Gia trưởng là gì? Gia trưởng vốn là một thuật ngữ xuất hiện từ thời Nho giáo, bắt nguồn từ thuyết “phụ – phu – tử”, nghĩa là lấy người đàn ông làm trung tâm của một gia đình. Liệu quan niệm “nam giới” đứng đầu ở xã hội hiện đại ngày nay còn phù hợp không? Đàn ông gia trưởng là sao? Có chồng gia trưởng sẽ thế nào? Mời bạn cùng Thợ sửa xe tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua các nội dung sau đây!
Gia trưởng là gì?
Quan niệm “gia trưởng” đề cao vai trò nam giới và khẳng định người đàn ông luôn đứng đầu. Nam giới sẽ gánh vác và quyết định mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình, người trong nhà đều phải tuân theo.
Gia trưởng trong gia đình là gì?
Gia trưởng trong tiếng Anh là paternalism, hiểu theo nghĩa thông thường gì gia trưởng tức là làm chủ, đứng đầu, làm trụ cột trong gia đình. Thuật ngữ “gia trưởng” đã có từ lâu đời và xuất phát từ quan niệm Nho giáo “Phu – phụ – tử”.
Trong một gia đình, người đàn ông luôn đứng đầu và có quyền quyết định. Trong một nhà, người cha luôn đứng đầu, nữ giới khi lập gia đình phải nhất nhất nghe theo chồng, chồng mất thì con trai là số 1.
Gia trưởng nghĩa là gì?
Tính cách gia trưởng là gì?
Nghĩa gốc của từ gia trường được định nghĩa là người làm chủ gia đình, bởi họ cho rằng chỉ đàn ông mới có năng lực này. Chính vì thế, tính từ “gia trưởng” thường được dùng để chỉ tính cách của người đàn ông.
Khi hỏi một người gia trưởng là gì có nghĩa là nói về mẫu đàn ông luôn đặt bản thân mình lên trên người khác, có xu hướng áp đặt và không tôn trọng hay lắng nghe ý kiến của những người xung quanh. Người gia trưởng luôn coi ý kiến của mình là đúng, những người như vậy thường có cái tôi rất cao và kèm theo tính bảo thủ.
“Gia trưởng là gì” không chỉ để nói về hình mẫu người chồng, người cha trong gia đình. Người có tính gia trưởng sẽ thể hiện sự độc đoán, bảo thủ trong nhiều mặt của cuộc sống từ chuyện tình cảm, hôn nhân, công việc cho đến cách hành xử với các mối quan hệ khác.
Tính cách gia trưởng là gì?
Gia trưởng tốt hay xấu?
Ngay từ khi xuất hiện, thuật ngữ “gia trưởng” đã cho thấy những mặt tiêu cực vì nó phản ánh vấn đề “trọng nam khinh nữ” từ suốt thời kỳ phong kiến. Định kiến luôn coi trọng đàn ông, đàn ông là người đứng đầu và có quyền quyết định mọi việc.
Trong xã hội hiện đại, gia trưởng trong gia đình được coi là lối sống lạc hậu và đi ngược với thời đại. Tuy nhiên, tính cách gia trưởng đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người, nhất là ở các nước phổ biến văn hóa Nho giáo từ xưa.
Mở rộng hơn, những người có tính gia trưởng trong đời sống luôn tỏ ra cứng nhắc, khô khan, dễ nóng giận và rất thiếu lắng nghe. Điều này ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa họ và các mối quan hệ ở xung quanh. Không những thế, người gia trưởng thường rất bảo thủ và làm việc theo ý kiến cá nhân, dẫn đến nhiều bất đồng trong công việc, khó khăn trong các hoạt động nhóm, cản trở thành công.
Những người gia trưởng không chịu tiếp thu phản ánh từ người xung quanh nên rất khó cải thiện bản thân. Những người gia trưởng thông minh có thể thành công nhưng lại không biết cách điều phối nhân viên, hài hòa các mối quan hệ ở công sở, dễ dây áp lực cho người khác.
