Độ phân giải là gì? Tìm hiểu tiêu chuẩn phổ biến của độ phân giải

Thuật ngữ độ phân giải có vẻ khá quen thuộc khi chúng ta sử dụng các thiết bị máy tính, điện thoại thông minh ngày càng nhiều. Vậy độ phân giải là gì? Tác dụng của độ phân giải là gì? Độ phân giải được ứng dụng vào những lĩnh vực nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Độ phân giải là gì?

Độ phân giải trong tiếng Anh gọi là Resolution, được xem là một thước đo sử dụng để mô tả độ sắc nét và rõ ràng của một hình ảnh. Bên cạnh đó, độ phân giải cũng được dùng như một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng của các thiết bị điện tử như màn hình tivi, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, máy in,…

Tìm hiểu định nghĩa của độ phân giải
Tìm hiểu định nghĩa của độ phân giải

Thông thường để biểu thị mức độ hiện đại của một thiết bị người ta cũng hay dựa vào thông số của độ phân giải để đánh giá. Cụ thể độ phân giải càng cao thì thiết bị càng chất lượng, cho phép bạn có thể nhìn thấy hình ảnh rõ ràng, sắc nét và sống động hơn.

Tác dụng của độ phân giải trong đời sống

Độ phân giải là một trong những yếu tố quan trọng mà chúng ta luôn quan tâm đến mỗi khi mua hoặc làm việc với các thiết bị điện tử. Vì vậy các nhà sản xuất rất chú trọng đến thông số này khi phát triển sản phẩm. 2 tác dụng chính của độ phân giải có thể kể đến gồm:

  • Nâng cao mức độ sắc nét, giảm tình trạng nhiễu của hình ảnh trên những màn hình có kích thước nhỏ.
  • Tác dụng nâng cao chất lượng hình ảnh để đảm bảo độ sắc nét khi crop ảnh hoặc khi in ảnh ra khổ lớn.

Các tiêu chuẩn phổ biến của độ phân giải

7 tiêu chuẩn về độ phân giải phổ biến hiện nay gồm có:

  • FWVGA: Đây là chuẩn màn hình có độ phân giải thấp chỉ đạt 480×854 pixel.
  • qHD: Nếu lấy tiêu chuẩn full HD làm chuẩn thì qHD có độ phân giải chỉ bằng 1/4 của chuẩn full HD. Độ phân giải của nó đạt 960×540 pixel.
  • HD: Là tiêu chuẩn trung bình của nhiều dòng điện thoại thông minh hiện nay. Độ phân giải HD đạt 1280×720 pixel và tỷ lệ khung hình là 4:3. Vì hiện nay điện thoại đang được thiết kế với xu hướng tràn viền, nên tỷ lệ màn hình bị thay đổi. Điều này ảnh hưởng đến độ phân giải trung bình HD. Vì vậy mà xuất hiện thêm độ phân giải HD+ được ứng dụng cho các dòng điện thoại cao cấp.
  • Full HD: Còn được viết tắt là FHD là tiêu chuẩn có độ phân giải 1920×1080 pixel với có tỷ lệ khung hình là 16:9. Full HD là tiêu chuẩn cơ bản của các dòng điện thoại từ tầm trung trở lên. Tuy nhiên ngày nay các dòng smartphone dần thay thế độ phân giải full HD bằng full HD+ với chiều cao với là 1080p. Nhưng chiều rộng lại được tùy biến đa dạng hơn để phù hợp với nhiều dòng điện thoại như 2160 x 1080 pixel, 2280 x 1080 pixel hoặc 2340 x 1080 pixel.
Màn hình tiêu chuẩn full HD
Màn hình tiêu chuẩn full HD
  • 2K: Đây là tiêu chuẩn của màn hình cao cấp có độ phân giải 2560×1440 pixel. Ngoài ra còn có thêm tiêu chuẩn 2K+ là bản nâng cấp của tiêu chuẩn 2K+ với mức độ đa dạng của chiều rộng để tương thích với nhiều loại smartphone thế hệ mới.
  • QHD: Là tiêu chuẩn màn hình cao hơn chuẩn 2K nhưng thấp hơn 4K. QHD cũng có thể gọi là tiêu chuẩn 2,5K với độ phân giải đạt 2.560 x 1.440 pixel. QHD cho điểm ảnh có kích thước cực nhỏ nên ảnh có sự sắc nét và độ mượt cao. Tuy nhiên nó lại tiêu thụ khá nhiều năng lượng điện và giá thành cũng tương đối cao.
  • 4K: Hay còn gọi là Ultra HD (UHD) là tiêu chuẩn dành cho những màn hình có độ phân giải 3840×2160 pixel hoặc 4096 x 2160 pixel. Tiêu chuẩn này có độ phân giải cao hơn 4 lần so với chuẩn FHD. Hiện tại 4K được ứng dụng nhiều trên các tivi cao cấp.
Màn hình có tiêu chuẩn độ phân giải 4K
Màn hình có tiêu chuẩn độ phân giải 4K

Ngoài ra hiện nay còn rất nhiều chuẩn độ phân giải cực cao như 4K+, 8K, 16K cho hình ảnh vô cùng chân thực và sống động.

Vai trò của độ phân giải trong một số lĩnh vực

  • Vai trò của độ phân giải trong các lĩnh vực công nghệ: Độ phân giải là thuật ngữ rộng được dùng trong nhiều ngành công nghệ hiện đại, trong đó phải kể đến lĩnh vực công nghệ máy tính và truyền thông. Độ phân giải trong lĩnh vực này chủ yếu là để chỉ đến mức độ hiển thị và số phần tử hình ảnh (điểm ảnh hoặc pixel) có khả năng hiển thị theo chiều dọc và chiều ngang của màn hình.
  • Đối với máy in, độ phân giải là thuật ngữ dùng để nói đến chỉ số điểm trên 1 inch (DPI) của vật liệu do máy in tạo ra. Đồng thời độ phân giải cũng cho biết mức độ sắc nét, mịn, bóng của điểm ảnh đó. Như vậy chỉ số DPI càng cao chứng tỏ máy in có khả năng in ảnh tốt, ảnh in ra sắc nét.
  • Đối với âm thanh, độ phân giải được dùng để nhắc đến độ sâu bit của bản ghi kỹ thuật số hoặc số lượng bit được lưu trữ trong một mẫu. Điều này có nghĩa là độ phân giải âm thanh có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của bản ghi âm. Độ phân giải âm thanh càng cao tức là âm thanh thu được càng rõ ràng.
Độ phân giải âm thanh
Độ phân giải âm thanh
  • Đối với các loại máy tính, độ phân giải hay độ phân giải hình ảnh thường được mô tả bằng pixel trên 1 inch (PPI). Đây là chỉ số quan trọng nhằm xác định số lượng pixel được hiển thị trên 1 inch của một bức ảnh.

Vừa rồi là một số nội dung chúng tôi muốn chia sẻ để quý bạn đọc hiểu được bản chất của thuật ngữ độ phân giải là gì. Ngày nay hầu hết các thiết bị di động, tivi đều có độ phân giải tốt nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ mang tới cho các bạn thêm nhiều điều thú vị và bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.