Có nên ép dẻo, ép plastic bằng đại học hay không? Vì sao?

Ép dẻo, ép plastic là phương pháp hữu hiệu để bảo quản các loại giấy tờ, tài liệu quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế không phải giấy tờ nào cũng có thể ép plastic. Vì vậy có nhiều câu hỏi đặt ra là “Bằng tốt nghiệp có được ép plastic không?”. Bài viết sau đây sẽ đưa ra câu trả lời chính xác nhất, giúp bạn giải đáp thắc mắc. 

Ép plastic là gì?

Ép plastic là công nghệ sử dụng lớp màng nhựa plastic để phủ lên trên toàn bộ bề mặt của một sản phẩm giấy nào đó. Dưới tác động của nhiệt khi cho vào máy ép plastic lớp màng sẽ được trải đều và dính chặt vào vật phẩm nhằm bảo vệ, giữ được độ mới, độ bền và độ bóng theo thời gian.

Ép plastic để giữ độ mới cho giấy tờ
Ép plastic để giữ độ mới cho giấy tờ

Khi ép plastic bạn có thể nhìn thấy một lớp bóng được bao bọc bên ngoài vật phẩm, các mép nhựa cũng được kéo tràn viền để đảm bảo 4 góc của giấy tờ không bị rách hay bong tróc. Đồng thời quá trình ép plastic, không khí giữa lớp màng nhựa và vật phẩm sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Điều này giúp các vật phẩm được ép plastic ít bị hỏng, không bị bay màu mực theo thời gian.

Bằng tốt nghiệp có được ép plastic không?

Với tác dụng như vậy nên công nghệ ép plastic được ứng dụng rất rộng rãi trong việc bảo quản các loại tranh ảnh, giấy tờ. Trong đó bằng tốt nghiệp hay bằng đại học là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với chúng ta. 

Vì vậy đã có nhiều ý kiến thắc mắc về cách bảo quản bằng đại học như thế nào, có nên ép plastic bằng đại học hay không? Một số ưu điểm và nhược điểm của việc ép plastic, ép dẻo bằng đại học sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn.

Lợi ích khi ép plastic bằng tốt nghiệp

Như đã nói, ép dẻo hay ép plastic sẽ là phương pháp hữu ích để bảo quản bằng, các loại giấy tờ, bởi chúng có thể giữ được độ bền màu, độ mới đẹp theo thời gian. Bên cạnh đó, lớp màng nhựa bên ngoài có khả năng chống nước nên không lo giấy tờ bị ướt, bị nhòe mực hay mất chữ,… 

Ép plastic bằng tốt nghiệp giúp đảm bảo độ mới
Ép plastic bằng tốt nghiệp giúp đảm bảo độ mới

Bằng tốt nghiệp là loại giấy tờ quan trọng mà bạn sẽ cần phải sử dụng rất nhiều chẳng hạn như làm hồ sơ xin việc,làm hồ sơ đi du học,… Do đó cách bảo quản bằng tốt nghiệp sao cho đúng cũng là vấn đề nan giải đối với nhiều người. Chính vì vậy mà không ít bạn đã chọn cách ép plastics bằng tốt nghiệp để giữ bằng được mới, sạch đẹp, tránh phai màu khi để lâu. 

Nhược điểm khi ép plastic bằng tốt nghiệp

Bên cạnh những điểm mạnh trong việc giữ độ mới, bóng, đẹp thì việc ép plastic bằng tốt nghiệp cũng có những điểm yếu bạn nên biết. Một số nhược điểm có thể gây rắc rối cho bạn nếu bạn ép nhựa bằng tốt nghiệp bao gồm:

  • Các bằng tốt nghiệp có đóng dấu nổi, khi ép plastic sẽ khiến con dấu chìm dưới lớp màng nhựa. Điều này có thể gây biến dạng con dấu, khó chứng thực tính chính xác.
  • Việc ép plastic đôi khi sẽ làm cho mực in bên trong bằng bị mờ, nhòe chữ gây khó khăn trong việc xác thực.
  • Bằng tốt nghiệp ép plastic sẽ khó có thể photo công chứng. Vì thế sẽ ảnh hưởng tới một số công việc cần tới loại giấy tờ này.

Lưu ý khi ép bằng đại học

Cho đến hiện tại pháp luật không có bất cứ quy định bắt buộc nào đối với các giấy tờ, văn bản không được ép plastic (bao gồm cả bằng tốt nghiệp). Vì thế việc ép plastic bằng tốt nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu và công việc của mỗi người. 

Tuy nhiên việc ép plastic đối với các loại bằng đại học đa số đều gặp khó khăn trong việc kiểm chứng tính chính xác vì có một lớp nhựa dính chặt trên bề mặt khiến cho công tác kiểm tra phức tạp hơn. Do đó trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị từ chối chứng thực bằng tốt nghiệp đã ép plastic do không xác định được nội dung trên bằng.

Lưu ý khi ép plastic bằng tốt nghiệp
Lưu ý khi ép plastic bằng tốt nghiệp

Đương nhiên cách bảo quản bằng tốt nghiệp bằng ép dẻo, ép plastic không làm mất giá trị của chúng. Vì vậy nếu bạn vẫn muốn quản bảo bằng tốt nghiệp sạch đẹp bằng việc ép plastic thì nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Cần tìm hiểu xem bằng tốt nghiệp của bạn là loại đóng dấu nổi hay đóng dấu mực. Nếu là loại đóng dấu mực thì có thể ép plastic bình thường. Nhưng nếu là loại bằng đóng dấu nổi thì bạn nên cân nhắc kỹ.
  • Khi ép plastic nếu xảy ra sự cố bị lệch màng ép bạn không nên tự xử lý mà cần đem đến những cơ sở chuyên nghiệp.
  • Sau khi ép plastic không được bóc lớp màng ra bởi nó sẽ làm rách bằng tốt nghiệp.
  • Quá trình ép cần lưu ý tránh để tình trạng bọt khí tồn lại ở giữa lớp màng và giấy. Điều này sẽ khiến bằng tốt nghiệp nhanh chóng bị mốc sau một thời gian, chưa kể bọt khí sẽ làm mất thẩm mỹ của tấm bằng.
  • Bạn có thể cân nhắc ép dẻo bằng đại học vì ép dẻo có độ bền, tính mềm mại và khả năng uốn dẻo cao hơn ép plastic.

Hiện tại không có quy định cấm ép dẻo, ép plastic đối với bằng tốt nghiệp, tuy nhiên hãy xem xét nhu cầu của bản thân và tình trạng của tấm bằng tốt nghiệp để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

Trên đây là một số nội dung chúng tôi muốn chia sẻ để giúp các bạn giải đáp thắc mắc “bằng tốt nghiệp có được ép plastic không?”. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết này, các bạn đã có câu trả lời cho mình về cách bảo quản bằng tốt nghiệp. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.