Một bộ phận đàn ông gia trưởng có tính cách nóng nảy, dễ có khuynh hướng sử dụng vũ lực với người khác.
Dấu hiệu đàn ông gia trưởng bảo thủ
Ở bất cứ môi trường nào, trong gia đình hay công việc, ngoài xã hội thì tính cách gia trưởng đều không tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra một người nào đó có tính gia trưởng hay chính bản thân có gia trưởng hay không để mà góp ý hoặc tự sửa đổi. Vậy những dấu hiệu của một người đàn ông gia trưởng là gì?
Đàn ông gia trưởng cả trong hôn nhân và công việc sẽ ra sao?
Luôn cho bản thân là đúng
Đây là đặc trưng nổi bật nhất ở tất cả những người đàn ông có tính cách gia trưởng. Việc luôn luôn đề cao ý kiến cá nhân và cho rằng mình đúng khiến người xung quanh rất khó chịu với mẫu người gia trưởng.
Trong các cuộc nói chuyện, người gia trưởng rất ít hoặc không chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Họ luôn cho mình là đúng, tự tìm ra các lý do bảo vệ ý kiến cá nhân và tự cho như vậy là đúng. Rất ít người gia trưởng chịu thừa nhận cái sai của bản thân khi họ mắc sai lầm.
Không muốn nhận sự giúp đỡ
Người có tính gia trưởng luôn cho bản thân là đúng nên họ thường không thích xin xỏ hay nhận sự giúp đỡ của người xung quanh. Người gia trưởng luôn cho bản thân là người có năng lực và sẽ là đối tượng để người khác phải nhờ vả chứ không phải người cần sự hỗ trợ.
Luôn muốn kiểm soát, quản lý mọi việc của bạn
Nếu hỏi biểu hiệu nổi bật của người có tính gia trưởng là gì thì đó là tính kiểm soát và quản lý. Người gia trưởng luôn cho họ quyền kiểm soát và quản lý mọi việc một cách quá mức. Lý do là chẳng ai đủ làm anh ta hài lòng hơn chính anh ta. Người gia trưởng luôn yêu cầu phải nắm được mọi thứ về bạn và có tính đa nghi.
Đàn ông gia trưởng có tính chỉ đạo và kiểm soát rất cao
Trong tình yêu hay ghen tuông thái quá
Tính chiếm hữu của đàn ông ra trưởng rất cao, kể cả trong tình yêu hay hôn nhân. Một người chồng gia trưởng sẽ có phần “cổ hủ” và rất khó chấp nhận chuyện bạn gần gũi, tỏ ra thân mật hay đơn giản là niềm nở với người khác giới. Họ rất dễ khó chịu và ghen tuông một cách thái quá nhưng lại cho rằng bạn gái / vợ mới là người quá đáng.
Vì không ý thức được lối suy nghĩ áp đặt và tiêu cực của bản thân, đàn ông gia trưởng sẽ càng coi bạn là người phụ nữ không đáng tin. Đó là lý do một khi nóng giận, người đàn ông sẽ chỉ trích nặng lời và không quan tâm đến cảm xúc của bạn.
Trong hôn nhân sẽ luôn chỉ đạo và sai bảo
Người có tính gia trưởng trong hôn nhân sẽ luôn cho rằng việc nhà là của phụ nữ. Kể cả ở xã hội hiện đại, phụ nữ có thể ra đường kiếm tiền nhưng người chồng này sẽ không coi trọng những đóng góp kinh tế của vợ.
Đàn ông gia trưởng không chịu phụ giúp công việc nhà hoặc chỉ làm một số công việc rất nhỏ. Họ coi đó như là sự “giúp đỡ cao thượng” thay vì hiểu rằng đây là công việc chung của vợ chồng trong nhà. Khi có các vấn đề về nhà cửa, con cái, đàn ông gia trưởng sẽ luôn đổi lỗi cho người vợ.
Đặc biệt, vì có tính “gia trưởng” – đề cao nam giới nên người chồng còn có tính trọng nam khinh nữ, thích vợ đẻ con trai hơn con gái. Ngoài ra, người gia trưởng còn đề cao các công việc của “nhà nội hơn nhà ngoại” vì cho rằng vợ lấy chồng thì phải theo nhà chồng, lo toan cho nhà chồng trước.
