Định luật Murphy – Giải đáp tại sao bạn luôn gặp “vận đen”

Định luật Murphy sẽ phần nào giải đáp được vấn đề tại sao “vận đen” cứ mãi bám lấy bạn? Tại sao bạn luôn gặp phải những tình huống trớ trêu “dở khóc dở cười”? Vì vậy, để giải đáp vấn đề trên, bạn hãy khám phá về định luật thú vị có tên Murphy trong bài viết sau nhé! 

Định luật Murphy là gì?

“Định luật Murphy” còn có tên gọi khác là “định luật đầu độc” hoặc “định luật bánh bơ”. Định luật này được tìm ra bởi Edward A. Murphy, Jr. một đại úy người Mỹ. Nội dung của định luật Murphy chỉ có một câu ngắn gọn là: “Việc gì có thể xảy ra thì nó sẽ xảy ra”. Nguyên gốc tiếng Anh là: “Anything that can go wrong, will go wrong”.

Nội dung định luật Murphy có khiến bạn thích thú?
Nội dung định luật Murphy có khiến bạn thích thú?

Ban đầu, nhiều người ngộ nhận định luật này chỉ mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi nó khiến ta dần đánh mất đi một vũ khí tinh thần lợi hại, đó chính là niềm tin. Thực tế, nguyên tắc của nó lại khá hữu ích và giúp cân bằng cuộc sống. Với thái độ chủ động dự đoán tình huống, bạn sẽ kiểm soát tâm lý tốt hơn nếu gặp thất bại.

Định luật Murphy được tìm ra như thế nào?

Định luật nổi tiếng này ra đời dựa trên nền tảng của sự ngẫu nhiên. Từ một nhầm lẫn hy hữu trong thí nghiệm mà Edward A. Murphy Jr. đã thốt ra định luật này.

Edward A. Murphy Jr. là ai?

Edward Aloysius Murphy Jr. sinh ngày 11/01/1918 và mất vào ngày 17/07/1990. Ông sinh ra tại kênh đào Panama, là con út trong một gia đình có 5 anh chị em. Ông tốt nghiệp trung học tại New Jersey và theo học trường Võ West Point. Năm 1940, Murphy tốt nghiệp và làm một sĩ quan cơ khí.

Từ năm 1940 – 1952, ông phục vụ trong quân đội Mỹ. Trong thời gian phục vụ lục quân Hoa Kỳ, Murphy đã từng tham chiến tại hải ngoại: Trung Hoa, Ấn Độ và Miến Điện. Trước khi giải ngũ, cấp bậc của ông là Thiếu tá.

 Murphy là đại úy kiêm kỹ sư trong lực lượng không quân của Hoa Kỳ
Murphy là đại úy kiêm kỹ sư trong lực lượng không quân của Hoa Kỳ

Sau khi ra khỏi quân ngũ, ông tham gia dự án tại Căn cứ Không quân Holloman. Mục đích là nghiên cứu sức đẩy của hỏa tiễn. Không chỉ vậy, Murphy còn tham gia nhiều dự án khác tại California.

Thời gian sau, ông cũng góp phần nghiên cứu để hoàn thiện những chiếc phi cơ lừng danh trong thế kỷ 20. Cụ thể là: F-4 Phantom II, SR-71 Blackbird, XB-70 Valkyrie, B-1 Lancer hay chế tạo X-15,… Trong những năm 1960, Murphy tham gia dự án nghiên cứu trực thăng Apache. Cho đến nay, Không quân Mỹ vẫn đang sử dụng loại trực thăng này.

Ngoài ra, Murphy còn là một triết gia. Thời gian rảnh rỗi, ông thường nghiên cứu toán học, thần học, triết học và vật lý cao cấp.

Tại sao có định luật Murphy?

Vào năm 1949, đại úy Murphy tham gia nghiên cứu dự án MX0-981. Một trong những vấn đề quan trọng cần phải nghiên cứu là việc giảm tốc đột ngột của máy bay phản lực. Ngày ông làm thí nghiệm cho các thượng cấp quan sát và nghe báo cáo kết quả đã xảy ra một sai sót cực hy hữu. Trong khi những lần thử nghiệm trước đó đều vô cùng hoàn hảo.

Murphy đã kết hợp với nhiều tình huống “nhớ đời” mà ông đã gặp phải nhiều lần trước đó. Chẳng hạn như:

Nội dung của định luật Murphy
Nội dung của định luật Murphy
  • Trong ngày nhận bằng tốt nghiệp Đại học, ngay khi mặc chiếc áo trắng mới tinh xuống phố, Murphy đã bị một chiếc xe làm bắn đầy bùn lên áo.
  • Thời đi học, mỗi khi đến tiệm sách, ông đều thấy những đầu sách ông cần chất cả đống. Nhưng lúc này ông không mang theo tiền. Đến khi ông mang tiền đến mua thì số sách đó đã không còn nữa.
  • Trong một lần chuyển nhà, ba đời nhà chủ trước đều vô cùng bình yên trong ngôi nhà đó. Nhưng khi Murphy đến thì cầu thang bị sập, ngọn đèn chùm trên trần nhà rơi xuống đầu con trai của ông.
  • Để đến chỗ hẹn đúng giờ, ông không đi đường chính mà chọn con đường ngắn nhất. Tuy nhiên, ông đã đến trễ do bị kẹt xe.

