Cảm ứng điện từ: Định luật len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng

Dòng điện cảm ứng là hiện tượng xác định cảm ứng điện từ nảy sinh khi từ trường tạo ra dòng điện. Hiện tượng này được nhà vật lý – hóa học Michael Faraday công bố sau hàng loạt công trình thực nghiệm phức tạp. Cũng nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ, nhà vật lý người Nga – Heinrich Lenz đã tìm ra định luật tổng quát nhất để xác định chiều của dòng điện cảm ứng. Đây là một trong số những công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với ngành khoa học của toàn nhân loại. Trong số mới nhất ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu định luật len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng nhé!
Định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng
Định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng

Phát biểu định luật len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng

Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng cho thấy sự hình thành của suất điện động hay điện áp trên một vật dẫn trong trường hợp vật dẫn đó được đặt trong cùng một từ trường biến thiên. Vào năm 1831, chính Michael Faraday đã phát hiện ra hiện tượng này bằng các thực nghiệm nhằm chứng minh từ trường có khả năng sinh ra dòng điện.

Nhà vật lý - hóa học Heinrich Lenz
Nhà vật lý – hóa học Heinrich Lenz

Xem thêm: Công thức và định luật faraday về cảm ứng điện từ ⚡️

Trong cùng thời gian Faraday nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ tại Anh. Thật trùng hợp là cả Heinrich Lenz cũng đang trải qua các thực nghiệm tại trung tâm nghiên cứu Liên Xô. Ngay sau đó, nhà khoa học này đã tìm ra định luật tổng quát về vấn đề trên. Nhờ vậy mà chúng ta có thể xác định được chiều của dòng điện cảm ứng. Sau này lý thuyết này được đặt theo tên của chính ông. Người ta gọi đó là định luật Len-xơ.

Nội dung định luật Len-xơ như sau: Dòng điện cảm ứng phải có chiều mà ở đó từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra đó hay được hiểu là chống lại sự biến thiên của từ thông khi đi qua mạch.

Giải thích về định luật Len-xơ, chúng ta có thể hiểu khi từ thông qua đi qua mạch có xu hướng tăng lên. Từ trường cảm ứng được sinh ra với mục đích chống quá trình gia tăng của từ thông trong mạch. Lúc đó từ trường cảm ứng được xác định ngược chiều với từ trường bên ngoài. Trường hợp khác khi từ thông trong mạch giảm, từ trường cảm ứng có nhiệm vụ chống lại quá trình tụt giảm của từ thông. Do đó, từ trường trong mạch sẽ cùng chiều với từ trường bên ngoài. Đây chính là cách xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch.

Công thức của định luật Len-xơ

Trong công thức để xác định suất điện động cảm ứng, Faraday đã sử dụng đến dấu “-” để giải thích về chiều của dòng điện trong các thực nghiệm của mình. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với các phát biểu của định luật Len-xơ. Theo đó, chúng ta :

Công thức định luật Len-xơ phát biểu theo định luật Faraday
Công thức định luật Len-xơ phát biểu theo định luật Faraday

e = – ΔФ/Δt

Trong đó:

e là cảm ứng điện từ

ΔФ là độ biến thiên của từ thông qua mạch (Dấu – để xác định chiều của dòng điện)

Δt Thời gian từ thông biến thiên khi đi qua mạch

Các nhà khoa học cho rằng định luật Len-xơ phù hợp với một định luật khác đó là bảo toàn năng lượng. Tương đương với điều đó dấu “-” cũng được thể hiện thông qua toán học thông qua phương trình Maxwell.

Ứng dụng cảm ứng điện từ trong đời sống

Nhờ thành quả nghiên cứu về dòng điện cảm ứng của Faraday và Lenz, nhân loại đã cho ra đời những phát minh có tính ứng dụng cao. Điều đó đã góp phần mang đến sự thành công của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng của định luật cảm ứng điện từ ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu ứng dụng cảm ứng điện từ trong đời sống
Tìm hiểu ứng dụng cảm ứng điện từ trong đời sống

Xem thêm: Dòng điện cảm ứng là gì? Chiều và ứng dụng của dòng điện cảm ứng

Dựa trên nguyên lý của dòng điện cảm ứng rất nhiều thiết bị đã ra đời mang đến sự tiện dụng cho đời sống sinh hoạt của con người. Đầu tiên chính là các thiết bị gia dụng. Những thiết bị nổi bật như điều hòa không khí, đèn điện, quạt điện, bếp từ… Đó đều là các thiết bị hoạt động dựa trên động cơ điện hoạt động trong từ trường, được nảy sinh do dòng điện theo phát biểu của định luật Len-xơ.

Hiện tượng cảm ứng điện từ còn được ứng dụng trong việc sử dụng các nguồn năng lượng để tạo ra máy phát điện. Đây là loại máy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động sống của con người hiện đại. Ngoài ra, hiện tượng này còn được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông thông minh như tàu điện từ.

Trong lĩnh vực y học, các loại máy móc công nghệ cao như máy chụp cộng hưởng từ, thiết bị hỗ trợ điều trị tăng thân nhiệt… đều hoạt động dựa trên nguyên lý của dòng điện cảm ứng.

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho các bạn những thông tin về định luật Len-xơ và ứng dụng của định luật trong đời sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn một ngày tốt lành!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.