Người gia trưởng trong hôn nhân luôn chỉ đạo và sai bảo
Có khuynh hướng bạo lực
Thích kiểm soát, độc đoán và ích kỷ khiến người đàn ông gia trưởng rất dễ nổi nóng và cáu gắt. Nhiều người có khuynh hướng sử dụng bạo lực để giải tỏa bức xúc tâm trạng. Tất nhiên, dù với ai thì hành động bạo lực cũng là đáng lên án và ảnh hưởng đến “quyền con người”.
“Bạo lực” ở người đàn ông gia trưởng đôi khi không chỉ bằng hành động. Nhiều người đàn ông gia trưởng có tính cách hướng nội sẽ sử dụng “bạo lực tinh thần”. Bằng cách thể hiện thái độ không tốt, ngó lơ, dùng chuyện khác để gây áp lực hoặc trả thù ngầm khiến đối phương rơi vào stress, căng thẳng.
Chồng gia trưởng phải làm sao?
Khi hiểu về gia trưởng là gì, chúng ta phải thừa nhận rằng rất khó để thay đổi đàn ông gia trưởng. Bởi bản tính của những người này là luôn cho bản thân đúng, rất khó chấp nhận cái sai của bản thân.
Dù đã biết người gia trưởng là thế nào nhưng khi đã “lỡ” lấy phải người chồng gia trưởng, chị em vẫn cần sự khéo léo để dần thay đổi và tính cách không tốt từ chồng mình.
Luôn bình tĩnh
Với những người đàn ông gia trưởng, khi họ đang nóng giận mà chúng ta càng cố gắng tranh cãi hơn thua thì sẽ không được gì. Thậm chí, cuộc cãi vã sẽ càng trở nên ác liệt hơn và kéo theo những vấn đề “đâu đâu” thêm vào.
Vì thế, dù không dễ nhưng bạn hãy là người kiềm chế cơn nóng giận trước một người chồng gia trưởng, đó là cách thông minh để giữ bầu không khí gia đình. Một người đang mất bình tĩnh cộng thêm bản tính bảo thủ sẵn có sẽ chẳng nghe lọt tai bất kỳ điều gì bạn nói đâu.
Chìa khóa “trị” đàn ông gia trưởng: bình tĩnh, kiên nhẫn nhưng không cam chịu
Khéo léo chỉ ra những mặt gia trưởng là gì?
Nếu hỏi cách thay đổi một người đàn ông gia trưởng là gì thì “chìa khóa” chính là “kiên nhẫn”. Gia trưởng vốn thuộc về tích cách và việc thay đổi bản tính một người thì không phải ngày một ngày hai. Đặc biệt ở trong bối cảnh xã hội nước ta vẫn tồn tại rất nhiều mầm mống của quan niệm gia trưởng, và chúng thậm chí vẫn đang được nhiều người ủng hộ.
Muốn một người thay đổi thì trước hết bạn cần chỉ ra được cái không tốt của họ là gì. Tất nhiên, với đàn ông gia trưởng vốn bảo thủ và khó chấp nhận khiếm khuyết của bản thân, bạn cần đề cập vấn đề này một cách thật khéo léo nhưng vẫn thể hiện tính cương quyết.
Hãy chỉ cho họ thấy những hậu quả từng xảy ra chỉ vì quan niệm gia trưởng để lại rồi mới khuyên nhủ người đàn ông thay đổi, thay vì vội vàng chỉ ra “anh sai rồi”, “anh không được”…
Hãy thử áp dụng những câu nói mềm dẻo như: “Em rất yêu và tôn trọng anh nhưng vấn đề này ta có thể cùng giải quyết được không?”, “anh giúp em việc này nhé”, “anh nhường nhịn em lần này nhé”, “anh thử nghe em lần này nhé”, “em biết anh làm vậy là có lý do nhưng em mong anh hiểu cho cả em nữa”,…
Tự lập trong mọi phương diện
Bản tính thích chỉ đạo và kiểm soát của đàn ông gia trưởng sẽ càng “được đà lấn tới” nếu bạn trở thành người bị phụ thuộc vào họ. Vì thế, hãy cố gắng tự chủ về mặt kinh tế lẫn cuộc sống hàng ngày, để tiếng nói của bản thân có giá trị hơn. Khi bạn độc lập làm được mọi việc, đàn ông sẽ không có lý do gì để bắt bạn phải làm này làm kia.