Sau một thời gian đúc kết kinh nghiệm của cá nhân và những người xung quanh, Murphy đã công bố định luật được đặt bằng chính tên của mình. Chỉ vài tháng sau khi công bố, định luật Murphy đã cực kỳ nổi tiếng và được nhiều người chấp nhận.

Một số thí nghiệm chứng minh định luật Murphy

Trước khi công bố định luật này, Murphy đã thực hiện nhiều thí nghiệm để kiểm chứng. Sau khi biết đến nó thì rất nhiều người khác cũng đã có những thí nghiệm nhằm tìm ra kết quả cho định luật này. Dưới đây là phần nhỏ trong số các thí nghiệm đó.

Thí nghiệm của Edward A. Murphy

Edward A. Murphy đã bỏ công sức thực hiện vô số thí nghiệm để chứng minh nhận định của mình. Các thí nghiệm của ông đa dạng nhiều lĩnh vực và từ đơn giản đến phức tạp. Trong số đó gồm:

  • Ông đã dùng thí nghiệm “bánh mì phết bơ” để chứng minh định luật này. Giả sử bạn làm rơi miếng bánh sandwich có phết bơ lên một mặt. Chắc chắn rằng, số lần mặt có bơ (mặt ngon) của miếng bánh bị úp xuống đất sẽ nhiều hơn. Chính vì thế, định luật này còn được gọi là “định luật bánh bơ”.
Thí nghiệm chứng minh định luật Murphy là đúng
Thí nghiệm chứng minh định luật Murphy là đúng
  • Murphy vốn không thích số 3 và rất thích số 7. Vì thế ông đã làm thí nghiệm với hàng trăm thẻ kim loại có khắc 2 con số này. Ông bỏ các thẻ kim loại của 2 con số với số lượng như nhau vào một ống. Sau đó, ông xóc đều và rút thăm. Kết quả là ông rút được nhiều thẻ số 3 hơn số 7.

Thí nghiệm của giáo sư Matthews

Nhà toán học Robert A. J. Matthews của Đại học Aston (Anh) đã làm thí nghiệm để kiểm chứng định luật trên. Ông cố ý đánh rơi miếng bánh mì phết bơ hay vất quyển sách xuống sàn nhiều lần. Kết quả thu được những lần mặt không có bơ hay bìa sách nằm dưới là rất ít. Trong khi đó, có đến 90% số lần mặt bánh có bơ và trang sách úp xuống sàn.

Nghiên cứu này của Matthews đã cho thấy định luật Murphy là có cơ sở. Thí nghiệm cho thấy: “Giữa các hằng số căn bản trong vũ trụ và “hành động” của lát bánh mì có mối liên hệ sâu xa. Nếu chiếc bàn đủ cao để lát bánh quay đủ 1 vòng thì mặt phết bơ sẽ không úp xuống. Tuy nhiên, chiều cao của chiếc bàn cần phải phù hợp với chiều cao của con người”.

Đồng thời, chính ông cũng đưa ra nhận định: “Con người có chiều cao cực đại chưa đến 3m. Thấp hơn so với giá trị cần thiết để mặt có bơ của bánh mì không úp xuống đất. Nói một cách khoa học hơn, mặt bánh mì có bơ úp xuống đất là do vũ trụ “muốn” như vậy”.

Giáo sư Robert A. J. Matthews
Giáo sư Robert A. J. Matthews

Năm 1995, Robert Matthews đã vận dụng kiến thức vật lý cơ học để biểu diễn định luật Murphy dưới dạng phương trình. Nhờ đó, ông đã giành được giải thưởng Ig Nobel Vật lý năm 1996. Đây là giải thưởng dành cho những công trình nghiên cứu mang tính hài hước hoặc có tính chất hoang tưởng.

Phương trình định luật Murphy

Định luật Murphy có phương trình là:

Trong đó:

  • PM: Xác suất xảy ra sự việc xấu.
  • KM: Hằng số Murphy.
  • F: Tần số.
  • U: Tính cấp bách.
  • C: Tính phức tạp của vấn đề.
  • I: Tầm quan trọng của kết quả. (F, C, U, I có thang điểm từ 1 – 10)

Công thức này không chỉ mang về giải thưởng cho Robert Mathews. Nó còn mang về giải Ig Nobel Cơ khí cho Murphy và 2 nhà khoa học khác. Đó là những đồng sự đã giúp Murphy chứng minh định luật này, George Nichols và John Paul Stapp.

