thể tạo thành cục đông, kháng thể nằm trong khối dịch còn lại được gọi là huyết thanh. Trong huyết thanh có chứa các kháng thể có khả năng chống lại một kháng nguyên nhất định nào đó và được gọi là kháng huyết thanh. Vì vậy, những nghiên cứu về kháng thể và tương tác của nó với kháng nguyên được gọi bằng một cách khác đó là huyết thanh học. 

Nồng độ của kháng thể có trong huyết thanh chống lại một kháng nguyên đặc biệt nào đó sẽ được xác định bằng phương pháp tính xem đến mức độ pha loãng nào thì kháng nguyên và kháng thể không còn thấy xảy ra phản ứng được nữa. Và độ pha loãng đó được đặt tên gọi là hiệu giá kháng thể.

Xét nghiệm kháng thể là gì?

Xét nghiệm kháng thể là gì?

Xét nghiệm kháng thể là gì?

Xét nghiệm kháng thể là hành động nhằm chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống. Khi làm xét nghiệm, các kháng thể khác nhau sẽ phát hiện và được đo lường cụ thể trong xét nghiệm máu hoặc có thể là trong xét nghiệm nước bọt. 

Kết quả xét nghiệm kháng thể là gì? Chúng giúp chẩn đoán một loại bệnh mà chúng ta mắc phải. Ví dụ trường hợp bạn xét nghiệm dương tính với kháng thể đặc biệt có nghĩa là bạn đã bị một bệnh nhất định. Ngoài ra xét nghiệm kháng thể cũng là điều kiện để chẩn đoán một số dấu hiệu khác. Chúng nhằm xác định các kháng nguyên có trên bề mặt của một số vi khuẩn và một số mầm bệnh khác.

Nhìn chung, vai trò của xét nghiệm kháng thể là để phát hiện một căn bệnh lây nhiễm nhanh hơn mà không cần phải cấy hoặc soi dưới ống kính hiển vi.

Vai trò của kháng thể là gì?

Kháng thể là yếu tố quan trọng đối với cơ thể giúp cơ thể của chúng ta có thể kháng lại các lệnh lý hoặc chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Cụ thể vai trò của kháng thể như sau:

Kháng thể có vai trò liên kết với kháng nguyên: Các loại Ig có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với 1 kháng nguyên tương ứng. Như vậy, trong các phản ứng chống độc, kháng thể sẽ gắn vào kháng nguyên và trung hòa độc tố. Từ đó giúp ngăn chặn các độc tố bám vào tế bào nhằm bảo vệ cơ thể.

Tìm hiểu vai trò của kháng thể là gì?

Tìm hiểu vai trò của kháng thể là gì?

Vai trò kích hoạt hệ thống bổ thể của kháng thể: Bổ thể là thành phần với bản chất là các protein. Các protein này sau khi được kích hoạt nó sẽ có nhiệm vụ tiêu diệt các loại vi khuẩn xâm nhập. 

Kháng thể có vai trò huy động các tế bào miễn dịch: Phức hợp kháng thể sau khi được gắn với kháng nguyên sẽ có tác dụng huy động các tế bào miễn dịch hoạt động mạnh mẽ để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Chúng tôi vừa tổng hợp lại những kiến thức y học về kháng nguyên, kháng thể. Bài viết đã giải thích các khái niệm như kháng thể là gì, hiệu giá kháng thể là gì và vai trò của kháng thể đối với sức khỏe con người. Hy vọng qua đây các bạn có thể hiểu hơn về thuật ngữ kháng thể cũng như tầm quan trọng của nó đến sức khỏe của chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.