Trong cuộc sống, tự chủ về kinh tế giúp bạn chủ động hơn, cũng là cơ hội để phát triển bản thân giỏi giang hơn. Cho dù có những công việc không tự giải quyết được thì bạn cũng có thể thuê thợ, thuê người làm giúp đỡ.
Không im lặng hay nhẫn nhịn
Cách trị đàn ông gia trưởng là gì?
Bạn không cần im lặng và nhẫn nhịn mọi chuyện, bởi khi một người không thấy họ sai và bạn bỏ qua thì người ta sẽ càng lấn tới.
“Phản kháng một cách thông minh” sẽ giúp giải quyết mâu thuẫn mà vẫn giữ được mối quan hệ giữa cả hai. Hãy hiểu rằng nhẫn nhịn là cách làm êm dịu tình hình nhất thời, nhưng phải đưa ra giải quyết thì mới là cách giải quyết vấn đề thực sự.
Hãy lựa chọn thời điểm thích hợp khi cả hai đã đủ bình tĩnh, và đảm bảo câu chuyện cũng không xảy ra từ quá lâu để tránh bản thân bị biến thành kẻ “thù lâu nhớ dai” trong câu chuyện.
Dừng lại khi chạm đến giới hạn
Dù biện minh cho lối sống gia trưởng là gì đi nữa thì cũng không thể bác bỏ được những hậu quả mà lối sống gia trưởng gây ra cho những người xung quanh. Đáng tiếc, những người phải chịu đựng nhiều nhất thường chính là người vợ, người con – người thân ruột thịt trong gia đình.
Đứng trên phương diện là người thân, chúng ta thường nhẫn nhịn và cố gắng chờ đợi người kia sửa đổi. Nhưng đừng mải nghĩ cách thay đổi người chồng gia trưởng là gì mà quên đi những quyền lợi riêng của bản thân.
Sống với chồng gia trưởng vũ phu: Hãy biết dừng lại khi mọi chuyện đến “giới hạn”
Có những hành vi thái quá mà người có tính gia trưởng gây ra rất đáng lên án – tiêu biểu là bạo lực. Bạn cần đặt ra cho chính mình một giới hạn về sự nhẫn nhịn – chờ đợi nhất định, đừng để người đàn ông làm tổn thương đến giới hạn đó.
Nếu một ngày bạn cảm thấy tinh thần kiệt quệ, không thể vui vẻ chung sống với nửa kia, hãy thẳng thắn nói ra vấn đề và yêu cầu sự thay đổi của đối phương, hoặc là lựa chọn “chấm dứt”.
Hôn nhân là hai tiếng đẹp đẽ và thiêng liêng, thế nhưng nó sẽ trở nên méo mó và là nơi tối tăm của cuộc đời nếu một trong hai bên không thiện chí, không lắng nghe, không xây dựng và “bồi đắp”.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giải đáp thắc mắc: Gia trưởng là gì? Tính cách gia trưởng nghĩa là sao? Cách trị tính gia trưởng? Có câu: “chồng gia trưởng chứ không phải chồng ngất ngưởng”, đã là tính cách thì dù khó vẫn có cách sửa. Chị em hãy cứ giữ cho mình cái đầu tỉnh táo, luôn xử lý khéo léo trong mọi việc. Điều quan trọng là: mềm dẻo nhưng không nhẫn nhịn, góp ý chứ không bài xích và luôn nhớ rằng – phụ nữ là để yêu – không phải để điều khiển!
Xem thêm:
Ý nghĩa màu trái tim. Trái tim màu đen có ý nghĩa gì?