Những nguyên tắc căn bản của “định luật bánh bơ”

Các nguyên tắc trong định luật này đang dần được chuyển hóa thành các tiểu định luật trong các lĩnh vực. Ví dụ như: Định luật Murphy trong tình yêu, tình dục, kỹ thuật, nghiên cứu,… Định luật Murphy gồm các nguyên tắc căn bản sau:

  1. Nếu điều gì xấu có thể xảy ra thì nhất định nó sẽ xảy ra.
  2. Nói thì dễ hơn làm.
  3. Mọi thứ diễn ra mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
  4. Trong những việc có khả năng sai sót, việc nào gây thiệt hại nhiều nhất sẽ sai.
  5. Điều gì chắc chắn không thể sai thì nó vẫn sẽ sai.
Định luật Murphy và những nguyên tắc căn bản thường xảy ra trong cuộc sống
Định luật Murphy và những nguyên tắc căn bản thường xảy ra trong cuộc sống
  1. Nếu bạn dự tính rằng có 4 tình huống có thể xảy ra sai sót, thì sẽ phát sinh tình huống thứ 5.
  2. Mọi điều thường có xu hướng xảy ra từ tệ… đến tệ hơn nữa.
  3. Nếu bạn thấy mọi việc đang tốt đẹp, chắc là bạn đã bỏ lỡ một điều gì đó.
  4. Thiên nhiên lúc nào cũng đứng về phía những điều xấu tiềm ẩn.
  5. Thiên nhiên luôn thích coi ta như một “trò đùa”.
  6. Bạn không thể làm gì để hạn chế hậu quả của những sai lầm do kẻ ngốc gây ra, bởi vì họ là thiên tài.
  7. Nếu bạn muốn làm một việc gì thì sẽ có vô số điều cần phải làm trước đó.
  8. Mọi giải pháp đều có thể phát sinh ra vấn đề mới.
  9. Nếu điều gì không thể tự sai, thì sẽ có điều khác xuất hiện làm cho nó sai.

Định luật Murphy trong tình yêu

“Nếu một điều xấu có thể diễn ra, nó sẽ diễn ra vào thời điểm xấu nhất”. Định luật này đúng trong cả các khía cạnh tình yêu. Cụ thể là:

Nếu bạn ghét một kiểu người nào đó thì bạn sẽ thường xuyên gặp hoặc có mối quan hệ tình cảm với họ

Đây là tình huống thường xuyên xảy ra trong các bộ phim tình cảm. Không chỉ trong phim, điều này còn rất hay xảy ra trong cuộc sống. Những cặp oan gia chỉ cần gặp là “đấu khẩu”, hình ảnh này chắc hẳn đã rất quen thuộc với bạn. Điều thắc mắc ở đây là: Tại sao oan gia thường đến với nhau nhỉ? Khi bạn ghét một người nào đó thì thường hành động theo một trong 2 hướng sau:

Định luật Murphy trong tình yêu khiến cuộc sống thêm màu sắc
Định luật Murphy trong tình yêu khiến cuộc sống thêm màu sắc
  • Thứ nhất là tránh xa. Trường hợp này sẽ kích thích sự tò mò của đối phương, khiến họ muốn tiếp cận bạn. Bởi vì, vốn dĩ đàn ông thường rất thích chinh phục. Mặt khác, khi 2 bên thường xuyên tiếp xúc thì sẽ hiểu nhau hơn đúng không?
  • Thứ 2 là đấu khẩu. Thường xuyên đấu khẩu sẽ khiến 2 người căm ghét đối phương đến đỉnh điểm. Dần dần, thay vì ác ý, họ sẽ trêu đùa nhau như một thói quen. Từ đó, họ yêu mến đối thủ của mình lúc nào không hay.

Bạn luôn gặp được “soái ca”/ “mỹ nữ” trong lúc xấu xí nhất

Hầu hết các bạn đều đã được trải nghiệm tình huống khi xinh đẹp/ đẹp trai thì không gặp được ai. Nhưng trong lúc bạn “lôi thôi, lếch thếch” thì người ấy lại xuất hiện trước mặt. Vì thế bạn luôn luôn phải đẹp, đẹp và đẹp.

Đẹp ở đây không phải là mặc lên người những bộ quần áo hàng hiệu, phụ kiện đắt tiền. Đẹp chỉ đơn giản là gọn gàng, sạch sẽ mà thôi. Hãy để bản thân luôn tươi tỉnh vì quan trọng là thần thái mà!

Dù tin hay không thì định luật Murphy cũng giúp ta đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra đối với một việc gì đó. Bởi theo định luật này, nếu bạn có 2 cách giải quyết, 1 xấu 1 tốt, rất có thể bạn sẽ chọn cách xấu. Sau khi đã biết về định luật này rồi, mỗi khi gặp điều xui thì bạn có thể hài hước nói rằng: Hôm nay sao mà… Murphy quá!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.